2015-02-22

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn đầu

Khi ung thư dạ dày đã phát triển sang giai đoạn cuối, người bệnh sẽ có biểu hiện như đau bụng, xuất huyết tiêu hóa, thủng/tắc môn vị, thiếu sức sống, gầy, rối loạn trao đổi chất.

4 dấu hiệu dưới đây được cho là điển hình của ung thư dạ dày giai đoạn đầu.
1. Trên 80% số người bị ung thư đều có biểu hiện đau bụng trên.
2. Khoảng 1/3 số người bị ung thư có hiện tượng căng dạ dày, bụng trên khó chịu, ăn không ngon, tiêu hóa không tốt…
3. Khoảng 1/3 số người mặc dù không có dấu hiệu rõ ràng về hệ thống tiêu hóa, nhưng vẫn bị giảm cân không rõ nguyên nhân, cơ thể gầy đi và lao lực.
4. Một bộ phận người ung thư dạ dày có biểu hiện ợ nóng, buồn nôn, nôn, ợ hơi và đi ra phân đen.
Ngoài ra, nam giới từ 40 trở lên (những người nghiện rượu và thuốc lá từ 35 tuổi trở lên) nếu có hiện tượng chướng bụng, không thoải mái thì nên đi khám để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Khi bệnh tình đã phát triển sang giai đoạn cuối, người bệnh sẽ có biểu hiện như đau bụng, xuất huyết tiêu hóa, thủng/tắc môn vị, thiếu sức sống, gầy, rối loạn trao đổi chất và khuếch tán ung thư dẫn đến các triệu chứng tương ứng như trên
Xem thêm các nguyên nhân ung thư dạ dày tại: http://benhvienungbuouhungviet.com/cac-yeu-to-nguy-co-cua-ung-thu-da-day/

Sống khỏe cùng ung thư vú

Lối sống lành mạnh thường được liên kết với chế độ ăn uống và tập thể dục, nhưng điều này không dừng lại ở đó, đặc biệt khi bạn đang chiến đấu với một căn bệnh nguy hiểm như ung thư vú, bởi các phương pháp điều trị có thể làm mất đi một số chất dinh dưỡng quan trọng và kéo theo sự sa sút tinh thần.
Bệnh nhân cần nhìn xa hơn về những lợi ích cơ bản của chế độ ăn uống và tập thể dục để nuôi dưỡng cơ thể có đủ sức mạnh chiến đấu với bệnh tật. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các bệnh nhân ung thư vú mà Livestrong rút tỉa từ các chuyên gia sức khỏe.
Tinh thần là tất cả. Bị chẩn đoán ung thư vú thật là đáng sợ. Nhưng hãy nhớ, ung thư vú có thể chữa được nếu phát hiện và điều trị sớm. Tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè và gia đình cũng như tận dụng lợi thế của các dịch vụ hỗ trợ tinh thần và tâm lý rất có hiệu quả trong trường hợp này. Đó có thể là một lớp học yoga, thiền định hoặc tư vấn tâm lý. Điều quan trọng là người bệnh tìm thấy được niềm an ủi trong các hoạt động đó, giúp duy trì sức khỏe tinh thần tốt để có đủ sức mạnh trong cuộc hành trình chống lại bệnh tật.

Tận dụng dịch vụ y tế. Y học tích hợp không thể chữa được bệnh ung thư, nhưng trong chừng mực nào đó nó có thể kìm hãm sự lây lan và phát triển của bệnh. Bổ sung các phương pháp điều trị ung thư thông thường, như: châm cứu có thể làm giảm bớt tác dụng phụ và làm giảm đau, liệu pháp mát-xa thư giãn cơ bắp chống lại căng thẳng, hay bổ sung dinh dưỡng có thể giúp giảm thiểu các tác dụng phụ của hóa trị và cải thiện sức khỏe nói chung.
Duy trì trọng lượng ổn định. Một số nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Mỹ cho thấy hoạt động thể chất góp phần phòng chống dịch bệnh và có thể có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư. Một buổi đi bộ trong công viên, một vài vòng quanh khu mua sắm hoặc đi xe đạp nhàn nhã có thể thúc đẩy tâm trạng chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Cần nói chuyện với bác sĩ về bài tập nào là tốt nhất đối với bạn, và nếu có thể nên dành 20 -30 phút tập thể dục trong 5 ngày/tuần.
Tuân thủ là chính. Nghiên cứu cho thấy nhiều phụ nữ (lên đến 50%) không tham gia vào một số hoặc tất cả các chương trình điều trị ung thư được đề nghị thực hiện. Nhiều bệnh nhân sau khi đã loại bỏ khối u khỏi ngực bằng hóa trị và xạ trị, nghĩ rằng bệnh đã được khống chế và bắt đầu chểnh mảng các phương pháp điều trị bổ sung. Tuy nhiên, chính việc thiếu thông tin hoặc không hoàn thành toàn bộ chương trình điều trị cho giai đoạn đầu của bệnh rất có nhiều khả năng khiến bệnh tái diễn. Duy trì giao tiếp với bác sĩ là điều vô cùng cần thiết để luôn có cách đối phó kịp thời.
Cười. Nhiều nghiên cứu cho thấy cười có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp giảm đau, thư giãn cơ bắp và làm giảm mức độ căng thẳng.
Tiếng cười có thể giúp thoát khỏi những căng thẳng hằng ngày của bệnh ung thư. Phương pháp điều trị này không phụ thuộc hoàn toàn vào các bộ phim hài, mà dựa trên kinh nghiệm của các kết nối với những người khác khi chia sẻ những điều thú vị trong cuộc sống hoặc xuất phát từ lòng bao dung, độ lượng.
Bệnh nhân ung thư vú cần biết rằng tiếng cười có thể giúp đẩy lùi sự tiến triển của bệnh trong một mức độ nào đó.
Tìm hiểu thêm các triệu chứng bệnh ung thư vú tại: http://benhvienungbuouhungviet.com/trieu-chung-ung-thu-vu/

Ung thư dạ dày điều bạn nên biết

Cũng giống như các bệnh ung thư nói chung, ung thư dạ dày thường biểu hiện mơ hồ, không rõ nét, có khi lẫn lộn với nhiều loại bệnh khác.
Ban đầu người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn. Khi ăn vào thấy ậm ạch khó tiêu, đầy bụng. Đặc biệt, người bệnh cảm thấy khó chịu vùng trên rốn, dưới mũi ức, có thể đau âm ỉ, nóng rát mơ hồ. Hoặc tự nhiên thấy người xanh xao, đặc biệt nhất là cơ thể gầy sút nhiều, có thể tới 5 kg một tháng.

Khi bệnh đã phát triển, cơ thể gầy sút nhanh, đau vùng trên rốn, ăn không tiêu, thiếu máu da xanh.
Ở giai đoạn bệnh đã muộn, có thể sờ thấy khối u vùng trên rốn, ăn vào nôn ra, cơ thể suy kiệt, nổi hạch thượng đòn, bụng có nước cổ trướng.
Những người nào hay mắc ung thư dạ dày?
Những người trên 50 tuổi mắc nhiều hơn những người trẻ tuổi. Tuổi càng cao càng nhiều người mắc ung thư dạ dày. Người trẻ tuổi dưới 40 ít mắc ung thư dạ dày hơn nhưng nếu mắc thì rất nguy hiểm, nhanh tái phát và di căn, tiên lượng thường xấu hơn, thời gian sống thêm sau điều trị ngắn.
Những người bị viêm loét dạ dày mãn tính, có nhiễm trùng vi khuẩn HP trong ổ loét, nhất là các viêm loét thể teo đét có thể bị ung thư dạ dạy với tần suất cao hơn.
Những người hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia dễ có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn. Thuốc lá và rượu bia làm cho tế bào niêm mạc dạ dày phải chịu đựng nhiễm độc kéo dài gây đột biến gen và có thể gây ung thư.
Những người có các khối u lành tính (gọi là các polip) có thể bị ung thư dạ dày.
Những người có thói quen ăn uống kiểu phương tây như ăn nhiều thịt nướng cháy, củ quả muối; những người béo phì; những người có bố mẹ đẻ, anh chị em ruột mắc ung thư dạ dày cũng có nguy cơ mắc cao hơn.
Làm thế nào để chẩn đoán ung thư dạ dày?
Biện pháp quan trong nhất chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày là tiến hành nội soi ống mềm dạ dày, qua đó quan sát toàn bộ niêm mạc phủ thành dạ dày, phát hiện thấy các tổn thương loét, sùi, thâm nhiễm. Sau đó dùng kìm, cắt một mảnh nhỏ tổn thương gọi là sinh thiết. Đem mảnh nhỏ khối u cắt được qua nội soi, đúc nến rồi cắt mỏng thành các tiêu bản, nhuộm soi dưới kính hiển vi để tìm các tế bào ung thư.
Để chẩn đoán xem ung thư dạ dày đã di căn hay chưa, người ta chụp phổi, siêu âm bụng hoặc chụp cắt lớp. Nếu thấy các khối u mới ở phổi, gan hoặc hạch thì chứng tỏ ung thư dạ dày đã di căn.
Ung thư dạ dày có 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: ung thư còn sớm, khối u chỉ phát triển hết 1 phần thành dạ dày, giai đoạn 2: ung thư đã phát triển hết toàn bộ thành dạ dày, Giai đoạn 3: giai đoạn muộn, ung thư đã di căn hạch, giai đoạn 4: giai đoạn cuối: ung thư đã di căn xa đến gan, phổi, hạch thượng đòn, xương…
Chữa ung thư dạ dày như thế nào?
Chữa trị ung thư dạ dày chủ yếu bằng phương pháp mổ cắt đoạn dạ dày có chứa khối u và nạo vét kỹ các hạch bạch huyết của dạ dày. Nhờ có tiến bộ của phẫu thuật mà tỷ lệ bệnh nhân sống sau mổ đang tăng lên. Khi khối u đã lớn, xâm lấn rộng không thể cắt bỏ gây hẹp môn vị làm cho bệnh nhân không ăn được thì các bác sĩ sẽ mổ nối dạ dày với ruột để thức ăn lưu thông. Ngày nay nhờ các tiến bộ, mổ dạ dày có thể mổ bằng phương pháp nội soi.
Điều trị hóa chất sau mổ cũng góp phần cải thiện khả năng sống thêm sau mổ của ung thư dạ dày.
Điều trị bằng tia xạ hiện nay không áp dụng cho ung thư dạ dày.
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ nên đến khám tại các cơ sở y tế có khả năng soi dạ dày. Các bệnh viện tuyến tỉnh có khả năng mổ cắt ung thư dạ dày. Các bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương điều trị ung thư mang tính chất bài bản, có hệ thống và kết hợp phẫu thuật với điều trị hóa chất rất tin cậy, đạt trình độ ngang với các nước trong khu vực.

Ung thư gan giai đoạn cuối không nên từ bỏ điều trị

Ung thư gan thuộc loại khó điều trị, bệnh nhân ung thư gan giai đoạn đầu có thể lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ. Trong khi đó, đa số bệnh nhân ung thư gan giai đoạn muộn không thể phẫu thuật do hoặc là sức khoẻ yếu, hoặc là bệnh tình quá nặng. Hơn nữa, độ ác tính của ung thư gan giai đoạn muộn khá cao, tốc độ phát triển của bệnh nhanh chóng, rất nhiều bệnh nhân đã tử vong trước khi điều trị dẫn tới nhiều bệnh nhân sau khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn đã từ bỏ điều trị.

Điều trị khoa học 1 cách hợp lý còn có thể giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng điều trị. Khi ung thư gan phát triển tới giai đoạn giữa muộn, thì điều trị can thiệp mạch là một trong những phương pháp điều trị xâm nhập tối thiểu trúng đích có thể khống chế sự phát triển của bệnh.
So với giai đoạn giữa, thì bệnh nhân ở giai đoạn muộn các tế bào ung thư đã di căn sang cơ quan khác, sức khỏe bệnh nhân suy yếu, nên việc lựa chọn phương pháp điều trị cần phải cẩn thận.
Hiện nay, phương pháp Cấy hạt phóng xạ I125 một trong những phương pháp xâm nhập tối thiểu được quốc tế công nhận là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn.
Bệnh án điển hình
Bệnh nhân N,78 tuổi tới từ Việt Nam. Bác sĩ chẩn đoán ông N. mắc ung thư gan nguyên phát giai đoạn cuối vào tháng 10 năm 2011. Do sức khoẻ và tuổi tác của ông đã cao, đồng thời bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim mạch, nên bác sĩ đã quyết định điều trị cho ông bằng phương pháp cấy hạt phóng xạ I125 và đốt cao tần. Sau vài lần điều trị, tới tháng 11 năm 2012, khi chụp CT kiểm tra khối u của bệnh nhân đã nhu nhỏ 85%, sức khoẻ tốt lên.
Ngoài ra, phương pháp cấy hạt phóng xạ I125 là một dạng xạ trị bên trong. Các hạt phóng xạ được đưa trực tiếp vào trong khối u, không ngừng phát ra tia xạ liều thấp tiêu diệt khối u. Phương pháp cấy hạt phóng xạ I125 có thể giúp 90% bệnh nhân nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ với những ưu điểm như: không đau, phạm vi sử dụng rộng rãi, điều trị liên tục, chính xác.
Như vậy, có thể nói rằng phương pháp cấy hạt phóng xạ không những là sự đại diện cho tiến bộ kĩ thuật của ngành Y, mà còn là vũ khí giúp bệnh nhân chiến đấu với căn bệnh Ung Thư quái ác.
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT
Địa chỉ: 34 Đại Cồ Việt, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Email: bvubhungviet@gmail.com
Website: benhvienungbuouhungviet.com
Điện thoại: 04.6272.4444 - 04. 6250. 0707
Hotline: 0913.51.0707 - 0949.51.0707 - 0948.92.0707

Chữa trị ung thư gan

Đánh giá về hiệu quả điều trị ung thư gan, bệnh ung thư gan được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị lên tới 80%. Ung thư gan có thể chữa khỏi nếu u còn nhỏ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đa số bệnh nhân đến bệnh viện khám thì ung thư gan đã ở giai đoạn cuối.

Nếu được phẫu thuật khi kích thước khối u dưới 3cm, gan chỉ mới bị xơ thì khả năng sống thêm sau 5 năm lên đến 80 – 90%. Tỷ lệ trên sẽ giảm còn 60% nếu khối u từ 3 – 6cm, và chỉ còn 10 – 15% nếu khối u lớn hơn 6cm. Trường hợp khối u lớn hơn 10cm, thì không chữa khỏi được, nhất là khi bệnh nhân đã bị vàng da, vàng mắt. Việc điều trị chỉ có thể kéo dài sự sống và giảm đau.
Khi phát hiện kịp thời ung thư gan ở giai đoạn thứ phát, bệnh nhân có thể sẽ được điều trị bằng các phương pháp:
Phẫu thuật cắt bỏ: Ung thư khu trú ở 1 phần của lá gan và phần còn lại vẫn khỏe mạnh. Phẫu thuật sẽ cắt bỏ phần khối u ung thư ra khỏi gan.
Cấy ghép gan: Nếu khối u ung thư có ở cả 2 lá gan, hoặc chỉ có 1 bên gan, nhưng lá gan còn lại không khỏe thì không thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ được mà phải sử dụng phương pháp cấy ghép gan, có nghĩa là cắt bỏ toàn bộ gan của bệnh nhân và thay thế bằng nửa lá gan từ một người hiến tặng khỏe mạnh. Cấy ghép gan là phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân ung thư gan khi ung thư chưa di căn ra ngoài.
Xạ trị: Sử dụng tia X liều cao để phá hủy các tế bào ung thư và làm nhỏ khối u. Xạ trị thường điều trị những khối u khu trú, ung thư không phẫu thuật được, và sau phẫu thuật khối u để diệt những tế bào ác tính còn sót lại.
Hóa trị: Sử dụng các loại thuốc mạnh để diệt các tế bào ung thư.
Sau 5 năm điều trị ung thư, nếu bệnh nhân vẫn sống và khối u không phát triển lại thì được coi là khỏi bệnh, bởi sau thời gian đó, coi như bệnh không còn tái phát. Nếu ung thư lại xuất hiện thì đó là bệnh mới.

Ung thư gan nguyên phát và cách chữa trị

Nhờ sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh, công nghệ sinh học... việc chẩn đoán bệnh ung thư gan nguyên phát sớm hơn, một số thuốc điều trị đích đã và đang được ứng dụng phần nào cải thiện thời gian sống cho người bệnh.

Ung thư gan nguyên phát hay còn gọi là ung thư biểu mô tế bào gan là loại ung thư phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nguyên nhân của bệnh có liên quan rõ rệt với viêm gan virut B, viêm gan C, sán lá gan, vai trò của aflatoxin B1, rượu. Phòng bệnh ung thư gan hoàn toàn có thể ngăn ngừa được bằng cách tiêm phòng viêm gan, đặc biệt phụ nữ mang thai, trẻ em và thay đổi lối sống.
Những biểu hiện thường gặp của ung thư gan
Ung thư gan sớm thường không có triệu chứng. Khi ung thư phát triển lớn hơn ta có thể nhận thấy một hoặc nhiều các triệu chứng như: cảm giác nặng, đau hoặc tự sờ thấy khối vùng hạ sườn phải. Mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, gầy sút cân, buồn nôn và nôn. Vàng da, vàng mắt, phân nhạt màu, nước tiểu đậm màu. Khi có di căn xa có thể thấy kèm theo các triệu chứng của các cơ quan mà ung thư lan tới. Ung thư gan thường lan đến phổi, có lẽ bằng đường máu. Một số ít trường hợp ung thư lan đến xương hoặc não.
Làm thế nào để biết bệnh ung thư gan?
Xét nghiệm máu
Không có xét nghiệm tầm soát đáng tin cậy và chính xác cho bệnh ung thư gan. Xét nghiệm sinh hóa sử dụng rộng rãi nhất là αFP (alpha-fetoprotein), αFP tăng gặp ở cả bệnh nhân viêm gan cấp và mạn tính (tăng mức độ nhẹ hoặc vừa). αFP tăng cao (trên 500ng/ml) rất gợi ý cho một ung thư gan, độ nhạy của αFP cho ung thư gan là khoảng 60%, do đó một αFP bình thường không loại trừ ung thư gan.
Chẩn đoán hình ảnh
Nghiên cứu hình ảnh siêu âm, CT scan, MRI đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán ung thư gan, giúp cung cấp thông tin về kích thước khối u, số lượng các khối u, sự xâm lấn và lan rộng của ung thư.
Sinh thiết gan hoặc hút tế bào
Thực hiện sinh thiết kim dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc CT scan, nguy cơ hay gặp nhất của phương pháp này là chảy máu do ung thư gan là khối u rất giàu mạch máu. Trong một số trường hợp ung thư gan, mô ung thư rất giống mô gan lành dưới kính hiển vi. Đôi khi có thể nhầm lẫn ung thư gan và ung thư tuyến trong gan. Các tiến bộ trong hóa mô miễn dịch có thể giúp phân biệt các trường hợp này.
Hút tế bào an toàn hơn sinh thiết do ít nguy cơ chảy máu, tuy nhiên, mẫu bệnh phẩm thu được bằng hút là khó khăn hơn.
Nên chọn phương pháp nào để chữa trị?
Lựa chọn phương pháp điều trị được quyết định bởi các giai đoạn của ung thư gan và tình trạng chung của bệnh nhân.
Phẫu thuật cắt bỏ gan
Mục đích của phẫu thuật cắt gan là để loại bỏ hoàn toàn khối u và các mô xung quanh. Lựa chọn này được giới hạn ở những bệnh nhân có một hoặc hai u nhỏ (kích thước dưới 3cm) và chức năng gan còn tốt, không có xơ gan liên quan. Những bệnh nhân có khối u được phẫu thuật thành công, tỷ lệ sống sót sau 5 năm lên đến 60%.
Ghép gan
Ghép gan là lựa chọn tốt nhất cho những bệnh nhân có khối u nhỏ hơn 5cm và có dấu hiệu của suy gan. Để phòng ngừa, làm sinh thiết hoặc hút tế bào nên tránh ở những bệnh nhân cân nhắc ghép gan.
Hóa tắc động mạch gan (trans-arterial chemoembolization or TACE)
Thủ thuật này cũng tương tự như bơm hóa chất động mạch gan, nhưng trong TACE có bổ sung những hạt gel nhỏ làm tắc mạch sau khi bơm hóa chất. Ưu điểm của phương pháp này là tập hóa chất nồng độ cao và không bị mang đi bởi máu. Bằng cách dựa trên chặn lưu lượng máu đến khối u, TACE cũng gây ra một số thiệt hại cho vùng gan xung quanh, bệnh nhân có thể có đau, sốt, nhiễm trùng, tích tụ chất lỏng.

Việt Nam có 10.000 người tử vong vì ung thư dạ dày

Mỗi năm, Việt Nam có 10.000 người tử vong vì ung thư dạ dày. Các chuyên gia nhận định, hơn 3/4 bệnh nhân đi khám ở bệnh viện đều đã ở giai đoạn muộn, vì vậy kết quả điều trị không cao.
Phát hiện sớm, cơ hội lành bệnh 99%
Ung thư dạ dày là dạng ung thư nguy hiểm và phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam có tới 75% bệnh nhân ung thư dạ dày đến khám ở bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn. Trong khi đó, tại Hàn Quốc có tới hơn 50% bệnh nhân đến bệnh viện khám mới chỉ ở giai đoạn một.
Ung thư dạ dày nếu phát hiện giai đoạn sớm thì cơ hội lành bệnh lên đến 99%. Tỷ lệ sống còn sau 5 năm là lớn hơn 90%. Trong khi đó tỷ lệ này ở giai đoạn muộn chỉ là 5%.
Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày

Ở giai đoạn đầu, 80% thường không có triệu chứng ung thư dạ dày, 20% còn lại có triệu chứng loét, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, tiêu chảy hay táo bón, khó tiêu, ợ chua, chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng sau khi ăn, giảm cân, gầy yếu, mệt mỏi, xuất huyết dạ dày.
Ở giai đoạn tiến triển, các triệu chứng trên càng rõ rệt, khiến bệnh nhân ngày một đau đớn. Trong đó, dấu hiệu sụt cân là nổi bật nhất, bên cạnh đó, chảy máu nhẹ và rỉ rả cũng là triều chứng thường gặp. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở người bệnh là thiếu máu nhược sắc, đau bụng, nôn, mất nước.
Để chẩn đoán ung thư dạ dày chính xác có thể sử dụng phương pháp nội soi, ngoài ra, có thể chụp X-quang ống tiêu hoá trên, chụp cắt lớp hay CT bụng để đánh giá mức độ di căn. Ung thư dạ dày có thể di căn đến phúc mạc, buồng trứng, xương, phổi, gan, tuỷ, não…
Bảo vệ và ngăn ngừa biến chứng
Trước đây, ngay khi ở giai đoạn bị viêm loét dạ dày, ưu tiên hàng đầu của các chuyên gia y tế là cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh diệt H.Pylori và thuốc ức chế tiết acid.
Tuy nhiên, các thuốc ức chế tiết acid thường gặp tác dụng phụ là rối loạn tiêu hoá, thần kinh trung ương, pH dạ dày có thể tăng lên, làm cho 1 số vi khuẩn phát triển gây ung thư. Dùng liều cao hoặc kéo dài trên 1 năm sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương chậu, xương cổ tay, xương cột sống. 

Những cơn ho dai dẳng có thể là ung thư phổi

Bất cứ ai bị ho kéo dài quá 3 tuần đều nên đến gặp bác sĩ, đây là lời cảnh báo từ một cuộc vận động ở Anh nhằm làm giảm các ca tử vong do ung thư phổi.
Ung thư phổi được xem là loại ung thư sát nhân hàng đầu ở Anh, với việc cướp đi 28.000 sinh mạng mỗi năm, một phần do được chẩn đoán quá muộn.

Triệu chứng chính của bệnh là ho mãn tính - mặc dù hầu hết các trường hợp như vậy không phải do nguyên nhân ung thư. Cuộc vận động mới đây được đưa ra tại Anh có tên Be Clear on Cancer, nhằm vào những người trên 50 tuổi, là nhóm tuổi có nguy cơ cao nhất.
Cơn ho ngày càng xấu đi hoặc thay đổiTheo đó, các triệu chứng ung thư phổi khác bao gồm:
- Viêm vùng ngực lặp đi lặp lại.
- Ho ra máu
- Khó thở
- Đôi khi cảm thấy mệt hơn bình thường
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Cơn đau vùng ngực hoặc vai đôi khi kéo dài
"Ngày càng nhiều người chết ở Anh vì ung thư phổi, so với các loại ung thư khác, nhưng nhiều người không biết các dấu hiệu và triệu chứng có thể cứu sống tính mạng họ".
"Thông điệp từ cuộc vận động này rất rõ ràng - nếu bạn bị ho dai dẳng, hãy đi khám bác sĩ. Ung thư phổi nếu được chẩn đoán sớm, khả năng điều trị thành công càng cao", chuyên gia Jeremy Hunt từ cơ quan y tế nước này cho biết.
Tìm hiểu thêm chẩn đoán bệnh ung thư phổi tại: http://benhvienungbuouhungviet.com/cac-phuong-phap-chan-doan-benh-ung-thu-phoi/.
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT
Địa chỉ: 34 Đại Cồ Việt, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Email: bvubhungviet@gmail.com
Website: benhvienungbuouhungviet.com
Điện thoại: 04.6272.4444 - 04. 6250. 0707
Hotline: 0913.51.0707 - 0949.51.0707 - 0948.92.0707

Bệnh nhân ung thư phổi nhỏ tuổi nhất

Các bác sĩ cho biết ô nhiễm không khí chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư phổi cho một bé gái 8 tuổi, người vừa được xác nhận là trường hợp nhỏ tuổi nhất mắc bệnh này tại Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xã, bé gái sinh sống gần một con đường lớn tại tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc. Một bác sĩ tại bệnh viện ung thư Giang Tô, thành phố Nam Kinh cho biết, bệnh nhân đã tiếp xúc với khói bụi độc hại trong suốt một thời gian dài.

Theo Hiệp hội ung thư Mỹ, ung thư phổi ở trẻ em là vô cùng hiếm gặp bởi độ tuổi trung bình mắc phải căn bệnh này là khoảng 70. Tuy nhiên, hiện nay số trường hợp mắc ung thư phổi tại Trung Quốc đã tăng vọt cùng với sự phát triển nhanh chóng của quốc gia này, mà hậu quả đi kèm chính là tình trạng giảm sút nghiêm trọng chất lượng không khí, đặc biệt ở khu đô thị.
Bộ Y tế Trung Quốc cho hay, số ca tử vong vì ung thư phổi tại nước này đã tăng lên 4 lần trong 30 năm qua. Ung thư hiện trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong tại thủ đô Bắc Kinh, thành phố luôn chìm trong tình trạng khói bụi mờ mịt.
Báo cáo về trường hợp của bệnh nhân 8 tuổi này được công bố sau khi màn khói bụi dày đặc bao phủ thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang cách đây 2 tuần khiến cho các chuyến bay bị hủy bỏ, giao thông tê liệt, tầm nhìn tại một số khu vực giảm xuống dưới 50 m, và các trường học phải đóng cửa trong nhiều ngày.
Tại đây cũng ghi nhận nồng độ bụi PM2.5 - phân tử ô nhiễm nhỏ nhất và rất nguy hiểm đã đạt ngưỡng 1.000 microgam/m3 không khí, gấp 40 lần so với mức chuẩn được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo. Mức độ PM2.5 cao có liên quan tới các vấn đề sức khỏe bao gồm bệnh ung thư phổi và bệnh tim
Xem thêm cách chẩn đoán ung thư phổi tại: http://benhvienungbuouhungviet.com/cac-phuong-phap-chan-doan-benh-ung-thu-phoi/
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HƯNG VIỆT
Địa chỉ: 34 Đại Cồ Việt, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Email: bvubhungviet@gmail.com
Website: benhvienungbuouhungviet.com
Điện thoại: 04.6272.4444 - 04. 6250. 0707
Hotline: 0913.51.0707 - 0949.51.0707 - 0948.92.0707

Triệu chứng ung thư phổi ở nữ giới khác nam giới

Nếu nam giới có những dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi rõ ràng như ho mãn tính, ho ra máu, nhiễm trùng hoặc phá hoại phổi thì ở nữ giới những biểu hiện lại khá “mập mờ” như khó thở, đau lưng và vai, đau ngực, mệt mỏi…

Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến hàng đầu ở cả nam giới và nữ giới. Nguyên nhân chính của bệnh được cho là có liên quan đến việc hút thuốc lá với thống kê chiếm khoảng hơn 80% trường hợp mắc ung thư phổi, những trường hợp không hút thuốc cũng không loại trừ nguy cơ mắc bệnh. Điều đáng lưu ý là triệu chứng ung thư phổi biểu hiện khác nhau ở hai giới. 
Ung thư phổi có hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ. Trong đó, loại ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng 80% các ca ung thư phổi và là loại bệnh ung thư phổi phổ biến hơn. Loại ung thư này có xu hướng phát triển và lây lan chậm hơn. Có ba loại chính của ung thư phổi không tế bào nhỏ ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy di động, ung thư biểu mô tế bào lớn. 
Trong khi đó, ung thư phổi tế bào nhỏ là loại nguy hiểm hơn với tốc độ phát triển và di căn nhanh chóng, nếu không được điều trị, người bệnh có thể tử vong trong khoảng 6 - 15 tuần tùy giai đoạn phát hiện bệnh.
Loại ung thư phổi thường gặp ở nữ giới là ung thư phổi biểu mô tuyến và ung thư biểu mô phế quản, phế nang (BAC). Loại ung thư biểu mô tuyến có xu hướng phát triển ở khu vực bên ngoài của phổi, có thể phát triển khá lớn, lây lan trước khi có triệu chứng. 
Trong khi đó, loại ung thư BAC là dạng ung thư phổi không tế bào nhỏ được tìm thấy phổ biến hơn ở phụ nữ trẻ và những người chưa bao giờ hút thuốc lá. Do vậy, triệu chứng ung thư phổi ở nữ giới thường đến từ các loại bệnh này, có thể nhận thấy như là khó thở, đau lưng và vai, đau ngực, mệt mỏi…
Triệu chứng ung thư phổi ở nam giới
Khác với nữ giới, nam giới có xu hướng mắc nhiều ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư phổi tế bào nhỏ hơn. Ung thư biểu mô tế bào vảy có xu hướng phát triển trong hoặc gần các đường khí chính và thường gây ra các triệu chứng sớm. 
Những triệu chứng này có thể bao gồm ho mãn tính, ho ra máu, và nhiễm trùng (như viêm phổi) hoặc phá hoại phổi (xẹp phổi) do tắc nghẽn đường hô hấp bởi khối u.
Các trường hợp mắc ung thư phổi tế bào nhỏ phần lớn liên quan đến hút thuốc lá và xảy ra ở nam nhiều hơn ở phụ nữ. Loại bệnh này phát triển nhanh và nhanh chóng lây lan vào máu và các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư phổi tế bào nhỏ thường bắt đầu ở đường hô hấp lớn và di căn sớm, thường di căn đến não 
Điều quan trọng nhất giúp cải thiện tỷ lệ sống cho bệnh nhân ung thư phổi là chẩn đoán chính xác bệnh ở giai đoạn sớm do ung thư phổi thường dễ nhầm lẫn với các bệnh phế quản thông thường ở giai đoạn đầu như viêm phế quản, ho lao…
Các xét nghiệm kiểm tra có thể giúp bác sĩ phát hiện bệnh sớm và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Một số phương pháp phát hiện ung thư phổi hiện đại như xét nghiệm đờm (chất nhầy phát sinh từ phổi khi ho), chụp X-quang ngực, hoặc chụp cắt lớp CT hình xoắn (xoắn ốc)…

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Nguyên nhân gây bệnh ung thư hạch bạch huyết

Các nhà khoa học thuộc Đại học Y Vienna (Áo) vừa phát hiện nguyên nhân chủ yếu gây ung thư hạch bạch huyết chính là do sự liên kết bất bình thường của nhiễm sắc thể.

Trong báo cáo, các nhà khoa học cho biết sự liên kết bất bình thường của nhiễm sắc thể đã kích hoạt số lượng lớn bạch huyết bào kinaza tự ghép (anaplastic lymphoma kinase ALK) khiến cho bạch huyết bào gia tăng và suy thoái, cuối cùng hình thành bạch huyết bào ác tính.
Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện trong những đối tượng nghiên cứu mắc bệnh ung thư hạch bạch huyết có gần 1/2 đối tượng thiếu hụt bạch huyết bào kinaza tự ghép và vai trò của nó được thay bằng microRNA-155.
Trong khi đó microRNA-155 phát huy vai trò quan trọng trong tế bào ung thư, thúc đẩy sự sinh trưởng của tế bào ung thư hạch bạch huyết.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những bệnh nhân thiếu hụt bạch huyết bào kinaza tự ghép, hàm lượng microRNA-155 cao gấp 10 lần người bình thường.
Điều này có thể là một nguyên nhân ung thư hạch chủ yếu khác gây ra. Vì thế việc tìm ra biện pháp ngăn chặn sự sinh trưởng của microRNA-155 có ý nghĩa quan trọng trong việc gây ức chế ung thư hạch bạch huyết.
Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn phát hiện thêm microRNA-101 cũng có thể gây ức chế sự sinh trưởng tế bào ung thư. Phát hiện này đã mở ra phương hướng mới trong nghiên cứu điều trị ung thư hạch bạch huyết./.

Phụ nữ trẻ nên phòng tránh ung thư âm hộ

Ung thư âm hộ là loại ung thư mà các tế bào ung thư hình thành bên ngoài hệ thống sinh sản của người phụ nữ. Ung thư âm hộ thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh. Thế nhưng, ngay cả ở những phụ nữ còn trẻ, ung thư âm hộ cũng có thể ghé thăm nếu bạn không biết cách phòng tránh tốt.
Ung thư âm hộ không chỉ hỏi thăm tời những phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh và nó còn có thể gặp phải ngay cả ở những phụ nữ còn rất trẻ. Một ví dụ cho trường hợp này là chị Hồng Hạnh (27 tuổi) ở Hà Nam, thường xuyên mắc chứng đau rát khi tiểu tiện. Cho rằng do nhịn tiểu nhiều ảnh hưởng đường tiết niệu, chị đi bốc thuốc nam về uống. Nhưng càng ngày, việc tiểu tiện càng khó khăn hơn. Thế nhưng, chỉ tới khi thấy đồng thời âm đạo tiết ra dịch có mùi hôi tanh chị mới chịu đi khám. Kết quả cho thấy chị mắc ung thư tế bào biểu mô hình vảy bên trong âm đạo – một dạng ung thư âm hộ.

Phụ nữ nên biết rằng, bệnh ung thư âm hộ là căn bệnh ung thư phổ biến thứ tư của đường sinh dục nữ. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đã thống kê và chỉ ra rằng, trong năm 2008, hầu hết 3.460 ca ung thư âm hộ được chẩn đoán ở Hoa Kỳ và khoảng 870 người chết vì căn bệnh ung thư này. Có hai dạng ung thư âm hộ phổ biến là: ung thư tế bào biểu mô hình vảy (là các tế bào bị bệnh được biến đổi thành ung thư ngay trong lớp biểu mô bên trong âm đạo) – chiếm hơn 90% và khối u ác tính – chiếm khoảng 5%.
Hiện nay, nguyên nhân ung thư âm hộ vẫn chưa được rõ ràng. Thế nhưng các nhà khoa học cho rằng vi khuẩn human papillomavirus (HPV) có thể là yếu tố gây bệnh. Những bệnh nhân nhiễm HIV, AIDS sẽ có khả năng bị ung thư âm hộ cao hơn những người khác.
Những triệu chứng thường gặp của ung thư âm hộ:
Ngứa quanh âm đạo trong nhiều năm hoặc có thể bị chảy máu âm đạo
Thay đổi hình thái da xung quanh âm môn (có các đốm nhỏ như hồng, đỏ, trắng, hoặc màu xám trên da)
Dạ dày bị loét, đau hoặc rát khi tiểu tiện
Đau khi giao hợp
Xuất hiện mùi không hôi khó chịu ở âm đạo
Những xét nghiệm cần thiết khi nghi ngờ bị ung thư âm hộ
Làm sinh thiết
Chụp CT hay MRI (chụp cộng hưởng từ) xương chậu để phát hiện nguy cơ bệnh ung thư lây lan
Xét nghiệm khung xương chậu để tìm ra sự thay đổi ở da
Ung thư âm đạo để lại nhiều ảnh hưởng lớn tới phụ nữ. Vì thế, chuyên gia sức khỏe khuyến cáo phụ nữ trẻ không nên chủ quan với bệnh ung thư âm đạo. Nếu bạn cảm thấy đau, khó chịu, ngứa ngáy khi đi tiểu hoặc tiểu ra máu, chị em cần hết sức chú ý, bởi đây cũng có thể là biểu hiện của ung thư âm đạo. Mặc dù bằng mắt thường có thể rất khó phát hiện nước tiểu có lẫn máu, nhưng nếu thấy nước tiểu màu hồng hồng hoặc có vệt máu ở đáy quần chip thì nên đi khám càng sớm càng tốt.

Mắc ung thư âm hộ vì chủ quan

Nhiều người chủ quan với ngứa âm hộ không đi khám, đến khi loét bề mặt, thấy khối u đi khám thì đã bị ung thư.
Lứa tuổi hay mắc
Ung thư âm hộ là loại ung thư ít gặp, chiếm từ 3 - 5% các ung thư sinh dục nữ, xảy ra chủ yếu ở người cao tuổi, thường gặp nhất ở lứa tuổi 65 - 75 tuổi, nhưng cũng đã thấy ở người chưa mãn kinh. Nguyên nhân mắc bệnh chưa rõ nhưng những yếu tố liên quan có thể đưa ra gồm:
Những khối u biểu mô bên trong biến chuyển thành yếu tố tiền ung thư trong da âm hộ. Khối u này ban đầu có thể chưa phải là ung thư nhưng nó có thể tiến triển thành ung thư. Tuy nhiên, nếu như ai đó bị các khối u này thì cũng đừng quá lo lắng, vì đa số các trường hợp chỉ là lành tính. Các triệu chứng thường gặp nhất là ngứa. Vùng bị khối u biểu mô có thể sưng lên với vùng da dày và đỏ, với những vết đốm có màu trắng nhợt hơn hoặc sẫm hơn.

Virus gây u nhú HPV được nghĩ như một nguyên nhân gây bệnh ung thư âm hộ, khoảng từ 3 - 5/10 trường hợp ung thư âm hộ có nguyên nhân từ virus HPV lây truyền qua đường tình dục. Nghiện thuốc, bệnh da và viêm mạn tính. Ngoài ra, có thể do một số chất khử mùi, xà phòng thơm, chất xịt vệ sinh có chứa những chất hóa học gây ung thư. Sử dụng nước để vệ sinh không sạch tạo nên tác nhân kích thích gây ngứa gãi. 
Những người âm hộ dễ bị ẩm ướt như mắc bệnh són đái, mặc quần áo lót có chất nhuộm hay bằng vải tổng hợp gây kích thích, mặc quần áo lót bó sát gây nên hạn chế thông thoáng khí cũng chính là nguyên nhân gây bệnh. Hơn nữa, trong những tài liệu y văn cổ, người ta nhận thấy có khoảng 30 - 50% bệnh nhân ung thư âm hộ có mắc bệnh giang mai, bệnh u hạt hay hoa liễu cũng hay gặp.
Phát hiện tái phát sớm rất quan trọng
Hầu hết ung thư âm hộ biểu hiện đơn ổ trên bệnh nhân đã mãn kinh thường liên quan đến các tổn thương mạn tính ở âm hộ. Có khoảng 5% biểu hiện đa ổ thường ở những phụ nữ trẻ. Vị trí thường gặp ở môi lớn (50%), sau đó là môi nhỏ (15 - 20%) và sau cùng là âm vật. Để chẩn đoán sớm, trước một tổn thương âm hộ, thầy thuốc cần bấm sinh thiết. Sử dụng máy soi cổ tử cung sau khi chấm axit acetic 3 - 6% và đợi 5 phút giúp quan sát tốt hơn để chọn vị trí sinh thiết, đặc biệt ở những phụ nữ có các tổn thương rộng.
Điều trị ung thư âm hộ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Trường hợp xâm lấn chỉ tại bề mặt (<_1mm) chỉ cần cắt rộng u, nếu u rộng thì cắt u kết hợp với vét hạch bẹn + đùi và xạ trị. Đối với một số bệnh nhân không thể phẫu thuật triệt căn hoặc không thích hợp với phẫu thuật hoặc do vị trí bệnh hoặc bệnh lan rộng hoặc do điều kiện sức khoẻ không cho phép, có thể xạ trị đơn thuần hoặc hoá xạ trị đồng thời với liều xạ không quá 65 Gy. 
Kết quả điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và tình trạng di căn hạch bẹn là yếu tố tiên lượng quan trọng. Những bệnh nhân bệnh mổ được, chưa di căn hạch bẹn, tỷ lệ sống 5 năm tới 90%. Trái lại những bệnh nhân đã có di căn hạch bẹn, tỷ lệ sống 5 năm chỉ đạt 50 - 60%. Khi đã di căn tới hạch chậu, tỷ lệ sống chỉ còn 11%.
Xem thêm nguyên nhân gây ung thư âm hộ tại: http://benhvienungbuouhungviet.com/cac-yeu-nguy-co-cua-ung-thu-am-ho/

Đột biến gen gây ung thư dạ dày

Ngoài nguyên nhân do ăn uống kém vệ sinh, những chất kích thích dạ dày, hoặc nhiễm helicobacter pylori, ung thư dạ dày còn do đột biến gene gây nên. Những người có thân nhân bị bệnh ung thư dạ dày cũng có nguy cơ nhiễm bệnh.

Thông thường bệnh nhân được chẩn đoán ung thư dạ dày khi ở giai đoạn muộn, đã di căn hoặc tiến xa tại chỗ với các triệu chứng rõ ràng như: có biểu hiện đau hoặc khó chịu bụng trên, nôn nửa, mệt mỏi, tiêu chảy hoặc táo bón, ói ra máu và nuốt rất khó khăn. Nếu ở giai đoạn sớm, bệnh chỉ gây ra những triệu chứng mập mờ như ăn không tiêu, nóng rát phía bụng trên, chán ăn… Do đó, người bệnh thường không lo đi khám và điều trị sớm, đến khi phát hiện bệnh thì đã muộn.
Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên Pha 3 (ToGA) trên 594 người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa tại chỗ hoặc di căn có HER2 dương tính, được chia thành 2 nhóm nghiên cứu: một nhóm được điều trị với hóa trị liệu thông thường và một nhóm được điều trị hóa trị liệu chuẩn kết hợp với Trastuzumab cho thấy với nhóm bệnh nhân dùng phác đồ hóa trị đơn thuần, thời gian sống trung bình không quá 12 tháng. Ngược lại, với nhóm bệnh nhân dùng phác đồ hóa trị chuẩn kết hợp với Trastuzumab, thời gian sống trung bình lên đến 16 tháng. Kết quả này đã được Mỹ và liên minh châu Âu chấp thuận cho sử dụng trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn tiến xa tại chỗ hoặc di căn có HER2 dương tính từ cuối năm 2010.
GS.TS Yoon Koo Kang, đại học Ulsan Hàn Quốc cho biết: Trastuzumab là kháng thể đơn dòng dùng để điều trị trúng đích trong điều trị ung thư dạ dày nghĩa là nó chỉ tác động trực tiếp vào thụ thể HER2 trên màng tế bào ung thư chứ không ảnh hưởng tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Để sử dụng được Trastuzumab trong phương pháp điều trị trúng đích, người bệnh cần xét nghiệm tình trạng HER2 của mình vì chế phẩm sinh học này “nhắm trúng” vào thụ thể HER2 trên màng tế bào ung thư và tiêu diệt chúng. Công đoạn đầu tiên là lấy từ 6 đến 8 mẫu bệnh phẩm và cố định ngay chuyển tới phòng xét nghiệm. Các công đoạn tiếp theo là đúc nến, cắt lát bệnh phẩm, làm tan sáp, xét nghiệm hóa mô miễn dịch. Kết quả xét nghiệm HER2 là một bản hòa tấu đòi hỏi tính chính xác và trình độ kỹ thuật cao từ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bác sĩ nội soi, bác sĩ giải phẫu bệnh, bác sĩ điều trị… để mang lại kết quả tốt nhất hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
Với Trastuzumab, bệnh nhân ung thư dạ dày có HER2 dương tính sẽ có nhiều cơ hội kéo dài sự sống hơn những bệnh nhân khác. Tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Ăn uống sạch sẽ, vệ sinh, để ngăn ngừa sự tấn công của khuẩn H.pylori, bỏ thuốc lá, ăn ít muối mặn và thức ăn chế biến ở nhiệt độ cao để tránh gây hại cho dạ dày. Với những người vốn có bệnh lý ở dạ dày và người trên 40 tuổi cần chủ động làm xét nghiệm nội soi mỗi năm một lần để có phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh nhân ung thư dạ dày nên được chẩn đoán và làm xét nghiệm sớm để có biện pháp điều trị hợp lý. Như vậy, cơ hội sống sẽ càng cao hơn.

Triệu chứng ung thư dạ dày theo từng giai đoạn

Ung thư dạ dày là dạng ung thư nguy hiểm và phổ biến trên thế giới, đứng hàng thứ 3 trong 10 loại ung thư phổ biến tại Việt Nam. Ước tính hàng năm Việt Nam có 15.000 ca được chẩn đoán và có khoảng 11.000 ca tử vong.
Ung thư dạ dày phát hiện giai đoạn sớm chỉ cần cắt "hớt" niêm mạc dạ dày, không phải cắt bỏ dạ dày và cơ hội khỏi bệnh lên đến 99%. Tỷ lệ sống còn sau 5 năm là lớn hơn 90%. Trong khi đó tỷ lệ này ở giai đoạn muộn chỉ là 5%.
Triệu chứng của ung thư dạ dày thường khá mơ hồ, không đặc hiệu và thường gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, đặc biệt là trong giai đoạn sớm của bệnh. Triệu chứng của ung thư dạ dày
- Triệu chứng giai đoạn sớm: Ăn không tiêu, nóng rát vùng thượng vị, ăn không ngon miệng...
- Triệu chứng giai đoạn trung bình: Mệt mỏi, đầy bụng sau ăn.
- Triệu chứng giai đoạn muộn: Thường xuyên đau bụng, nôn và buồn nôn, đi kèm với rối loạn tiêu hóa, sút cân, nuốt nghẹn, đại tiện ra phân đen (do xuất huyết tiêu hóa)...

Ung thư dạ dày đa phần được phát hiện ở giai đoạn muộn
- Do triệu chứng giai đoạn sớm của ung thư dạ dày là mơ hồ, không đặc hiệu, gây tâm lý chủ quan của người bệnh.
- Rất ít người bệnh đi thăm khám định kỳ.
- Người bệnh lo ngại nội soi dạ dày trong khi đây là phương pháp chủ yếu chẩn đoán ngay cả trong giai đoạn sớm. Do triệu chứng có vẻ "không có gì" nên người bệnh có tâm lý muốn lướt qua nỗi "ám ảnh nội soi".
Việc ám ảnh nội soi dạ dày có thể nói là tâm lý chung của hầu hết mọi người. Thực ra thì về phương diện kỹ thuật là một thủ thuật an toàn và đơn giản. Các máy nội soi ngày càng "tí hon hóa" tạo sự dễ chịu trong khi soi. Hơn nữa bệnh nhân có thể lựa chọn nội soi qua đường mũi, một kỹ thuật mà máy soi chỉ bằng khoảng ¼ so với dây soi tiêu chuẩn và do đi bằng đường mũi nên bệnh nhân hoàn toàn có thể cười nói trong lúc nội soi. Ngoài ra nội soi dạ dày gây mê cũng là một lựa chọn rất tốt.
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư dạ dày
- Nhiễm HP (Helicobacter Pylori): Nhiễm trùng do vi khuẩn mãn tính với HP là yếu tố nguy cơ mạnh nhất đối với ung thư dạ dày. HP nhiễm trùng có liên quan với viêm dạ dày teo mãn tính. Bệnh nhân có tiền sử viêm dạ dày kéo dài có nguy cơ phát triển ung thư dạ dày tăng gấp 6 lần.
- Chế độ ăn uống: Một chế độ ăn giàu rau muối, cá muối, muối, và các loại thịt hun khói tương quan với tỷ lệ gia tăng của bệnh ung thư dạ dày. Ngược lại chế độ ăn bao gồm trái cây và rau quả giàu vitamin C có thể có một tác dụng bảo vệ dạ dày.
- Hút thuốc có liên quan với tỷ lệ tăng của bệnh ung thư dạ dày, phụ thuộc vào liều lượng, số lượng điếu thuốc và thời gian hút thuốc. Ngừng hút thuốc lá làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
- Đã phẫu thuật: Phẫu thuật dạ dày làm thay đổi độ pH bình thường của bộ phận này, có thể dẫn đến chuyển sản niêm mạc dạ dày, phát triển thành ung thư.
- Yếu tố di truyền: Khoảng 10% trường hợp ung thư dạ dày có nguồn gốc gia đình.
- Thiếu máu ác tính: Thiếu máu ác tính liên quan đến viêm dạ dày teo tiến triển và sự thiếu hụt yếu tố nội tại là một yếu tố nguy cơ ung thư dạ dày.
- Các virus Epstein-Barr có thể được liên kết với một hình thức (<1%) bất thường của ung thư dạ dày.
- Bệnh béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vùng tâm vị dạ dày.
- Phơi nhiễm phóng xạ: Người sống sót sau vụ nổ bom nguyên tử có tỷ lệ tăng bệnh ung thư dạ dày. Nhóm người khác tiếp xúc với bức xạ cũng có thể có gia tăng tỷ lệ bệnh.
- Việc sử dụng thuốc bisphosphonates dạng uống có liên quan với tăng nguy cơ ung thư thực quản hoặc dạ dày.
Phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm
Duy trì đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt ở những người trên 40 tuổi mặc dù có thể không có triệu chứng bệnh tật. Cần cảnh giác khi có những triệu chứng tiêu hóa dù mơ hồ, nội soi định kỳ mỗi 2 năm.
Phòng ngừa ung thư dạ dày
Có thể phòng ngừa bằng cách hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố nguy cơ:
- Điều trị nhiễm trùng do Helicobacter Pylory.
- Không hút thuốc lá.
- Tránh ăn các thức ăn nhiều muối, nhiều gia vị hoặc chứa nhiều chất hóa học như nitrat (có thể biến thành nitrosamin là chất sinh ung thư).
- Dùng nhiều thức ăn như rau cải, cam chanh, nhiều vitamin C... Những chất này có tác dụng bảo vệ không gây ung thư dạ dày và một số ung thư khác.
Cuối cùng, cùng lúc với những biện pháp đã kể trên cần thiết phải khám định kỳ để phát hiện tổn thương nếu có. Đây cũng có thể coi là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu "tình trạng muộn" bi đát của ung thư dạ dày.

Triệu chứng cảnh báo ung thư dạ dày

Phần lớn bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn sớm không được phát hiện kịp thời do những dấu hiệu ung thư dạ dày thời kỳ đầu không rõ rệt. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm ung thư dạ dày?
Trên thế giới, mỗi năm có hơn 800.000 người tử vong do ung thư dạ dày và Việt Nam nằm trong số những nước có tần suất mắc ung thư dạ dày cao. Việc nhận biết những dấu hiệu ung thư dạ dày để phòng tránh kịp thời căn bệnh nguy hiểm này là điều vô cùng cần thiết.
Phần lớn bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn sớm không được phát hiện kịp thời do những dấu hiệu ung thư dạ dày thời kỳ đầu không rõ rệt. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm ung thư dạ dày?
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn đầu: 
Chướng bụng đầy hơi
Triệu chứng này thường xuất hiện trong suốt quá trình mắc bệnh của bệnh nhân ung thư dạ dày. Trên 70% số bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu có biểu hiện chướng bụng, đầy hơi rõ rệt. Tình trạng này thường xảy ra trong những thời điểm yên tĩnh. Khi hoạt động thể thao, phân tán tư tưởng, triệu chứng này mất đi nhưng vẫn khiến hiệu quả điều tiết ăn uống của bệnh nhân suy giảm.
Ợ chua, nóng ruột (nóng dạ dày)

Các bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn này thường có cảm giác khó chịu, nhâm nhẩm đau ở dạ dày, uống thuốc thấy giảm. Một số trường hợp sau khi ăn có cảm giác khó chịu, ợ nóng, khi đi khám có thể bị chẩn đoán nhầm sang viêm dạ dày.
Sút cân, mệt mỏi
Hiện tượng này xuất hiện do bệnh nhân có biểu hiện chán ăn lâu ngày. Thực tế chán ăn mệt mỏi cũng là dấu hiệu ung thư dạ dày dễ nhận biết của những người mắc ung thư dạ dày. Nhưng do không có cơn đau dữ dội nên nhiều bệnh nhân đã chủ quan không đi khám. Những bệnh nhân mắc bệnh thời gian dài, có thể xuất hiện hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa, biểu hiện như nôn ra máu, đại tiện phân đen, hoặc xét nghiệm tìm thấy hồng cầu trong máu. 
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn muộn:
Đau bụng dữ dội, thời gian đau lâu, uống thuốc không đỡ. Những biểu hiện dưới đây của ung thư dạ dày giai đoạn muộn thực chất là những biểu hiện của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn sớm nhưng biểu hiện nặng hơn
Sút cân và thiếu máu
Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối khả năng di căn cao. Thông thường là trực tiếp xâm lấn sang các tạng xung quanh như tụy, gan, đại tràng ngang … hoặc cũng có thể di căn hạch ổ bụng, hạch cạnh dạ dày, di căn xa...Bên cạnh đó, khối u dạ dày có thể dẫn tới các biến chứng thủng dạ dày, xuất huyết, hoại tử, tắc .v.v… Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối còn có biểu hiện đau thượng vị, chán ăn, sút cân, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, đại tiện ra máu hoặc phân đen v.v…
Nuốt nghẹn, nôn Ngoài ra, cũng có một số dấu hiệu đau dạ dày khác như hiện tượng nuốt nghẹn, nôn. Ung thư dạ dày có thể dẫn tới thủng dạ dày cấp, đau bụng, viêm phúc mạc. Một số trường hợp lại có biểu hiện tiêu chảy, táo bón, đau bụng dưới, sốt…Ung thư dạ dày giai đoạn cuối triệu chứng rất rõ rệt, vì vậy khiến bệnh nhân rất đau đớn. Việc phát hiện sớm, chẩn đoán sớm, điều trị sớm sẽ nâng cao hiệu quả điều trị.

Dấu hiện ban đầu của ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh ung thư thường gặp trên thế giới và Việt Nam, phát hiện sớm bệnh là cách tốt nhất để bạn bảo vệ tính mạng của mình.
Trên thế giới, mỗi năm có hơn 800.000 người tử vong do ung thư dạ dày và Việt Nam nằm trong số những nước có tần suất mắc ung thư dạ dày cao. Việc nhận biết những dấu hiệu ung thư dạ dày để phòng tránh kịp thời căn bệnh nguy hiểm này là điều vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn đầu đều ít phát hiện ra những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày. Nếu bạn đang có những biểu hiện sức khoẻ dưới đây, hãy thận trọng.
Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân
Giảm cân đột ngột mà không cần cố gắng có thể là một dấu hiệu của ung thư dạ dày. Kéo theo đó là tình trạng mất cảm giác ngon miệng hoặc không muốn ăn các loại thực phẩm nào đó cho dù bạn đang rất đói. Các biểu hiện này cũng có thể là do ung thư dạ dày giai đoạn đầu gây ra.
Chướng bụng đầy hơi

Triệu chứng này thường xuất hiện trong suốt quá trình mắc bệnh của bệnh nhân ung thư dạ dày. Trên 70% số bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu có biểu hiện chướng bụng, đầy hơi rõ rệt. Tình trạng này thường xảy ra trong những thời điểm yên tĩnh. Khi hoạt động thể thao, phân tán tư tưởng, triệu chứng này mất đi nhưng vẫn khiến hiệu quả điều tiết ăn uống của bệnh nhân suy giảm.
Đại tiện hoặc nôn ra máu
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nếu trong chất nôn có lẫn máu thì cũng nên suy xét đến khả năng ung thư dạ dày. Ngoài ra, nếu đi tiêu thấy phân có màu đen hoặc có màu đỏ như máu thì nghi ngờ ung thư dạ dày càng cao hơn.
Khó nuốt
Bệnh nhân ung thư dạ dày có thể có biểu hiện khó nuốt. Khi bệnh tiến triển, việc nuốt càng trở nên khó khăn hơn.
Chán ăn, mệt mỏi kéo dài
Thực tế chán ăn mệt mỏi cũng là dấu hiệu ung thư dạ dày dễ nhận biết của những người mắc ung thư dạ dày. Nhưng do không có cơn đau dữ dội nên nhiều bệnh nhân đã chủ quan không đi khám.

Chữa ung thư gan bằng phóng xạ

Hạt phóng xạ sẽ được đưa vào tận vị trí khối u để tiêu diệt tế bào ung thư.
Với phương pháp điều trị mới, các hạt phóng xạ sẽ đến đúng điểm cần tiêu diệt khối u.
Phương pháp chữa trị mới này có thể giúp người mắc ung thư gan kéo dài sự sống trung bình 20 tháng. Trường hợp đáp ứng tốt bệnh nhân có thể sống lên đến vài năm.

Bệnh nhân có thể điều trị bằng phương pháp này khi khối u nằm rải rác trong gan nên không thể cắt bỏ, ung thư chưa di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể và những người không bị suy gan.
Các bác sĩ sẽ đặt ống dẫn vào tĩnh mạch háng của bệnh nhân rồi đưa đầu ống đến đúng vị trí khối u. Sau đó khoảng 20.000-30.000 tia microspheres nhỏ có chứa thành phần kích hoạt yttrium - 90 sẽ được đưa vào. Những tia phóng xạ nhỏ tự tìm đường đến khu vực có khối u.
"Các tia phóng xạ có đường kính khoảng 1/3 của sợi tóc tấn công vào khối u ở gan và tiêu diệt chúng", So với xạ trị truyền thống, các tia xạ của phương pháp này được đưa đến một điểm cụ thể, trái với phương pháp chữa bệnh thông thường khi các tế bào xung quanh khối u cũng bị ảnh hưởng.
Tỷ lệ bệnh nhân được kéo dài sự sống trung bình sau phẫu thuật là 20 tháng. Song cũng có trường hợp sau khi điều trị, các khối u sẽ teo dần và có thể được cắt bỏ bằng sóng cao tần giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống hơn.
Chi phí điều trị theo phương pháp mới tại Singapore hiện tương đương với 500 triệu đồng. Việt Nam chưa áp dụng phương pháp điều trị này mà chủ yếu là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Theo các bác sĩ chuyên khoa gan mật tại Việt Nam, nguyên nhân ung thư gan chính là do virus viêm gan. Loại virus này xuất hiện ở người châu Á nhiều hơn người châu Âu.Virus viêm gan B phổ biến hơn ở Đông Nam Á, trong khi một số vùng khác của châu Á thì virus viêm gan C lại phổ biến hơn.
Khi so sánh giữa một người có mắc bệnh viêm gan hoặc mang virus viêm gan và người không mang mầm bệnh, người mắc bệnh viêm gan hoặc mang virus viêm gan có nhiều khả năng mắc chứng ung thư gan hơn người không mang mầm bệnh. Viêm gan B gây ra khả năng mắc ung thư cao hơn viêm gan C.
Ung thư gan thứ phát có thể xảy ra khi một cơ quan khác trong cơ thể bị ung thư và di căn đến gan. Ở nhiều vùng ở châu Á, ung thư gan nguyên phát xảy ra nhiều hơn, trong khi ở châu Âu, ung thư gan thường là thứ phát.
Ung thư gan nguyên phát khó chữa trị hơn bởi virus viêm gan B gây ra những tổn thương để lại sẹo và làm gan chai lại, gây ra chứng xơ gan. Chứng xơ gan, ngay cả khi không phát triển thành ung thư gan cũng đã là một bệnh nghiêm trọng. Bệnh nhân thường phát hiện ung thư khi bệnh đã vào giai đoạn muộn.

Dấu hiệu sớm của bệnh ung thư gan

Nếu nước tiểu có màu tối, thấy mỏi mệt kéo dài, chướng bụng, sút cân, vàng da..., rất có thể đó là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư gan.
Gan là một trong những cơ quan sống còn của cơ thể người. Đây là tuyến lớn nhất và là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể chúng ta. Chức năng của gan rất quan trọng cho một cuộc sống lành mạnh. Ung thư gan là một trong những vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến chức năng của bộ phận này, đe dọa đến tính mạng.
Khoa học y tế hiện đại có rất nhiều phương pháp điều trị để giúp một bệnh nhân ung thư gan có thể sống sót. Nhưng điểm quan trọng cần làm là phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm. Dưới đây là danh sách dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư gan.
Nước tiểu có màu tối
Tăng bilirubin trong máu sẽ làm cho màu sắc của nước tiểu thay đổi từ màu vàng sẫm đến nâu. Nếu bạn nhận thấy có sự thay đổi màu sắc của nước tiểu, hãy đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
Tụ dịch trong bụng
Tụ dịch trong bụng là một trong những triệu chứng ung thư gan giai đoạn đầu. Chướng bụng cùng với việc có thể sờ thấy được gan là một dấu hiệu bệnh ung thư gan.
Đau bụng
Gan nở rộng và suy giảm chức năng sẽ dẫn đến đau bụng. Nếu bạn bị đau bụng cùng với gan nở rộng, rất có thể bạn đã mắc bệnh về gan.

Ngứa
Ngứa có thể được coi như một triệu chứng chung. Nhưng đó cũng là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư gan. Điều này xảy ra chủ yếu là do ảnh hưởng của sự gia tăng bilirubin trong cơ thể. Chức năng gan suy giảm sẽ dẫn đến tăng bilirubin, gây ngứa trên da.
Gan nở rộng
Gan nằm ở vùng bên phải của bụng trên, kéo dài đến giữa. Gan nở to làm bạn có thể sờ thấy nó ở vị trí này. Bạn nên theo dõi để nhận được những lời khuyên từ bác sĩ vì đây là những dấu hiệu quan trọng của bệnh ung thư gan.
Mệt mỏi
Nếu cảm thấy mệt mỏi kéo dài đi kèm với bất kỳ triệu chứng suy giảm chức năng gan nào khác, bạn có thể đã mắc ung thư gan. Mặc dù mệt mỏi là một triệu chứng chung, nhưng rất thường gặp ở bệnh nhân ung thư gan.
Buồn nôn và nôn
Nếu bạn bị buồn nôn và nôn mửa không rõ nguyên nhân, kiểm tra xem bạn có bất kỳ triệu chứng suy giảm chức năng gan khác không. Nôn và buồn nôn thường được coi là dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư gan.
Sút cân
Gan là cơ quan chính giúp cơ thể chúng ta trao đổi chất. Chức năng gan suy giảm sẽ khiến bạn bị sút cân. Sút cân được coi là một trong những triệu chứng quan trọng nhất của giai đoạn đầu tiên của ung thư gan.
Vàng da
Vàng da không phải là một căn bệnh, nó là một biểu hiện lâm sàng của suy giảm chức năng gan. Chức năng gan suy giảm gây ra tích tụ bilirubin trong cơ thể. Vàng da là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư gan.

Dễ bị ung thư gan với người bị viêm gan B

Khoảng 10-20% bệnh nhân xơ gan có thể biến thành ung thư gan. Bệnh nhân bị nhiễm virus B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường. 
Ước tính hiện có khoảng 8,6 triệu người Việt Nam nhiễm virus viêm gan B. Bệnh viêm gan siêu vi B thường phát triển theo các giai đoạn: viêm gan siêu vi B cấp, viêm gan siêu vi B mạn và những người lành nhưng mang mầm bệnh trong cơ thể.
Viêm gan siêu vi B cấp thường có biểu hiện giống như cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa, sụt cân, ăn kém ngon, ngứa khắp người. Người bị bệnh nặng hơn có thể gặp các triệu chứng sốt, vàng da, vàng mắt, đau bụng, đau khớp, đau cơ, nước tiểu có màu vàng sậm.

Khi chuyển sang giai đoạn viêm gan siêu vi B mạn tính thì người bệnh hầu như không có triệu chứng và luôn cảm thấy sức khỏe bình thường hoặc đôi khi có mệt mỏi, chán ăn. Hậu quả nghiêm trọng nhất của người bị viêm gan siêu vi B mạn tính là xơ gan với các biến chứng như có dịch trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hóa, ung thư.
Khi bệnh đã diễn tiến xơ gan thường khó hồi phục mặc dù tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy cần điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ gan. Khoảng 10-20% bệnh nhân xơ gan có thể biến thành ung thư gan. Bệnh nhân bị nhiễm virus B có xác suất ung thư gan cao gấp 200 lần người bình thường. Tại Việt Nam 60-70% ca ung thư gan có nhiễm virrus B, 20% nhiễm virus C.
Những người lành mang mầm bệnh là khi cơ thể nhiễm virus viêm gan B nhưng không có dấu hiệu hay triệu chứng viêm gan nào biểu hiện. Virus có thể ở trong cơ thể suốt đời, nhưng cũng có một lúc nào đó nó phát triển thành bệnh trong người và lây truyền cho người khác. Vì vậy cần cảnh giác bằng cách đến gặp bác sĩ mỗi 3-6 tháng tùy trường hợp để được kiểm tra.
Tùy theo quyết định của bác sĩ, một số trường hợp cần điều trị sớm và tích cực để loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa, làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan. Bên cạnh đó, người bệnh nên đi khám bác sĩ định kỳ nhằm đào thải toàn bộ, hoặc một phần lượng virus B trong cơ thể, đặc biệt ở trong gan những người lành có mang mầm bệnh.
Các loại thuốc sử dụng trong điều trị ung thư gan:
- Interferon: Có hiệu năng tăng cường khả năng miễn dịch, ngoài ra còn kháng virus. Khi dùng một số người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sốt, rụng tóc, mệt... TTuy nhiên, giá thuốc cao và thời gian điều trị lâu dài, vì vậy chỉ thích hợp với những bệnh nhân có điều kiện kinh tế khá giả.
- Lamivudin: Có hiệu năng kháng virus. Thời gian đạt được mục tiêu này phụ thuộc vào từng người, ít nhất là một năm trở lên và tái phát còn có thể dùng lại. Hiện nay tỷ lệ kháng lamivudin lên tới 70% vì thế không được chỉ định nhiều nhưng cũng có khoảng 20% người bệnh hầu như không bị kháng thuốc.
- Adefovir, entecavir, telbivudin: Thời gian đạt được mục tiêu điều trị ngắn hơn lamivudin. Tỷ lệ kháng thuốc thấp hơn lamivudin và có hiệu quả với những người bệnh đã kháng với lamivudin.
- Tenofovir: Là thuốc mới nhất được EU và Mỹ đưa vào sử dụng vào năm 2008. Qua các nghiên cứu cho thấy tenofovir tốt hơn các thuốc trước đó cả về mức đạt được hiệu quả và chưa bị kháng thuốc.
- Phối hợp các loại thuốc: Gần đây, nghiên cứu về việc phối hợp thuốc trong điều trị viêm gan siêu vi B bằng cách phối hợp chất tăng cường miễn dịch (interferon - pegylat) với chất kháng virus (lamivudin) cho kết quả tốt hơn dùng riêng lẻ mỗi thuốc. Tuy nhiên phối hợp hai chất kháng virus thì cho kết quả không đều, chưa ổn định và làm tăng chi phí điều trị nên chưa áp dụng trên lâm sàng.
Lời khuyên dành cho người viêm gan siêu vi B
- Thay đổi chế độ ăn uống: Nếu là người lành mang mầm bệnh, nên hạn chế uống rượu. Người nghiện rượu mắc bệnh viêm gan B thường hay bị xơ gan hơn. Chế độ ăn bình thường là thích hợp với hầu hết trường hợp viêm gan siêu vi B. Khi có dấu hiệu xơ gan nên giảm muối trong chế độ ăn.
- Thay đổi lối sống: Người bị nhiễm viêm gan siêu vi B thường lo lắng về nguy cơ truyền bệnh sang những người xung quanh, vì siêu vi B lây nhiễm qua tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân trong quan hệ tình dục.
Cần chú ý để tránh lây nhiễm cho người khác
- Khi phát hiện bị nhiễm siêu vi thì cần xét nghiệm để tầm soát đối với người thân như cha mẹ, anh em ruột, vợ chồng, con cái.
- Phụ nữ có thai khi bị viêm gan B có nguy cơ truyền bệnh sang cho con trong khi sinh là rất cao. Những trường hợp trẻ sinh ra mắc viêm gan B có tới 90% sẽ chuyển thành viêm gan B mạn tính. Cần phải chích ngừa cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh để hạn chế tới mức thấp nhất trường hợp lây nhiễm.
- Hiện nay đã có văcxin chủng ngừa cho những người tiếp xúc với người mang mầm bệnh. Người mang mầm bệnh cần có biện pháp phòng ngừa như không dùng chung các vật dụng cá nhân có nguy cơ lây nhiễm như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay, tránh làm lây máu khi bị vết thương, hãy lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.

Giảm nguy cơ ung thư gan với cà phê

Một nghiên cứu mới phát hiện, uống 3 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm tới 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư gan.
Tiến sĩ Carlo La Vecchia đến từ trường Đại học Milan, Italia và là người đứng đầu nghiên cứu mới, khẳng định: "Công trình của chúng tôi đã xác thực những tuyên bố trước đây rằng, cà phê tốt cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là gan".

Theo tiến sĩ Vecchia, ảnh hưởng tích cực của cà phê đối với ung thư gan có thể gián tiếp qua khả năng phòng chống bệnh tiểu đường, một yếu tố nguy cơ gây bệnh đã được biết đến, hoặc những tác động hữu ích đến các men gan và giúp cải thiện chứng xơ gan.
Ông Vecchia và các cộng sự đã tiến hành phân tích 16 báo cáo nghiên cứu uy tín được công bố trong giai đoạn từ năm 1996 - 2012 về tổng cộng 3.153 trường hợp khác nhau. Nhóm nghiên cứu cũng xem xét dữ liệu về 900 ca ung thư biểu mô gan (HCC) - một dạng ung thư gan phổ biến nhất, xảy ra gần đây hơn.
Bất chấp tính thống nhất trong kết quả của các nghiên cứu trước đây, rất khó để xác định liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa việc uống cà phê với bệnh ung thư HCC, hay liệu mối quan hệ này có thể một phần do thực tế rằng những người mắc bệnh về gan và tiêu hóa thường tự nguyện cắt giảm lượng cà phê hấp thụ hay không.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Vecchia, trong bất cứ trường hợp nào, việc uống cà phê hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư gan tới 50% so với những biện pháp phòng ngừa khác.
Các chuyên gia cho biết, bệnh ung thư gan nguyên phát hầu như có thể phòng tránh được thông qua việc tiêm chủng ngừa virus hepatitis B, kiểm soát việc lây truyền hepatitis C và giảm uống rượu cồn. Ba bước phòng ngừa này, về nguyên tắc, có thể giúp phòng tránh tới hơn 90% nguy cơ ung thư gan nguyên phát trên toàn thế giới.
Ung thư gan là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 6 trên thế giới và là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 vì ung thư cho dân số toàn cầu. Việc nhiễm trùng mạn tính các virus hepatitis B và C là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư gan. Các yếu tố nguy cơ có liên quan khác là rượu cồn, thuốc lá, chứng béo phì và bệnh tiểu đường.

Bệnh ung thư phổi cần cảnh giác

Mỗi năm cả nước có hơn 20.000 bệnh nhân ung thư phổi được phát hiện, 17.000 ca tử vong.
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu. Tình hình bệnh ở Việt Nam vẫn còn khá nặng nề, số bệnh nhân đang ngày càng tăng lên.
Giống như nhiều loại ung thư khác, ung thư phổi có thể được điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm. Chẳng hạn, với người bị ung thư phổi ở giai đoạn 1, tỷ lệ sống sót lên tới 70%. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân tại Việt Nam lại phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, không còn khả năng điều trị triệt để; rất ít người còn có khả năng cắt khối u.
Nếu được phẫu thuật ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm ở bệnh nhân ung thư phổi có thể đạt 40-50%. Đối với bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn (không còn khả năng phẫu thuật), tỷ lệ tử vong trong vòng 6 tháng tới một năm là 90%. Trong những trường hợp này, phương pháp xạ trị và hóa trị có thể giúp cải thiện tiên lượng và giảm bớt các triệu chứng. Các triệu chứng bệnh ung thư phổi ở giai đoạn sớm thường không đặc hiệu. Ho là biểu hiện thường gặp nhất nhưng nó cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Ngoài ra, một số người có thể thấy đau ngực, khó thở, ho ra máu, sụt cân, khàn tiếng...
Ung thư phổi có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hóa trị liệu, xạ trị liệu, miễn dịch trị liệu hay các phương pháp khác. Việc chọn lựa phương pháp điều trị phụ thuộc vào kích thước, vị trí, mô bệnh học của khối u, giai đoạn của bệnh, cũng như tổng trạng của bệnh nhân. Trong đó, phương pháp xạ trị là một phương pháp quan trọng và hiệu quả.

Nhận biết sớm ung thư phổi qua các dấu hiệu

Hiện nay ung thư phổi đang có xu hướng gia tăng mạnh trong các loại ung thư thường gặp. Bệnh xuất hiện ở những trẻ tuổi nhiều hơn, chiếm khoảng 12% tổng số các lại ung thư trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam ung thư phổi đứng hàng đầu trong 10 loại ung thư thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
Các yếu tô nguy cơ gây ra ung thư phổi.
Giới tính:
Nam giới có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn. Độ tuổi mắc ung thư phổi nằm ở khoảng 50-75 tuổi. Ở các nước phương Tây, tỷ lệ ung thư phổi ở nam giới trong những năm gần đây không gia tăng trong khi tỷ lệ mắc bệnh này ở nữ giới ngày càng gia tăng.
Địa lý:
Tùy theo vùng địa lý trên thế giới mà tỷ lệ ung thư phổi thay đổi khác nhau. Bệnh có tỷ lệ thấp hơn 5% tại các nước châu Phi. Ở châu Á và Nam Mỹ tỷ lệ khoảng 5-10%. Tỷ lệ ung thư phổi cao nhất ở châu Âu và Bắc Mỹ là 10-15%.
Thuốc lá:
Ở những người đã và đang hút thuốc lá tỷ lệ mắc ung thư phổi chiếm tỷ lệ cao khoảng 80% cộng thêm 5% là do hậu quả của việc tiếp xúc thụ động tới thuốc lá. Mức độ mắc bệnh nặng nhẹ phụ thuộc vào các yếu tố; số năm hút thuốc, số điếu hút trong ngày và tỷ lệ nhựa có trong điếu thuốc.

Những người nghiện thuốc lá có tỷ lệ 10- 13% nguy cơ mắc ung thư phổi với thời kỳ ẩn bệnh tử 30 đến 40 năm tính từ lúc người đó bắt đầu hút thuốc đến khi bệnh ung thư phổi xuất hiện.
Nghề nghiệp:
Môi trường làm việc cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc ung thư phổi, các chất sinh ung thư hay phóng xạ khiến ung thư phổi xuất hiện rõ trong từng ngành nghề khác nhau. Công nhân làm việc ở một số hầm mỏ có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn như : mỏ phóng xạ uranium, kền, cromate, công nhân làm việc trong một số ngành nghề có tiếp xúc amiant, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt. Việc tiếp xúc với khí radon, các ô nhiễm không khí từ kỹ nghệ kim loại nặng và môi trường ô nhiễm khói thuốc có liên quan đến sự xuất hiện ung thư phổi.
Các bệnh ở phế quản phổi:
Ung thư phổi xảy ra trên những sẹo xơ là vấn đề đã đề cập khá nhiều. Các sẹo xơ thường là do lao, nhồi máu phổi, viêm phổi hoặc bệnh bụi phổi. Cơ chế gây bệnh chưa rõ nhưng người ta cho rằng sự xơ hóa làm tắc nghẽn mạch bạch huyết gây tích tụ các chất sinh ung có thể dẫn đến ung thư.
Ô nhiễm không khí: do hơi đốt ở gia đình, xí nghiệp, hơi xả ra từ các động cơ.
Di truyền: chưa được chứng minh, nhưng có thể có yếu tố gia đình liên quan đến một số đột biến gen.
Những dấu hiệu sớm phát hiện ung thư phổi
Bệnh nhân cần được khám lâm sàng một cách tỉ mỉ, đối với các bệnh nhân đã biết rõ hoặc nghi ngờ ung thư phổi vì những biểu hiện đa dạng của diễn tiến tại chỗ - tại vùng và di căn xa.
Ung thư trong nhu mô phổi không gây đau đớn thế nên thường khi bệnh diễn tiến xa mới có các triệu chứng xuất hiện. Các triệu chứng xuất hiện vào lúc chẩn đoán ung thư phổi tùy thuộc vào vị trí và kích thước của khối bướu, của bất kỳ ổ di căn nào cũng như mức độ xâm lấn đến các cơ quan, sự xuất hiện ngẫu nhiên của dấu hiệu tiền ung thư.
Các triệu chứng thường gặp là ho, chiếm khoảng 70% các trường hợp, khó thở, ho ra máu, viêm phổi tái diễn, đau ngực. Có thể kèm triệu chứng khan tiếng, do khối bướu xâm lấn trực tiếp hay do các hạch bạch huyết ở trung thất bị di căn và làm liệt dây thanh âm.
Khi bướu ở tại đỉnh phổi, hiện tượng xâm lấn thành ngực và mạng thần kinh cánh tay gây đau cánh tay và đau vai kèm dị cảm da. Nhóm triệu chứng này được gọi là hội chứng Pancoast. Khi ung thư ở đỉnh phổi đã gieo rắc và xâm lấn hệ thần kinh giao cảm, hội chứng Horner xuất hiện với triệu chứng sụp mi cùng bên tổn thương (sa mí mắt), đồng tử co lại, lõm mắt (mắt thụt vào trong hốc mắt) và không bài tiết mồ hôi ở phía mặt cùng bên tổn thương.
Sụt cân là một dấu hiệu thường thấy, nhưng nó thường kết hợp với các triệu chứng khác, cho nên nó không phải là triệu chứng đặc hiệu riêng cho ung thư phổi.
Những dấu hiệu tiền ung thư: những dấu hiệu tiền ung thư rõ rệt gặp ở khoảng 10% bệnh nhân ung thư phổi. Tổng trạng bệnh nhân suy giảm do yếu tố hoại tử bướu. Bệnh lý xương khớp phì đại do phổi có lẽ do thiếu oxy mạn tính, biểu hiện bởi hiện tượng ngón tay dùi trống. Ngón tay dùi trống gồm sự gia tăng kích thước cả bề ngang các móng của ngón tay lẫn bề mặt lồi của ngón tay nhìn nghiêng. Các hội chứng khác gồm có rối loạn đông máu, các biểu hiện của da, thần kinh, nội tiết, thận và hệ cơ.
Ba loại xét nghiệm được đề cập nhiều nhất là cho việc tầm soát là chụp Xquang phổi, xét nghiệm tìm tế bào ung thư từ chất đàm, chụp cắt lớp điện toán ngực (CT Scan)
Tuy nhiên việc tầm soát cũng chỉ nhắm vào các đối tượng có nguy cơ cao. Theo các hướng dẫn từ Hiệp hội ung thư Mỹ khuyến cáo nên CT Scan hàng năm cho các đối tượng như tuổi 55-74 tuổi, hút thuốc trên 30 gói thuốc/năm hoặc đang hút thuốc hay đã ngưng hút thuốc trong vòng 15 năm trở lại.
Bên cạnh những thuận lợi từ việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư phổi như khả năng trị khỏi, giảm nguy cơ tử vong nhưng cũng có những bất lợi như:
+ Các nghiên cứu cho thấy những tổn thương bất thường khi phát hiện được cần phải có những bước để đánh giá tiếp theo, như các thầy thuốc sẽ dùng kim nhỏ chọc hút vào khối bướu hay đôi khi phải mổ để có được chẩn đoán chính xác, điều đó có thể gây ra tai biến không mong muốn trong khi phần lớn các bướu lại là lành tính.
+ Chụp Xquang làm tăng nguy cơ phơi nhiễm chất phóng xạ dẫn đến ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, cuối cùng khi kéo dài thời gian theo dõi các tổn thương ở phổi sẽ gây nên tâm trạng lo lắng cho người bệnh.
Phòng ngừa ung thư phổi
Bỏ thuốc lá:
Độ tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, số lượng điếu thuốc hút mỗi ngày, chủng loại thuốc lá… đều có mối liên quan chặt chẽ đến ung thư phổi. Hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư, bỏ thuốc lá có thể giảm rõ rệt tỷ lệ mắc ung thư phổi.
Tỷ lệ mắc ung thư phổi của người hút thuốc lá so với những người không hút cao hơn gấp 10 lần. Do đó việc cần nhấn mạnh đầu tiên để phòng tránh ung thư phổi là bỏ thuốc lá và cũng tránh xa những làn khói thuốc xung quanh.
Tập thể dục thường xuyên:
Các vận động thể lực kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.
Chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả:
Phòng tránh ung thư phổi nên bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Hãy ăn các loại rau đa dạng, nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam… Những thực phẩm này không chỉ có thể phòng bệnh hiệu quả mà còn rất tốt cho những bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch vành…
Tránh tiếp xúc với phóng xạ và kim loại nặng:
Đối với những công nhân làm việc trong môi trường rò rỉ hóa chất cũng phải áp dụng những biện pháp bảo hộ hiệu quả, tránh hoặc giảm tối thiểu việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại gây ung thư.

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Các triệu chứng ban đầu của ung thư phổi

Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Nó là một nguyên nhân hàng đầu của tử vong ung thư ở nam giới và phụ nữ ở Hoa Kỳ. Thuốc lá hút thuốc gây ra hầu hết các bệnh ung thư phổi. Các thuốc lá nhiều hơn bạn hút thuốc mỗi ngày và trước đó bạn bắt đầu hút thuốc, nguy cơ của bạn cao hơn của bệnh ung thư phổi. Mức độ ô nhiễm, bức xạ và tiếp xúc với amiăng cũng có thể làm tăng nguy cơ.


Các triệu chứng bệnh ung thư phổi thường gặp bao gồm
  • Ho không khỏi và trở nên tệ hơn theo thời gian
  • Đau ngực liên tục
  • Ho ra máu
  • Khó thở, thở khò khè, hoặc khàn tiếng
  • Vấn đề lặp đi lặp lại với viêm phổi hoặc viêm phế quản
  • Sưng mặt và cổ
  • Chán ăn hoặc giảm cân
  • Mệt mỏi
Các bác sĩ chẩn đoán ung thư phổi bằng cách sử dụng một bài kiểm tra kỳ thi, hình ảnh, và các phòng thí nghiệm vật lý. Điều trị tùy thuộc vào loại, sân khấu, và thế nào nâng cao nó được. Phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, và liệu pháp nhắm mục tiêu. Liệu pháp nhắm mục tiêu sử dụng các chất đó tấn công các tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến các tế bào bình thường.

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Nguyên nhân của bệnh ung thư gan

Nguyên nhân chính xác của ung thư gan chưa được biết rõ, nhưng nhiều trường hợp có liên quan đến một vấn đề với gan gọi là xơ gan . Đây là nơi mà các mô của gan đã trở thành sẹo và không thể thực hiện nhiều chức năng thông thường của nó.
Ung thư gan là một điều kiện mà các tế bào trong một phần cụ thể của cơ thể phát triển và sinh sản không kiểm soát được, sản xuất một khối u của mô gọi là bướu.

Trong trường hợp ung thư gan, nó là không chắc chắn lý do tại sao và làm thế nào các tế bào gan bị ảnh hưởng, nhưng có vẻ như xơ gan có thể làm tăng cơ hội của một người phát triển bệnh này.
Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp xơ gan thì không dẫn đến ung thư gan, xơ gan và những người không còn có thể phát triển bệnh ung thư gan.
Nguyên nhân ung thư gan thường gặp của xơ gan
Các nguyên nhân chính gây xơ gan ở Anh được trình bày dưới đây.
Uống nhiều rượu và có hại
Gan là một cơ quan dai và đàn hồi. Nó có thể chịu đựng một mức độ cao về thiệt hại đó sẽ phá hủy các cơ quan khác và có khả năng tái sinh tự. Nhưng bất chấp khả năng phục hồi của gan, uống rượu quá mức trong nhiều năm có thể làm hỏng nó.
Mỗi khi bạn uống rượu, gan của bạn lọc ra các rượu độc từ máu và một số tế bào gan chết. Gan có thể tái tạo tế bào mới, nhưng nếu bạn uống quá nhiều rượu trong nhiều năm, gan của bạn sẽ mất đi khả năng để làm điều này và nó có thể trở nên hư hỏng và sẹo theo thời gian.
Bệnh gan nhiễm mỡ không cồn
Bệnh gan nhiễm mỡ không cồn xảy ra khi trữ lượng nhỏ chất béo tích tụ trong các mô của gan. Đó là một tình trạng phổ biến và không gây triệu chứng đáng chú ý trong hầu hết mọi người.
Tuy nhiên, ở một số người cấp độ cao của chất béo có thể làm cho gan bị viêm. Theo thời gian, các viêm nhiễm có thể gây sẹo gan.
Nguyên nhân chính xác của bệnh gan nhiễm mỡ không cồn là không rõ ràng, nhưng nó liên quan với béo phì và bệnh tiểu đường loại 2 .
Viêm gan C
Một nhiễm trùng lâu dài của bệnh viêm gan C có thể gây viêm và sẹo gan.
Viêm gan C lây truyền qua tiếp xúc với máu. Cách phổ biến nhất trên toàn thế giới bao gồm điều này xảy ra thực hành kém y tế với việc sử dụng kim tiêm bị nhiễm, hoặc sử dụng ma túy tiêm, nơi mà bất kỳ mục nào của tiêm chích (không chỉ kim) được chia sẻ.
Nếu bạn hút thuốc hay thường xuyên uống rượu và bị viêm gan C, nguy cơ phát triển bệnh ung thư gan tăng hơn nữa.
Điều trị sớm các bệnh viêm gan C lâu dài với thuốc kháng virus có thể ngăn ngừa gan trở thành sẹo.
Các nguyên nhân khác của bệnh xơ gan
Nguyên nhân ít phổ biến của xơ gan ở Anh được mô tả dưới đây.
Viêm gan siêu vi B
Viêm gan B là một loại virus có thể lây lan qua máu bị ô nhiễm và các loại khác của chất dịch cơ thể, chẳng hạn như nước bọt, tinh dịch và dịch âm đạo.
Cũng giống như bệnh viêm gan C, viêm gan B lây truyền qua tiếp xúc với máu. Nó thường được lây từ mẹ sang con khi sinh hoặc trẻ này với trẻ trong cuộc sống ban đầu (thường ở các khu vực bên ngoài nước Anh, nơi bệnh là rất phổ biến), và rất hiếm khi quan hệ tình dục hoặc thông qua tiêm chích ma túy.
Nó ảnh hưởng đến khoảng 1 trong mỗi 200 người ở Anh. Hầu hết những người bị nhiễm đã được sinh ra trong các bộ phận của thế giới, nơi các vi rút viêm gan B là rất phổ biến.
Như với viêm gan C, viêm gan B cũng có thể gây viêm và sẹo gan theo thời gian.
Nếu bạn hút thuốc hay uống rượu và bị viêm gan B, nguy cơ phát triển ung thư gan tăng hơn nữa.
Điều trị sớm lâu dài viêm gan B bằng thuốc kháng virus không phải luôn luôn cần thiết, nhưng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ gan trở thành sẹo.
Haemochromatosis
Haemochromatosis là một bệnh di truyền nơi các cửa hàng cơ thể quá nhiều chất sắt từ thực phẩm.
Mức dư thừa sắt có tác dụng độc trên sẹo gan và gây ra thời gian qua, mặc dù điều trị có thể làm giảm nguy cơ của các điều kiện dẫn đến ung thư gan.
Xơ gan mật tiên
Xơ gan mật tiên phát là một tình trạng gan hiếm gặp và chưa được hiểu rõ ước tính ảnh hưởng đến khoảng 1 trong mỗi 3.000 người ở Anh và xứ Wales.
Một trong những chức năng chính của gan là để tạo ra một chất lỏng gọi là mật, được sử dụng bởi cơ thể để giúp phá vỡ chất béo. Các mật được vận chuyển đến hệ thống tiêu hóa thông qua một loạt các ống gọi là ống dẫn mật.
Vì những lý do không rõ ràng, trong trường hợp của xơ gan mật tiên các ống dẫn mật dần dần trở nên hư hỏng. Việc này đã dẫn đến một build-up của mật bên trong gan, gây tổn thương gan và gây xơ gan.

Phát hiện ung thư gan sớm

Nó thường là khó để tìm ung thư gan sớm vì các dấu hiệu và triệu chứng ung thư gan thường không xuất hiện cho đến khi nó đang ở trong giai đoạn sau. Các khối u gan nhỏ rất khó phát hiện trên một kỳ thi vật lý bởi vì hầu hết gan được bao phủ bởi các xương sườn bên phải. Bởi thời gian một khối u có thể được cảm nhận, nó có thể đã được khá lớn.

Không có xét nghiệm sàng lọc khuyến cáo rộng rãi cho bệnh ung thư gan ở những người không có nguy cơ tăng lên.(Sàng lọc được thử nghiệm cho bệnh ung thư ở những người không có bất kỳ triệu chứng.) Nhưng thử nghiệm có thể được đề nghị cho một số người có nguy cơ cao hơn.
Nhiều bệnh nhân bị ung thư gan có lâu xơ gan (hình thành mô sẹo từ tổn thương tế bào gan). Các bác sĩ có thể làm xét nghiệm để tìm ung thư gan nếu một bệnh nhân xơ gan bị nặng hơn không có lý do rõ ràng.
Đối với những người có nguy cơ cao bị ung thư gan do xơ gan (từ bất kỳ nguyên nhân) hoặc nhiễm trùng viêm gan B mãn tính (thậm chí không có xơ gan), một số chuyên gia khuyên bạn nên tầm soát ung thư gan với alpha-fetoprotein (AFP) xét nghiệm máu và siêu âm mỗi 6-12 tháng. Trong một số nghiên cứu, sàng lọc được liên kết để cải thiện sự sống còn của bệnh ung thư gan.
Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để có hình ảnh của cơ quan nội tạng.
AFP là một protein có thể có mặt ở các cấp độ tăng lên ở những bệnh nhân bị ung thư gan. Nhưng nhìn vào mức AFP không phải là một thử nghiệm hoàn hảo cho ung thư gan. Nhiều bệnh nhân bị ung thư gan sớm có mức AFP bình thường. Ngoài ra, nồng độ AFP có thể được tăng từ các loại ung thư khác cũng như một số điều kiện gan không phải ung thư.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ không có khuyến cáo tầm soát ung thư gan

Phẫu thuật trong điều trị ung thư phổi

Phẫu thuật cắt bỏ vẫn là lựa chọn duy nhất phù hợp và thành công để chữa bệnh cho bệnh nhân được chẩn đoán là bị ung thư phổi. Đối với tùy chọn này có tính khả thi, các ung thư phải cắt bỏ hoàn toàn, và các bệnh nhân phải có khả năng chịu đựng được các can thiệp phẫu thuật được đề xuất. Các vấn đề về khả năng cắt bỏ-tham khảo dàn dựng trước phẫu thuật bao gồm cả nghiên cứu hình ảnh và sinh thiết, trong khi vấn đề khả năng hoạt động liên quan đến việc đánh giá các yếu tố bệnh nhân và phương pháp phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ phẫu thuật và bệnh tật. Thật vậy, phẫu thuật ung thư phổi là nổi bật trong chẩn đoán, dàn dựng, điều trị, chữa bệnh, và chăm sóc giảm nhẹ. Staging vẫn không thể thiếu để quản lý và cần thiết cho bệnh nhân ung thư phổi. Dàn trung thất, đặc biệt, là tối quan trọng bởi vì các thông tin tiên lượng nó cung cấp là vô giá trong việc xác định điều trị thích hợp.
Điều trị phẫu thuật ung thư phổi cho chữa bệnh tiềm năng vẫn khẳng định dựa trên việc đạt được một cắt bỏ hoàn toàn (R0 cắt bỏ). Các tiêu chuẩn tiêu chuẩn hiện hành đối với mức độ cắt bỏ phổi là cắt bỏ thuỳ cho các khối u có thể cắt bỏ ở bệnh nhân coi là có thể chịu được một cắt bỏ như vậy. Tiêu chuẩn này được dựa trên kết quả của một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát tương lai tăng trưng bày các tồn tại lâu dài và giảm tái phát tại chỗ ở những bệnh nhân trải qua cắt bỏ thuỳ so với những người trải qua cắt bỏ hạn chế (ví dụ, nêm cắt bỏ hoặc segmentectomy). 
Tuy nhiên gần đây, một số sáng kiến ​​phẫu thuật đã tập trung vào việc mở rộng điều kiện cho phẫu thuật cắt bỏ ung thư phổi cho bệnh nhân trên lề khả năng hoạt động. Đầu tiên, các báo cáo khác nhau được xem xét lại việc cắt bỏ thuỳ là cần thiết cho nhỏ (<2 cm) các khối u không có bằng chứng của hạch bạch huyết lây lan. Với kết quả khác nhau từ nghiên cứu hồi cứu chủ yếu là nhỏ, cắt bỏ thuỳ vẫn là tiêu chuẩn cho quản lý phẫu thuật NSCLC, với một tỷ lệ tử vong phẫu 1,3%. Dù segmentectomy hoặc nêm cắt có thể điều trị đầy đủ nhỏ, phế quản ngoại biên hoặc bệnh ung thư phổi cấp thấp khác để ngăn ngừa tái phát tại chỗ và cải thiện sự tồn tại lâu dài sẽ không được trả lời dứt khoát cho đến khi một thử nghiệm ngẫu nhiên và thăm lại này vấn đề.
Trên một mặt trận riêng biệt, thủ tục phẫu thuật tối thiểu truy cập đang mở rộng phạm vi áp dụng của phẫu thuật cắt bỏ để bệnh nhân khả năng hoạt động bên lề. Video-hỗ trợ cắt bỏ thuỳ, được cung cấp bởi một số lượng ngày càng tăng của các trung tâm phẫu thuật, có thể cung cấp một phương pháp ít xâm lấn của việc hoàn thành các phẫu thuật cắt oncologic cùng với một tỷ lệ tương tự tồn tại lâu dài, do đó cho phép một số bệnh nhân phải trải qua phẫu thuật cắt người không ứng cử viên cho mở ngực tiêu chuẩn bởi vì bệnh tật của mình. Như tuổi của tăng dân số nói chung như thế nào thì tuổi trung bình của bệnh nhân gọi cho phẫu thuật cắt bỏ u phổi.  Là kỹ thuật cho cắt bỏ hạn chế hoặc ít xâm lấn trở nên có sẵn, bệnh nhân trong thập kỷ thứ chín đang ngày càng trải qua phẫu thuật cắt bỏ thành công ung thư phổi của họ với sự tồn tại lâu dài có ý nghĩa.