Ung thư vòm họng chiếm tỷ lệ 1% - 5% số bệnh ung thư
của toàn cơ thể, nhưng chỉ đứng thứ 3 trong số các bệnh về tai mũi
họng, không chỉ thế ung thư vòm họng còn đang có xu hướng ngày một tăng
nhanh hơn.
Điều trị ung thư vòm họng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Kế hoạch điều trị ung thư vòm họng
dựa trên giai đoạn của ung thư, tổng trạng của người bệnh và các tác
dụng phụ. Xạ trị là chủ yếu, có thể kết hợp với hóa trị. Rất mừng các
máy xạ trị hiện đại nay đã có sẵn giúp điều trị tốt loại ung thư này.
Các thuốc mới hiệu quả có thể tăng thêm kết quả tốt khi điều trị. Chất
lượng xạ trị tốt, đủ trị tốt các ung thư nhỏ, khi cần thì phối hợp thêm
với hóa trị. Kết hợp với thuốc đặc trị hiệu quả và phát hiện sớm hơn,
kết quả điều trị tốt có thể đưa lên mức 60 - 70%.
1. Điều trị ung thư vòm họng
Sau khi được chẩn đoán, các bác sỹ sẽ
xác định giai đoạn của bệnh, căn cứ vào giai đoạn bệnh cùng một vài yếu
tố khác để quyết định kế hoạch điều trị và tiên lượng bệnh. Các biện
pháp điều trị chính hiện nay gồm có:
Phương pháp tia xạ: Với ung thư vòm hiện nay, xạ trị là phương pháp điều trị quan trọng nhất, chiếu tia xạ cả khối u và hạch cổ nếu có. Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các bác sỹ có thể xác định chính xác trường chiếu tia dựa vào các hình ảnh không gian 3 chiều nhằm tăng tối đa tác dụng của tia xạ trên khối u đồng thời hạn chế làm tổn thương mô lành. Xạ trị ngoài dùng các chùm tai phóng xạ mạnh như tia X chẳng hạn, để phá hủy mô ung thư. Người bệnh nằm dài trên một bàn phẳng, máy xạ xoay chuyển xung quanh phát tia nhắm đúng vào vị trí ung thư, chiếu tia xạ từ bên ngoài cổ vào thấu đến vòm họng. Xạ trị gây một số tác dụng phụ tạm thời như da vùng xạ bị mẩn đỏ, nghe không rõ và khô miệng. Xạ trị trong (còn gọi là áp sát) có ống dẫn nguồn phóng xạ đi vào trong khối ung thư hoặc áp sát vào, dùng cho ung thư thật nhỏ hoặc tái phát.
Phương pháp hóa chất: Trước đây hóa chất chỉ được sử dụng khi ung thư vòm có di căn xa hoặc khi điều trị tia xạ thất bại, xu hướng mới hiện nay là điều trị tia xạ kết hợp với hóa chất ngay từ đầu để làm tăng hiệu quả điều trị triệt để khối u. Hóa trị có dạng thuốc uống và dạng thuốc truyền tĩnh mạch. Bác sỹ sẽ quyết định dùng các thuốc nào và trong bao lâu. Ở vào những trường hợp cần thiết, có thể kết hợp cả hóa trị và xạ trị cùng lúc.
Phương pháp phẫu thuật:
Do vòm họng nằm ở vị trí giải phẫu chật hẹp và sâu nên trước đây phẫu thuật không có vai trò quan trọng trong điều trị triệt để mà chỉ có vai trò trong việc lấy bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh. Ngày nay với sự tiến bộ của phẫu thuật nền sọ, kết hợp với nội soi đã mở ra cơ hội chữa khỏi bệnh cho những bệnh nhân ung thư vòm thể kém đáp ứng với tia xạ như thể sừng hóa hoặc tái phát. Ngoài ra phẫu thuật còn có thể loại bỏ các hạch di căn ở vùng cổ giai đoạn còn khu trú.
Ngoài các phương pháp điều trị cơ bản như trên, các nhà khoa học hiện nay đang nỗ lực nghiên cứu các biện pháp điều trị mới dựa trên sinh học phân tử, công nghệ gen, miễn dịch học… và bước đầu đã cho thấy hiệu quả điều trị tích cực.
Phương pháp tia xạ: Với ung thư vòm hiện nay, xạ trị là phương pháp điều trị quan trọng nhất, chiếu tia xạ cả khối u và hạch cổ nếu có. Với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các bác sỹ có thể xác định chính xác trường chiếu tia dựa vào các hình ảnh không gian 3 chiều nhằm tăng tối đa tác dụng của tia xạ trên khối u đồng thời hạn chế làm tổn thương mô lành. Xạ trị ngoài dùng các chùm tai phóng xạ mạnh như tia X chẳng hạn, để phá hủy mô ung thư. Người bệnh nằm dài trên một bàn phẳng, máy xạ xoay chuyển xung quanh phát tia nhắm đúng vào vị trí ung thư, chiếu tia xạ từ bên ngoài cổ vào thấu đến vòm họng. Xạ trị gây một số tác dụng phụ tạm thời như da vùng xạ bị mẩn đỏ, nghe không rõ và khô miệng. Xạ trị trong (còn gọi là áp sát) có ống dẫn nguồn phóng xạ đi vào trong khối ung thư hoặc áp sát vào, dùng cho ung thư thật nhỏ hoặc tái phát.
Phương pháp hóa chất: Trước đây hóa chất chỉ được sử dụng khi ung thư vòm có di căn xa hoặc khi điều trị tia xạ thất bại, xu hướng mới hiện nay là điều trị tia xạ kết hợp với hóa chất ngay từ đầu để làm tăng hiệu quả điều trị triệt để khối u. Hóa trị có dạng thuốc uống và dạng thuốc truyền tĩnh mạch. Bác sỹ sẽ quyết định dùng các thuốc nào và trong bao lâu. Ở vào những trường hợp cần thiết, có thể kết hợp cả hóa trị và xạ trị cùng lúc.
Phương pháp phẫu thuật:
Do vòm họng nằm ở vị trí giải phẫu chật hẹp và sâu nên trước đây phẫu thuật không có vai trò quan trọng trong điều trị triệt để mà chỉ có vai trò trong việc lấy bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh. Ngày nay với sự tiến bộ của phẫu thuật nền sọ, kết hợp với nội soi đã mở ra cơ hội chữa khỏi bệnh cho những bệnh nhân ung thư vòm thể kém đáp ứng với tia xạ như thể sừng hóa hoặc tái phát. Ngoài ra phẫu thuật còn có thể loại bỏ các hạch di căn ở vùng cổ giai đoạn còn khu trú.
Ngoài các phương pháp điều trị cơ bản như trên, các nhà khoa học hiện nay đang nỗ lực nghiên cứu các biện pháp điều trị mới dựa trên sinh học phân tử, công nghệ gen, miễn dịch học… và bước đầu đã cho thấy hiệu quả điều trị tích cực.
2. Tiên lượng ung thư vòm họng
Tiên lượng bệnh phụ thuộc chủ yếu vào
giai đoạn bệnh khi được phát hiện, nếu được phát hiện và điều trị ở giai
đoạn sớm tỷ lệ sống trên 5 năm sau điều trị có thể lên tới trên 70%,
nhiều trường hợp khỏi hẳn. Với ung thư vòm giai đoạn muộn, tỷ lệ tái
phát và dicăn sau điều trị rất cao, tỷ lệ sống thêm trên 5 năm thấp từ
10% tới 40%. Tiênlượng bệnh còn phụ thuộc nhiều vào thể ung thư, ung thư
biểu mô không biệt hóa có tiên lượng tốt nhất vì rất nhạy cảm với tia
xạ, ung thư mô liên kết có tiên lượng kém nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét