Khám định kỳ sau điều trị ung thư tế bào máu

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Khám định kỳ sau điều trị ung thư tế bào máu

Hiện nay, người ta còn chưa xác định được chính xác các nguyên nguyên nhân gây ung thư máu.
http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-te-bao-mau/kham-dinh-ky-theo-doi-sau-dieu-tri-ung-thu-te-bao-mau.aspx

Các nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố nguy cơ được coi là nguyên nhân gây bệnh hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh, bao gồm:
- Tia xạ: Những người tiếp xúc với tia phóng xạ liều cao sẽ có nguy cơ cao hơn bị bệnh bạch cầu tủy cấp tính, bạch cầu tủy mạn tính, bạch cầu lympho cấp tính. Người có tiền sử được điều trị bằng tia xạ trị khi điều trị ung thư hoặc các bệnh khác từ trước cũng có nguy cơ cao hơn bị bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, khi chụp tia X trong chẩn đoán răng hàm mặt hoặc các biện pháp chụp X quang chẩn đoán khác (như CT Scan) người ta tiếp xúc tia X với hàm lượng ít hơn nhiều. Hiện tại vẫn chưa xác định mối liên quan giữa sự tiếp xúc với nồng độ tia thấp với bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em và người lớn (Xquang nhiều lần hoặc chụp cắt lớp khi còn nhỏ).
- Hút thuốc lá: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
- Benzen: Chất này được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất, có nhiều trong khói thuốc lá và khí đốt. Việc tiếp xúc nhiều với benzen có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh bạch cầu tủy mạn tính, bệnh bạch cầu lympho cấp tính.
- Tiền sử điều trị hóa chất: Một số bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất (như các chất alkyl hóa, các chất ức chế topoisomerase) về sau có thể bị mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính hoặc bệnh bạch cầu lympho cấp tính.
- Hội chứng Down và một số bệnh di truyền khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu cấp tính.
- Hội chứng rối loạn sinh tủy và một số bệnh bất thường về máu khác cũng làm tăng nguy cơ bị bạch cầu cấp tính.
- Tiền sử gia đình: Rất hiếm khi có trên một người trong gia đình bị ung thư máu. Nếu có thì chủ yếu là thể bệnh bạch cầu lympho mạn tính.
Khám theo dõi định kỳ sau khi điều trị ung thư tế bào máu là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi bệnh nhân chặt chẽ để chắc chắn ung thư không tái phát. Việc khám định kỳ bao gồm xét nghiệm máu, tủy xương và dịch não tủy. Thỉnh thoảng, bác sĩ tiến hành khám toàn bộ.
Việc điều trị ung thư máu có thể gây tác dụng phụ sau nhiều năm. Do vậy bệnh nhân cần được tiếp tục khám và theo dõi đều đặn cũng như cần thông báo bất kỳ vấn đề gì bất thường về sức khỏe của mình cho bác sỹ biết càng sớm càng tốt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét