Bệnh ung thư hắc tố có thể được chữa khỏi nếu được chẩn đoán và điều trị khi
khối u còn nông và vẫn chưa xâm lấn sâu vào da. Tuy nhiên, nếu u hắc tố
không được cắt bỏ ở giai đoạn sớm, tế bào ung thư có thể phát triển từ
bề mặt da sâu xuống dưới, xâm lấn vào mô lành. Khi u hắc tố trở nên dày
và sâu, bệnh thường lan sang các bộ phận khác của cơ thể và khó kiểm
soát.
Nếu bác sĩ nghi nốt trên da là ung thư hắc tố thì bệnh nhân sẽ cần được tiến hành sinh thiết. Sinh thiết là cách duy nhất để đưa ra chẩn đoán chắc chắn. Trong khi thực hiện sinh thiết bác sĩ cố gắng cắt bỏ toàn bộ nốt nghi ngờ này. Nếu nó quá lớn và không thể cắt bỏ toàn bộ thì bác sĩ sẽ cắt một mẫu mô. Sinh thiết thường có thể thực hiện trong văn phòng bác sĩ bằng cách gây tê tại chỗ. Sau đó bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát mẫu mô dưới kính hiển vi để kiểm tra phát hiện tế bào ung thư. Đôi khi nhiều bác sĩ giải phẫu nên cùng quan sát mẫu mô để xác định xem có u hắc tố không.
Nếu phát hiện ra ung thư hắc tố thì bác sĩ cần phải biết phạm vi hoặc giai đoạn của bệnh trước khi lập kế hoạch điều trị. Kế hoạch điều trị phải tính đến vị trí và độ dày của khối u, mức độ xâm lấn của u vào da và liệu tế bào ung thư đã lan sang các hạch hoặc các bộ phận khác của cơ thể hay chưa. Đôi khi cần phải lấy hạch lân cận để quan sát dưới kính hiển vi (phẫu thuật này cũng được coi là một phần của điều trị vì có thể giúp kiểm soát được bệnh). Bác sĩ cũng phải thăm khám kỹ lưỡng và tuỳ thuộc vào độ dày của khối u có thể yêu cầu chụp X quang lồng ngực; xét nghiệm máu; chụp cắt lớp vi tính gan, xương và não.
1. Phẫu thuật
Phẫu thuật để cắt bỏ u hắc tố là phương pháp điều trị chuẩn cho loại ung thư này. Cần phải cắt bỏ không chỉ có khối u mà còn phải cắt cả một phần mô lành xung quanh nó để giảm khả năng tế bào ung thư còn sót lại trong vùng đó xuống mức thấp nhất.
Độ rộng và chiều sâu của lớp da xung quanh cần phải cắt bỏ phụ thuộc vào độ dày của u hắc tố và độ sâu u xâm nhập vào da. Trong những trường hợp u rất nhỏ và có thể cắt bỏ tất cả mô ung thư trong quá trình sinh thiết, thì không cần tiến hành phẫu thuật nữa. Nếu không thể cắt bỏ toàn bộ u hắc tố trong quá trình tiến hành sinh thiết thì bác sĩ sẽ cắt bỏ mô ung thư còn sót lại khi tiến hành phẫu thuật. Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật sau khi tiến hành sinh thiết được thực hiện để cắt bỏ mô trông có vẻ như lành xung quanh khối u (được gọi là mép của khối u) nhằm đảm bảo tất cả tế bào ung thư được loại bỏ. Việc làm này là cần thiết ngay cả khi khối u rất nông. Đối với u hắc tố dầy có thể cần phải phẫu thuật rộng hơn để lấy mép mô lớn hơn.
Nếu cắt bỏ một mảng mô lớn thì có thể phải tiến hành ghép da đồng thời. Trong quá trình này bác sĩ lấy da ở bộ phận khác của cơ thể để thay thế cho lớp da đã được cắt bỏ hạch bạch huyết ở gần khối u cũng có thể được cắt bỏ trong khi phẫu thuật bởi vì ung thư có thể lan vào hệ bạch huyết. Nếu bác sĩ giải phẫu bệnh tìm thấy tế bào ung thư trong hạch điều đó có nghĩa là bệnh đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Nói chung phương pháp phẫu thuật không còn hiệu quả đối với ung thư hắc tố đã lan tới các bộ phận khác của cơ thể. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác như hóa trị liệu, liệu pháp sinh học, tia xạ trị liệu hoặc phối hợp các phương pháp. Khi một phương pháp điều trị được tiến hành sau khi phẫu thuật (phương pháp chủ đạo) để loại bỏ mô ung thư thì phương pháp đó được gọi là phương pháp bổ trợ. Mục đích của phương pháp bổ trợ là để tiêu diệt tất cả những tế bào ung thư chưa được phát hiện còn sót lại trong cơ thể.
2. Hóa trị liệu
Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Nói chung đây là phương pháp điều trị toàn thân, có nghĩa là nó có thể ảnh hưởng tới các tế bào ung thư trên toàn bộ cơ thể. Trong hóa trị liệu, một hoặc nhiều thuốc điều trị ung thư được đưa vào cơ thể bằng cách uống hoặc tiêm vào mạch máu. Cho dù thuốc được đưa vào cơ thể bằng con đường nào thì nó cũng đi vào mạch máu và tuần hoàn trên toàn cơ thể.
Hóa trị liệu thường được điều trị theo đợt: một đợt điều trị ung thư hắc tố sau đó là một thời gian nghỉ hồi sức, sau đó là một đợt điều trị khác và cứ tiếp tục như vậy. Bệnh nhân được điều trị bằng hóa chất thường là bệnh nhân ngoại trú (ở bệnh viện, ở văn phòng bác sĩ hoặc ở nhà). Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào loại thuốc điều trị và tình trạng sức khỏe chung bệnh nhân có thể phải nằm viện trong một thời gian ngắn.
Một cách đưa thuốc vào cơ thể hiện đang được nghiên cứu được gọi là truyền thuốc vào chi. Nó đang được thử nghiệm đối với ung thư hắc tố chỉ xuất hiện ở một tay hoặc một chân. Khi tiến hành truyền thuốc vào chi người ta dùng garô để ngăn dòng máu tới chi và rời khỏi chi trong một khoảng thời gian. Sau đó thuốc điều trị ung thư được truyền vào mạch máu ở chi. Bệnh nhân tiếp nhận liều thuốc cao trực tiếp vào vùng có u hắc tố. Vì hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư chỉ lưu hành ở một chi nên phương pháp này không hẳn là một phương pháp điều trị toàn thân.
Theo nguồn: http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-hac-to/dieu-tri-ung-thu-hac-to-phau-thuat-hoa-tri-lieu.aspx
Nếu bác sĩ nghi nốt trên da là ung thư hắc tố thì bệnh nhân sẽ cần được tiến hành sinh thiết. Sinh thiết là cách duy nhất để đưa ra chẩn đoán chắc chắn. Trong khi thực hiện sinh thiết bác sĩ cố gắng cắt bỏ toàn bộ nốt nghi ngờ này. Nếu nó quá lớn và không thể cắt bỏ toàn bộ thì bác sĩ sẽ cắt một mẫu mô. Sinh thiết thường có thể thực hiện trong văn phòng bác sĩ bằng cách gây tê tại chỗ. Sau đó bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát mẫu mô dưới kính hiển vi để kiểm tra phát hiện tế bào ung thư. Đôi khi nhiều bác sĩ giải phẫu nên cùng quan sát mẫu mô để xác định xem có u hắc tố không.
Nếu phát hiện ra ung thư hắc tố thì bác sĩ cần phải biết phạm vi hoặc giai đoạn của bệnh trước khi lập kế hoạch điều trị. Kế hoạch điều trị phải tính đến vị trí và độ dày của khối u, mức độ xâm lấn của u vào da và liệu tế bào ung thư đã lan sang các hạch hoặc các bộ phận khác của cơ thể hay chưa. Đôi khi cần phải lấy hạch lân cận để quan sát dưới kính hiển vi (phẫu thuật này cũng được coi là một phần của điều trị vì có thể giúp kiểm soát được bệnh). Bác sĩ cũng phải thăm khám kỹ lưỡng và tuỳ thuộc vào độ dày của khối u có thể yêu cầu chụp X quang lồng ngực; xét nghiệm máu; chụp cắt lớp vi tính gan, xương và não.
1. Phẫu thuật
Phẫu thuật để cắt bỏ u hắc tố là phương pháp điều trị chuẩn cho loại ung thư này. Cần phải cắt bỏ không chỉ có khối u mà còn phải cắt cả một phần mô lành xung quanh nó để giảm khả năng tế bào ung thư còn sót lại trong vùng đó xuống mức thấp nhất.
Độ rộng và chiều sâu của lớp da xung quanh cần phải cắt bỏ phụ thuộc vào độ dày của u hắc tố và độ sâu u xâm nhập vào da. Trong những trường hợp u rất nhỏ và có thể cắt bỏ tất cả mô ung thư trong quá trình sinh thiết, thì không cần tiến hành phẫu thuật nữa. Nếu không thể cắt bỏ toàn bộ u hắc tố trong quá trình tiến hành sinh thiết thì bác sĩ sẽ cắt bỏ mô ung thư còn sót lại khi tiến hành phẫu thuật. Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật sau khi tiến hành sinh thiết được thực hiện để cắt bỏ mô trông có vẻ như lành xung quanh khối u (được gọi là mép của khối u) nhằm đảm bảo tất cả tế bào ung thư được loại bỏ. Việc làm này là cần thiết ngay cả khi khối u rất nông. Đối với u hắc tố dầy có thể cần phải phẫu thuật rộng hơn để lấy mép mô lớn hơn.
Nếu cắt bỏ một mảng mô lớn thì có thể phải tiến hành ghép da đồng thời. Trong quá trình này bác sĩ lấy da ở bộ phận khác của cơ thể để thay thế cho lớp da đã được cắt bỏ hạch bạch huyết ở gần khối u cũng có thể được cắt bỏ trong khi phẫu thuật bởi vì ung thư có thể lan vào hệ bạch huyết. Nếu bác sĩ giải phẫu bệnh tìm thấy tế bào ung thư trong hạch điều đó có nghĩa là bệnh đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Nói chung phương pháp phẫu thuật không còn hiệu quả đối với ung thư hắc tố đã lan tới các bộ phận khác của cơ thể. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác như hóa trị liệu, liệu pháp sinh học, tia xạ trị liệu hoặc phối hợp các phương pháp. Khi một phương pháp điều trị được tiến hành sau khi phẫu thuật (phương pháp chủ đạo) để loại bỏ mô ung thư thì phương pháp đó được gọi là phương pháp bổ trợ. Mục đích của phương pháp bổ trợ là để tiêu diệt tất cả những tế bào ung thư chưa được phát hiện còn sót lại trong cơ thể.
2. Hóa trị liệu
Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Nói chung đây là phương pháp điều trị toàn thân, có nghĩa là nó có thể ảnh hưởng tới các tế bào ung thư trên toàn bộ cơ thể. Trong hóa trị liệu, một hoặc nhiều thuốc điều trị ung thư được đưa vào cơ thể bằng cách uống hoặc tiêm vào mạch máu. Cho dù thuốc được đưa vào cơ thể bằng con đường nào thì nó cũng đi vào mạch máu và tuần hoàn trên toàn cơ thể.
Hóa trị liệu thường được điều trị theo đợt: một đợt điều trị ung thư hắc tố sau đó là một thời gian nghỉ hồi sức, sau đó là một đợt điều trị khác và cứ tiếp tục như vậy. Bệnh nhân được điều trị bằng hóa chất thường là bệnh nhân ngoại trú (ở bệnh viện, ở văn phòng bác sĩ hoặc ở nhà). Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào loại thuốc điều trị và tình trạng sức khỏe chung bệnh nhân có thể phải nằm viện trong một thời gian ngắn.
Một cách đưa thuốc vào cơ thể hiện đang được nghiên cứu được gọi là truyền thuốc vào chi. Nó đang được thử nghiệm đối với ung thư hắc tố chỉ xuất hiện ở một tay hoặc một chân. Khi tiến hành truyền thuốc vào chi người ta dùng garô để ngăn dòng máu tới chi và rời khỏi chi trong một khoảng thời gian. Sau đó thuốc điều trị ung thư được truyền vào mạch máu ở chi. Bệnh nhân tiếp nhận liều thuốc cao trực tiếp vào vùng có u hắc tố. Vì hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư chỉ lưu hành ở một chi nên phương pháp này không hẳn là một phương pháp điều trị toàn thân.
Theo nguồn: http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-hac-to/dieu-tri-ung-thu-hac-to-phau-thuat-hoa-tri-lieu.aspx
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét