2014-12-28

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến tiền liệt

Nguyên nhân gây ra ung thư tiền liệt tuyến vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số nguyên nhân được cho là có nguy cơ gây ung thư tiền liệt tuyến là: tuổi thọ, di truyền, sự thay đổi của hormon nội tiết tố, độc chất trong môi trường, hoá chất và các sản phẩm công nghiệp. Bác sĩ không thể giải thích tại sao người đàn ông này bị ung thư tuyến tiền liệt nhưng người đàn ông khác lại không bị.
Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc loại ung thư này. Họ đã chỉ ra những yếu tố nguy cơ dưới đây có liên quan tới ung thư tuyến tiền liệt:
Độ tuổi. Ở Mỹ ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện chủ yếu ở những nam giới trên 55 tuổi. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân khi chẩn đoán bệnh là 70 tuổi.
Tiền sử gia đình có ung thư tuyến tiền liệt. Nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở một người đàn ông tăng lên khi bố hoặc anh em trai của người đó bị mắc loại ung thư này.
Chủng tộc. Loại ung thư này ở những nam giới người Mỹ gốc Phi thường gặp hơn so với người da tráng. Bệnh ít gặp hơn ở những nam giới gốc da đỏ và người châu Á.
Chế độ ăn uống và các yếu tố dinh dưỡng. Một số bằng chứng cho thấy rằng chế độ ăn có hàm lượng mỡ động vật cao có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt còn chế độ ăn có nhiều rau và trái cây tươi có thể làm giảm nguy cơ phát triển loại ung thư này. Các nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu xem có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới bằng cách bổ sung thêm một số chất vào chế độ ăn hay không.
Mặc dù một vài nghiên cứu đề xuất việc thắt ống dẫn tinh có thể làm tăng nguy cơ phát triển  bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới, nhưng hầu hết các nghiên cứu không ủng hộ điều này. Các nhà khoa học đã nghiên cứu những yếu tố như tăng sản tuyến tiền liệt lành tính, béo phì, ít tập thể dục, hút thuốc lá, tiếp xúc với chất phóng xạ hoặc các loại virút lây qua đường tình dục có làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt không. Hiện nay có rất ít bằng chứng chứng tỏ những yếu tố này làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Những triệu chứng quan trọng của ung thư tuyến tiền liệt

Bệnh ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn đầu, thường không phát hiện những biểu hiện lâm sàng đặc trưng, nhưng theo đà phát triển liên tục của khối u, ung thư tiền liệt tuyến sẽ biểu hiện ra nhiều triệu chứng, đồng thời những triệu chứng đó cũng ngày một nghiêm trọng hơn, nói chung sẽ xoay quanh 3 biểu hiện chủ yếu sau:
Triệu chứng ung thư tiền liệt tuyếnTắc nghẽn đường tiểu:
Do thể tích khối u ngày một tăng lên, khiến cho niệu đạo bị chèn nhỏ lại, chính vì vậy mà bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt sẽ cảm thấy đi tiểu gặp cản trở, đi tiểu nhiều, tiểu dắt, thậm chí tiểu buốt…những hiện tượng này sẽ nghiêm trọng hơn dần lên theo sự phát triển của khối u, một số bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối thậm chí do hoàn toàn không thể tiểu được nữa gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang.
Ảnh hưởng không tốt đến các bộ phận khác:
khi các tế bào ung thư tiền liệt tuyến xâm lấn đến các cơ quan xung quanh sẽ gây ra 1 loạt các hiện tượng xâm lấn cục bộ, ví dụ khối u xâm lấn đến dây thần kinh và vùng chậu, sẽ khiến cho bệnh nhân đau khó chịu ở vùng bụng dưới và tầng sinh môn, thậm chí có một số người xuất hiện đau đớn ở tinh hoàn, dương vật và vùng lưng; khối u xâm lấn đến bàng quang, túi tinh…sẽ gây ra hiện tượng tiểu ra máu, xuất tinh ra máu (tức là trong tinh dịch có máu); khối u xâm lấn đến niệu quản gây ra hiện tượng thận tích nước; khi niệu đạo bị xâm lấn sẽ dễ khiến cho bệnh nhân bị bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ được.
Ung thư di căn:
Ung thư tuyến tiền liệt rất dễ di căn đến xương, làm phá hỏng tế bào xương và đồng thời cũng tạo ra cho bệnh nhân biến chứng đau nhức khó chịu, còn làm tăng thêm nguy cơ bị gãy xương; khi tuỷ bị tổn thương có thể gây ra miễn dịch kém, thiếu máu.; ung thư di căn tới huyết quản và xung quanh tuyến hạch, có thể gây cản trở việc lưu thông máu và bạch cầu, bệnh nhân sẽ xuất hiện phù chân và tầng sinh môn; ung thư di căn đến phổi có thể gây ra đau ngực, nhiễm trùng phổi, hô hấp khó khăn, ho ra máu…; ung thư di căn đến gan có thể gây ra khó chịu ở vùng gan, vàng da…; ung thư di căn đến não gây ra đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tinh thần kém minh mẫn…; ung thư giai đoạn cuối bệnh nhân sẽ có biểu hiện tràn dịch màng phổi, dịch ổ bụng, toàn thân phù.
Phát hiện ung thư tuyến tiền liệt
Những xét nghiệm sau đây được sử dụng để phát hiện các bất thường ở tuyến tiền liệt, nhưng chúng không thể quyết định rầng những triệu chứng bất thường đó là ung thư hay do một bệnh khác ít nghiêm trọng hơn gây ra. Bác sĩ sẽ xem xét các kết quả xét nghiệm và cân nhác việc quyết định khám thăm dò tìm thêm triệu chứng ung thư của bệnh nhân. Bác sĩ có thể giải thích thêm về các xét nghiệm.
Thăm trực tràng. Bác sĩ dùng một ngón tay đi găng và được bôi trơn vào trực tràng thăm tuyến tiền liệt qua thành trực tràng để kiểm tra những vùng bị cứng hoặc nổi cục.
Xét nghiệm máu định lượng kháng nguyên đặc hiệu tuyến tĩên liệt (PSA). Nồng độ PSA trong máu có thể tăng lên ở những người bị ung thư tuyến tiền liệt, phì đại lành tính hoặc nhiễm khuẩn tuyến tiền liệt.
Triệu chứng lâm sàng của bênh ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn sớm thường không có triệu chứng. Nhưng  ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ra những triệu chứng sau:
- Đái rắt, đặc biệt là vào ban đêm.
- Bí đái hoặc đi tiểu không hết bãi
- Không tiểu tiện được
- Dòng nước tiểu yếu hoặc ngắt quãng
- Đau và rát khi đi tiểu
- Khó cương
- Đau khi xuất tinh
- Có máu trong nước tiểu hoặc trong tinh dịch
- Thường bị đau và co cứng ở phần dưới lưng, mông và phần trên đùi.
Bất kỳ triệu chứng nào trong số này có thể do ung thư hay bệnh khác ít nghiêm trọng hơn gây ra, cháng hạn như phì đại lành tính tuyến tiền liệt hoặc nhiễm khuẩn. Khi một nam giới có những triệu chứng giống như vậy thì nên đến bác sĩ khám hoặc đến bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.

Ung thư tuyến tiền liệt được chẩn đoán như nào?

Ung thư tiền liệt tuyến là bệnh ung thư thường gặp ở nam giới, thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng. Mặc dù ung thư tuyến tiền liệt phát triễn rất chậm, tuy vậy ung thư này cũng gây tử vong 10% trong các trường hợp tử vong vì ung thư, hàng ngàn người chết vì bệnh này mỗi năm.
Chẩn đoán phân biệt ung thư tuyến tiền liệt bao gồm:
  • Phì đại lành tính tiền liệt tuyến
  • Sỏi
  • Nang tiền liệt tuyến
  • Lao tiền liệt tuyến
  • Viêm tiền liệt tuyến
1. Chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến
Chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyếnNếu một người có những triệu chứng hay kết quả xét nghiệm nghi ung thư tuyến tiền liệt, khi đến khám bác sĩ sẽ tìm hiểu về bệnh sử, tiền sử cá nhân và gia đình, tiến hành khám và có thể chi định các xét nghiệm cận lâm sàng. Thăm khám và xét nghiệm có thể bao gồm thăm trực tràng, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra xem có máu hay có bị nhiễm khuẩn không và xét nghiệm máu để đo nồng độ PSA.
Trong một số trường hợp bác sĩ còn có thể đo nồng độ phosphataza acid tuyến tiền liệt (PAP) trong máu đặc biệt là khi kết quả xét nghiệm PSA nghi có bất thường. Bác sĩ có thể thăm dò thêm để tìm nguyên nhân gây ra triệu chứng. Những xét nghiệm này bao gồm:
- Siêu âm qua trực tràng. Những sóng âm mà con người không thể nghe thấy (siêu âm) được phát ra từ một đầu dò đưa vào trực tràng. Những sóng âm này phản hồi lại để ghi lại thành hình ảnh của tuyến tiền liệt và máy vi tính sử dụng hình ảnh được dội lại này để tạo nên một hình ảnh siêu âm.
- Phim chụp bể thận - tiết niệu có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch.
- Soi bàng quang cho phép bác sĩ quan sát niệu đạo và bàng quang qua một ống soi nhỏ có nguồn sáng.
- Sinh thiết: Nếu kết quả xét nghiệm nghi có ung thư bệnh nhân sẽ cần phải được tiến hành sinh thiết. Trong quá trình sinh thiết bác sĩ cắt mẫu mô ở tuyến tiền liệt, thường là bằng kim. Bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ quan sát những mô này dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Nếu có ung thư bác sĩ thường thông báo mức độ của khối u. Mức độ khối u cho chúng ta biết mức độ mô ung thư khác mô thường như thế nào và tốc độ phát triển của khối u. Một cách phân mức độ ung thư tuyến tiền liệt, được gọi là hệ thống Gleason, sử dụng thang điểm từ 2 đến 10. Một hệ thống khác sử dụng từ Gi đến G4. Khối u có mức điểm cao hơn thì khả năng phát triển và lan nhanh hơn những khối u có mức điểm thấp hơn.
Nếu kết quả thăm khám và xét nghiệm không phải  ung thư, bác sĩ có thể chỉ định thuốc để làm giảm triệu chứng do hiện tượng tuyến tiền liệt to lên gây ra. Phẫu thuật cũng là một cách làm giảm bớt những triệu chứng này. Phẫu thuật thường được sử dụng nhất là cắt tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo (TURP hau TUR). Khi tiến hành TURP. Một dụng cụ được đưa qua niệu đạo để cắt bỏ phần mô tuyến tiền liệt chèn lên phần trên niệu đạo và gây cản trở dòng nước tiểu.
2. Các giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt 
Nếu phát hiện ra ung thư ở tuyến tiền liệt, bác sĩ cần biết giai đoạn hay phạm vi của bệnh. Phân giai đoạn là để tìm xem ung thư đã lan ra chưa và nếu rồi thì lan tới bộ phận nào của cơ thể. Bác sĩ tiến hành nhiều xét nghiệm máu và thăm dò hình ảnh khác nhau để xác định được giai đoạn của bệnh. Việc điều trị phụ thuộc vào những phát hiện này.
Xác định giai đoạn ung thư tuyến tiền liệt là một quá trình phức tạp. Bác sĩ có thể mô tả các giai đoạn bằng cách sử dụng chữ số La mã (I-IV) hay chữ in (A-D). Dưới đây là những biểu hiện chính của từng giai đoạn:
- Giai đoạn I hay giai đoạn A. Không phát hiện ra ung thư khi thăm trực tràng. Có thể tình cờ phát hiện ra khi tiến hành phẫu thuật vì lý do khác, thường là phẫu thuật để điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Không có bằng chứng cho thấy ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt.
- Giai đoạn II hay giai đoạn B. Khối u đã lan tỏa nhiều hơn trong mô tuyến tiền liệt, có thể phát hiện ra khi thăm trực tràng, cũng có thể phát hiện ra khi tiến hành sinh thiết do nồng độ PSA cao. Không có bằng chứng cho thấy ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt
- Giai đoạn III hay giai đoạn C. Ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt tới các mô lân cận.
- Giai đoạn IV hay giai đoạn D. Ung thư đã lan vào hạch và các bộ phận khác của cơ thể.
Để biết thêm thông tin chi tiết về cơ chế phát sinh, triệu chứng, yếu tố nguy cơ và phương pháp   điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt, bạn có thể đến  Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt.

Tìm hiều về ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiến liệt là bệnh lý ác tính thường thấy ở hệ sinh sản của nam giới, Ung thư tuyến tiền liệt rất hiếm thấy ở nam giới dưới 45 tuổi, nhưng tỷ lệ mắc bệnh gia tăng nhanh theo sự tăng lên của tuổi tác. Nguy cơ nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt ở độ tuổi 50 – 59 là 10%, nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt đó sẽ tăng lên đến 70% ở nam giới độ tuổi 80 – 90.

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư rất thường gặp ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, ít gặp ở các nước đang phát triển. Ở nước ta ung thư tuyến tiền liệt không thường gặp, nhưng tỷ lệ mắc đang ngày một tăng và trở thành nỗi lo của đàn ông lớn tuổi.
Tuyến tiền liệt là một tuyến trong hệ cơ quan sinh dục nam. Nó sản xuất và chứa đựng tinh dịch, một loại dịch màu trắng sữa nuôi dưỡng tinh trùng. Dịch này được tiết ra để góp phần cấu thành tinh dịch.
Tuyến tiền liệt có kích thước gần bẳng quả óc chó. Nó nằm dưới bàng quang và phía trước trực tràng. Nó bao quanh phần trên niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài). Nếu tuyến tiền liệt phát triển quá to, chèn ép lên niệu đạo làm dòng nước tiểu thoát ra ngoài có thể bị chậm lại hoặc bị dừng lại.
Để hoạt động bình thường, tuyến tiền liệt cần có hoóc- môn sinh dục nam (các androgen). Hooc-môn sinh dục nam quy định đặc tính của nam giới. Hooc-môn sinh dục nam chủ yếu là testosteron, chủ yếu do tinh hoàn sản xuất ra. Các tuyến thượng thận sản xuất một lượng nhỏ một số hoóc-môn sinh dục nam.
Ung thư tuyến tiền liệt là một khối u ác tính phát triển trong tuyến tiền liệt, một tuyến có kích cỡ quả óc chó dưới bàng quang ở nam giới sản xuất tinh dịch. Hầu hết các ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm nhưng có những trường hợp xâm lấn, và các khối u có thể lan ra các phần khác của cơ thể, đặc biệt là xương và các hạch bạch huyết.
Ung thư tuyến tiền liệt là loại ung thư biểu mô tuyến, chủ yếu là loại biệt hóa tốt. Ung thư nguyên phát tuyến tiền liệt có thể gồm một hoặc nhiều ổ. Khoảng 50% số bệnh nhân khi chẩn đoán đã có di căn xa, thường hay gặp là di căn vào xương. Nhờ nghiên cứu mà hiểu biết của chúng ta về ung thư tuyến tiền liệt ngày càng được tăng lên. Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu về những nguyên nhân có thể gây ra ung thư tuyến tiền liệt và tìm kiếm những phương pháp mới để phòng chống, phát hiện, chẩn đoán và điều trị căn bệnh này. Nhờ có những nghiên cứu này, nguy cơ tử vong do ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới hiện nay đã giảm xuống.

Phương pháp điều trị ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản thường được điều trị bằng tia xạ hoặc bằng phẫu thuật. Đây là các phương pháp điều trị tại chỗ, có nghĩa là chúng chỉ ảnh hưởng tới tế bào ung thư ở vùng được điều trị. Một số bệnh nhân có thể được điều trị bằng hóa chất, được gọi là điều trị toàn thân, có nghĩa là thuốc được vận chuyển đi khắp các mạch máu. Chúng có thể đến được các tế bào ung thư trên toàn bộ cơ thể. Bác sĩ có thể chỉ sử dụng một phương pháp hoặc có thể kết hợp các phương pháp, tuỳ thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân được giới thiệu đến bác sĩ chuyên điều trị các loại ung thư khác nhau. Thông thường, có nhiều chuyên gia cùng làm việc trong một đội. Đội ngũ bác sĩ điều trị có thể bao gồm một bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ tai mũi họng, bác sĩ ung thư, bác sĩ tia xạ ung thư, bác sĩ chuyên về phát âm, y tá và chuyên gia dinh dưỡng. Nha sĩ cũng có thể là một thành viên quan trọng trong đội ngũ này, đặc biệt là đối với bệnh nhân được điều trị bằng tia xạ.
Liệu pháp chiếu xạ:
Liệu pháp tia xạ sử dụng những tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào  ung thư và ngăn chặn chúng phát triển. Tia được chiếu vào khối u và vùng xung quanh nó. Bất cứ khi nào có thể, bác sĩ thường gợi ý phương pháp điều trị này vì nó có thể phá huỷ khối u mà không làm bệnh nhân mất tiếng. Liệu pháp chiếu xạ có thể kết hợp với phẫu thuật; nó có thể được sử dụng để làm co nhỏ khối u trước khi phẫu thuật hoặc tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật. Hơn nữa, phương pháp chiếu xạ có thể được sử dụng để điều trị những khối u không thể cắt bỏ được hoặc những bệnh nhân không thể phẫu thuật vì những lý do khác. Nếu khối u tái phát sau phẫu thuật, nói chung người ta thường điều trị nó bằng tia xạ.
Phẫu thuật:
Phẫu thuật hoặc phẫu thuật kết hợp với tia xạ được chi định cho một số bệnh nhân mới được chẩn đoán ung thư. Hơn nữa, phẫu thuật là phương pháp điều trị thường được áp dụng nếu khối u không đáp ứng với liệu pháp chiếu xạ hoặc phát triển trở lại sau khi chiếu xạ. Khi bệnh nhân cần phẫu thuật, kiểu phẫu thuật phụ thuộc chủ yếu vào kích thước và vị trí chính xác của khối u.
Nếu khối u ở trên dây thanh âm rất nhỏ, bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng tia laser, một chùm ánh sáng mạnh. Chùm sáng này có thể cắt bỏ khối u theo cách giống như dùng một dao mổ.
Điều trị ung thư thanh quản
Phẫu thuật cắt bỏ thanh quản
Phẫu thuật để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thanh quản được gọi là thủ thuật cắt thanh quản bán phần hoặc toàn bộ. Trong cả hai loại phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật phải mở khí quản, tạo ra một lỗ thoát ra phía trước cổ (lỗ thoát có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn). Không khí đi vào và ra khỏi khí quản và phổi qua lỗ mở khí quản này. Một ống mở thông khí quản giữ cho đường dẫn khí mới này ở trạng thái mở.
Phẫu thuật cắt bỏ thanh quản bán phần có thể bảo toàn giọng nói. Bác sĩ phẫu thuật chi cắt bỏ một phần hộp âm thanh - chỉ cắt một dây thanh âm hoặc một đoạn dây thanh âm hoặc chi cắt nắp thanh quản - và lỗ mở khí quản chỉ là tạm thời. Sau một thời gian hồi phục ngắn, ống mở thông khí quản được rút ra và lỗ thông đóng lại. Bệnh nhân có thể thở và nói chuyện như bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, giọng nói có thể bị khàn hoặc yếu đi.
Trong phẫu thuật cắt bỏ thanh quản toàn bộ, toàn bộ hộp âm thanh được cắt bỏ và lỗ thoát được mở vĩnh viễn. Người bị cắt thanh quản thở qua lỗ mở khí quản. Người có thanh quản bị cắt phải học nói theo cách mới.
Nếu bác sĩ cho rằng ung thư có thể đã bắt đầu lan thì các hạch ở cổ và một số mô ở quanh chúng được cắt bỏ. Những hạch này thường là những vị trí đầu tiên ung thư lan tới.
Hóa trị liệu:
Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc điều trị ung thư thanh quản để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ có thể gợi ý một loại thuốc hoặc kết hợp nhiều loại thuốc. Trong một số trường hợp, các thuốc chống ung thư được sử dụng để làm co nhỏ khối u trước khi bệnh nhân được phẫu thuật hoặc chiếu xạ. Hơn nữa, hóa chất có thể được sử dụng để điều trị ung thư đã lan.
Thuốc điều trị ung thư thanh quản thường được tiêm vào mạch máu. Thông thường thuốc được điều trị theo chu kỳ - một đợt điều trị được nối tiếp bằng một đợt nghỉ hồi phục, sau đó là một đợt điều trị khác và một đợt nghi hồi phục và tương tự như vậy. Một số bệnh nhân được điều trị hóa chất ngoại trú tại bệnh viện, văn phòng bác sĩ hoặc tại nhà.Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào loại thuốc, kế hoạch điều trị và tình trạng sức khỏe chung, bệnh nhân có thể cần phải nằm viện trong một thời gian ngắn.
Các nghiên cứu điều trị:
Điều trị ung thư thanh quảnNhiều thử nghiệm lâm sàng về các phương pháp điều trị ung thư thanh quản mới hiện đang được tiến hành. Bác sĩ đang nghiên cứu các tuýp và các phác đồ điều trị mới bằng tia xạ, các loại thuốc mới và các phương pháp mới kết hợp các tuýp điều trị khác nhau. Các nhà khoa học đang cố gắng để làm tăng hiệu quả của xạ trị bằng cách chiếu tia hai lần trong một ngày thay cho một lần. Hơn nữa, họ cũng đang nghiên cứu các loại thuốc mới được gọi là "chất nhạy cảm phóng xạ". Những loại thuốc này làm cho tế bào ung thư trở nên nhạy cảm hơn với tia phóng xạ.
Bệnh nhân ung thư thanh quản có nguy cơ mắc một loại ung thư mới ở thanh quản hoặc ở phổi, miệng hoặc họng cao hơn. Bác sĩ đang khám phá các phương pháp để phòng chống các loại ung thư mới này. Một số nghiên cứu đã chỉ ra một loại thuốc có liên quan tới vitamin A có thể bảo vệ bệnh nhân tránh mắc các loại ung thư mới.

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Tác dụng phụ của điều trị ung thư thanh quản bằng hóa trị

Việc điều trị ung thư thanh quản khi kích thước khối u lớn thường là phải phẫu thuật, mổ nội soi đối với trường hợp ung thư thật nhỏ. Phẫu thuật ung thư thanh quản là việc cắt thanh quản một phần để bảo tồn hơi thở và tiếng nói, cắt thanh quản toàn phần khi ung thư ăn lan nhiều.
Tác dụng của phẫu thuật:
Sau phẫu thuật ung thư thanh quản, giữ cho bệnh nhân thoải mái là một phần quan trọng trong điều trị thường quy ở bệnh viện. Nếu bệnh nhân bị đau thì có thể sử dụng thuốc để giảm đau. Bệnh nhân nên thảo luận cởi mở với bác sĩ về các biện pháp giảm đau.
Điều trị ung thư thanh quảnTrong vài ngày sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể không ăn, uống được. Trước hết, sừ dụng một đường truyền tĩnh mạch để cung cấp dịch. Trong một hoặc hai ngày, ống tiêu hóa sẽ trở lại bình thường, nhưng bệnh nhân vần chưa thể nuốt được do họng vẫn chưa lành. Dịch và chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể qua một ống xông dạ dày (được đặt trong khi phẫu thuật qua đường mũi). Khi họng hết phù nề và vùng điều trị đã lành sẹo thì có thể rút ống xông ra. Lúc đầu, bệnh nhân có thể khó nuốt và bệnh nhân có thể cần hướng dẫn của y tá hoặc bác sĩ chuyên khoa phát âm. Dần dần, bệnh nhân sẽ quay trở lại với chế độ ăn bình thường.
Sau khi phẫu thuật, phổi và khí quản tiết ra rất nhiều dịch nhầy (đờm).  Để lấy sạch đờm, y tá sẽ nhẹ nhàng hút bầng một ống nhựa nhỏ luồn qua lỗ mở khí quản. Sau đó, bệnh nhân học cách ho và hút dịch nhầy qua lỗ mở khí quản mà không cần sự trợ giúp của y tá. Trong một thời gian ngắn, bệnh nhân cũng có thể cần được hút bớt nước bọt vì họ bị khó nuốt do họng bị phù nề.
Thông thường, không khí được làm ẩm bằng các mô ở mũi và họng trước khi vào khí quản. Sau khi phẫu thuật, không khí trực tiếp đi vào khí quản qua lỗ mở khí quản và không được làm ẩm như bình thường. Trong bệnh viện, bệnh nhân được làm dễ chịu bằng một thiết bị đặc biệt làm ẩm không khí.
Trong vài ngày sau phẫu thuật cẳt thanh quản bán phần, bệnh nhân thở qua lỗ mở khí quản. Một thời gian ngắn sau đó, ống thông khí quản được lấy ra. Khoảng vài tuần tiếp theo, lỗ mở khí quản sẽ đóng lại. Như vậy, bệnh nhân có thể thở và nói chuyện bình thường mặc dù tiếng nói có thể không giống y như trước khi phẫu thuật.
Sau phẫu thuật cắt bỏ thanh quản toàn bộ, lỗ mở khí quản sẽ tồn tại vĩnh viễn.  Bệnh nhân thở, ho, "hắt xì hơi" qua lỗ mở đó và phải học nói theo cách mới. ống thông khí quản được lưu lại ít nhất trong vài tuần (cho đến khi da ở xung quanh lỗ mở khí quản lành trở lại) và một số bệnh nhân tiếp tục sử dụng ống liên tục hoặc từng lúc. Nếu ống được rút ra, người ta thường thay thế bằng một núm mở thông khí quản nhỏ hơn. Sau một thời gian, một số bệnh nhân có thanh quản bị cắt có thể không cần sử dụng ống hoặc là núm mở thông khí quản nữa.
Sau phẫu thuật cắt thanh quản, một phần họng hoặc cổ có thể bị tê vì các dây thần kinh bị cắt. Hơn nữa, sau khi phẫu thuật để nạo vét hạch cố, vai và cố có thể bị yếu và cứng.
Tác dụng phụ của hóa trị liệu:
Tác dụng phụ của hóa trị liệu phụ thuộc chủ yếu vào loại thuốc được điều trị. Nói chung, thuốc điều trị ung thư ảnh hưởng tới các tế bào phân chia nhanh, như tê' bào máu, tế vậy bệnh nhân có thể có các tác dụng phụ như khả năng chống nhiễm khuẩn giảm, chán ăn, buồn nôn, nôn hoặc đau miệng. Họ có thể cảm thấy yếu hơn và có thể bị rụng tóc.
Ảnh hưởng của điều trị tới việc ăn uống:
Điều trị ung thư thanh quảnMất cảm giác ăn ngon miệng có thể là vần đề đối với bệnh nhân được điều trị ung thư thanh quản. Bệnh nhân có thể không cảm thấy đói khi họ thấy khó chịu hoặc mệt mỏi.
Những người bị cắt thanh quản có thể chán ăn bởi vì phẫu thuật làm thay đổi khứu giác và vị giác. Xạ trị cũng có thể ảnh hưởng tới vị giác. Tác dụng phụ của hóa chất cũng làm cho bệnh nhân khó ăn ngon. Tuy nhiên, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ là rất quan trọng. Ăn tốt có nghĩa là lấy đủ lượng calo và protein để ngăn chặn giảm cân, lấy lại sức mạnh và tái tạo lại các mô thường.
Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể phải học nuốt trở lại với sự trợ giúp của một y tá hoặc một bác sĩ chuyên gia phát âm. Một số bệnh nhân thấy thức ăn dạng lỏng dễ nuốt hơn; những bệnh nhân khác lại thấy nuốt thức ăn ở dạng rắn dễ hơn. Nếu khó ăn vì miệng bị khô do chiếu xạ, bệnh nhân có thể muốn thử các loại thức ăn trộn, mềm được làm ẩm bầng nước sốt hoặc nước thịt.
Một số bệnh nhân khác lại thích ăn súp đặc, bánh mềm và sữa bột có hàm lượng protein cao. Y tá và chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp bệnh nhân lựa chọn loại thức ăn phù hợp. Hơn nữa, nhiều bệnh nhân thấy ăn nhiều bữa ăn nhò và bữa ăn nhẹ trong ngày tốt hơn ăn ba bữa chính.
Để biết thêm thông tin chi tiết về cơ chế phát sinh, triệu chứng, yếu tố nguy cơ và phương pháp   điều trị bệnh ung thư thanh quản, bạn có thể đến Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt.

Điều trị ung thư thanh quản bằng xạ trị có các tác dụng phụ gì?

Các phương pháp được sử dụng để điều trị ung thư rất mạnh. Rất khó giới hạn ảnh hưởng của điều trị để chi có tế bào ung thư bị cắt bỏ hoặc phá huỷ, tế bào lành cũng có thể bị phá huỷ. Đó là nguyên nhân tại sao điều trị ung thư thường gây ra các tác dụng phụ khó chịu.
Tác dụng phụ của quá trình  điều trị ung thư thanh quản có những điểm khác nhau, chúng phụ thuộc chủ yếu vào loại và phạm vi của điều trị. Hơn nữa, mỗi bệnh nhân lại có những phản ứng khác nhau. Bác sĩ cố gắng lập kế hoạch điều trị sao cho có ít tác dụng phụ nhất. Bác sĩ, y tá, chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa phát âm có thể giải thích tác dụng phụ của điều trị và gợi ý các cách để đối phó với chúng. Bệnh nhân cũng nên nói chuyện với một người bệnh khác. Trong nhiều trường hợp, một người làm công tác xã hội hoặc một thành viên khác trong đội ngũ nhân viên y tế có thể sắp xếp cho bệnh nhân đến gặp một người cũng được điều trị bâng phương pháp giống mình.
Tác dụng phụ của liệu pháp chiếu xạ:
Trong khi chiếu xạ, quá trình lành sẹo sau khi điều trị răng có thể là vấn đề. Đó là nguyên nhân tại sao bác sĩ muốn bệnh nhân của họ bắt đầu điều trị khi răng và lợi ở tình trạng tốt nhất. Bác sĩ thường khuyên bệnh nhân khám toàn bộ răng và điều trị tất cả các vấn đề về răng trước khi xạ trị bắt đầu. Điều quan trọng là bệnh nhân phải đến nha sĩ khám răng định kỳ vì miệng có thể nhạy cảm và dễ bị kích thích trong thời gian điều trị ung thư.
Điều trị ung thư thanh quảnTrong nhiều trường hợp, miệng có thể bị nhạy cảm đau trong khi điều trị và một số bệnh nhân có thể bị đau miệng. Bác sĩ có thể gợi ý một loại nước súc miệng đặc biệt để làm tê miệng và làm giảm sự khó chịu. Xạ trị thanh quản gây ra những thay đổi ở nước bọt và làm giảm lượng nước bọt. Vì thông thường nước bọt bảo vệ răng nên bệnh nhân có thể bị sâu răng sau khi điều trị. Chăm sóc răng tốt có thể giữ cho răng và lợi khỏe mạnh và có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
Bệnh nhân phải cố gắng hết sức để giữ cho răng sạch. Rất khó để đánh bóng răng hoặc đánh răng theo cách bình thường, bệnh nhân có thể sử dụng gạc, một loại bàn chải đánh răng mềm hoặc một bàn chải đánh răng đặc biệt có đầu làm bằng bọt xốp thay cho sợi cước. Một loại nước súc miệng làm từ peroxid loãng (nước ôxy già), nước muối và bột sôđa có thể giữ cho miệng sạch và giúp bảo vệ răng không bị sâu. Bệnh nhân cũng nên sử dụng kem đánh răng có Florua và/hoặc là nước súc miệng có Florua để làm giảm nguy cơ bị sâu răng. Bác sĩ nha khoa có thể gợi ý một chương trình dùng Florua đặc biệt để giữ cho miệng khỏe mạnh.
Nếu hiện tượng giảm số lượng nước bọt làm cho miệng khô  đến mức khó chịu, bệnh nhân nên uống nhiều nước. Một số bệnh nhân sử dụng một loại thuốc xịt đặc biệt (nước bọt nhân tạo) để làm giảm nhẹ chứng khô miệng. Bệnh nhân được điều trị bằng tia xạ thay cho phẫu thuật không phải mở khí quản. Họ có thể thở và nói chuyện bình thường mặc dù giọng nói của họ có thể thay đổi do điều trị. Hơn nữa, giọng nói của họ có thể yếu đi về cuối ngày và thường bị ảnh hưởng do thay đổi thời tiết. Sự thay đổi giọng nói và cảm giác có cục ở họng có thể do hiện tượng phù nề thanh quản vì chiếu xạ. Điều trị có thể gây đau họng. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc để giảm phù nề hoặc giảm đau.
Trong khi chiếu xạ, bệnh nhân có thể rất mệt mỏi, đặc biệt là những tuần cuối.  Nghỉ ngơi là rất quan trọng nhưng bác sĩ thường khuyên bệnh nhân là cố gắng vận động khi có thể. Hiện tượng thường gặp là da ở vùng điều trị có thể bị đỏ hoặc khô. Da có thể tiếp xúc với không khí nhưng phải tránh ánh náng mặt trời và bệnh nhân nên tránh mặc các loại quần áo cọ sát vào vùng được điều trị. Trong thời gian điều trị tia xạ lông tóc thường không mọc ở vùng được điều trị; nếu mọc, thì nam giới không nên cạo. Chăm sóc da cẩn thận là rất quan trọng ở thời điểm này. Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cách giữ cho vùng da điều trị được sạch và không nên bôibất kỳ loại kem hoặc thuốc mỡ nào lên da trước khi chiếu xạ. Hơn nữa, bệnh nhân cũng không nên sử dụng bất cứ loại nước rửa hoặc kem nào vào các thời điểm khác mà không có lời khuyên của bác sĩ.
Một số bệnh nhân than phiền về việc chiếu xạ làm cho lưỡi của họ bị nhạy cảm.  Họ có thể mất vị giác hoặc khứu giác hoặc miệng có vị đáng. Uống nhiều nước có thể làm giảm vị đắng trong miệng. Thông thường, bác sĩ, y tá có thể gợi ý các cách khác để làm giảm những vấn đề này. Và nên nhớ rằng, mặc dù những tác dụng phụ của chiếu xạ có thể không biến mất hoàn toàn nhưng hầu hết chúng sẽ giảm dần và bệnh nhân thường cảm thấy khỏe hơn khi điều trị đã kết thúc.
Để biết thêm thông tin chi tiết về cơ chế phát sinh, triệu chứng, yếu tố nguy cơ và phương pháp   điều trị bệnh ung thư thanh quản, bạn có thể đến Bệnh Viện Ung Bướu Hưng Việt.

Các yếu tố nguy cơ, triệu chứng của ung thư thanh quản

Không ai biết chính xác nguyên nhân gây ung thư thanh quản. Các thầy thuốc không thể giải thích được vì sao bệnh nhân này bị bệnh còn bệnh nhân khác thì không. Nhưng chúng ta biết ung thư thanh quản là bệnh không lây lan. Người ta không thể nhiễm ung thư từ một người khác.
Những người có một số yếu tố nguy cơ nhất định sẽ có khả năng bị  ung thư thanh quản cao hơn. Các nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố nguy cơ sau:
  • Tuổi: Ung thư thanh quản thường gặp ở những bệnh nhân trên 55 tuổi.
  • Giới: nam giới có nguy cơ bị ung thư thanh quản cao gấp 4 lần nữ giới.
  • Dân tộc: Các châu Mỹ có nguy cơ bị mắc bệnh ung thư thực quản cao hơn dân da trắng. 
  • Hút thuốc: Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao hơn rất nhiều nhũng người không hút thuốc lá.
  • Rượu: Những người uống rượu sẽ có nguy cơ cao hơn bị mắc bệnh ung thư thanh quản so với những bệnh nhân không uống rượu.
  • Tiền sử bản thân: Những bệnh nhân có tiền sử bị các bệnh ung thư vùng đầu mặt cổ có nguy cơ cao hơn bị ung thư thanh quản.
  • Nghề nghiệp: Công nhân tiếp xúc với acid sulfuric hoặc niken có nguy cơ cao bị ung thư thanh quản.
Xem xét các yếu tố nguy cơ của ung thư thanh quản:
Ung thư thanh quản thường xuất hiện ở những người trên 55 tuổi. Ở Mỹ, bệnh gặp ở nam giới nhiêu gấp bốn lần so với nữ giới và thường gặp ở người Mỹ da đen hơn người Mỹ da trắng. Các nhà khoa học ở bệnh viện và các trung tâm y tế trên cả nước đang nghiên cứu về căn bệnh này và tìm hiểu thêm về nguyên nhân cũng như cách phòng chống căn bệnh này. Nhưng chúng ta có thể chắc chắn một điều là không ai lây ung thư từ một người khác. Ung thư không phải là căn bệnh lây nhiễm.
Một nguyên nhân đã được biết đến gây bệnh ung thư thanh quản là hút thuốc lá. Những người hút thuốc là có nguy cơ phát triển loại ung thư này cao hơn người không hút. Nguy cơ này thậm chí cao hơn ở những người hút thuốc và uống nhiều rượu. Những người bỏ hút thuốc lá có thể làm giảm hẳn nguy cơ phát triển ung thư thanh quản, cũng như ung thư phổi, miệng, tuyến tuỵ, bàng quang và thực quản. Hơn nữa, bỏ thuốc lá còn giúp những người đã bị ung thư thanh quản giảm nguy cơ mắc ung thư thanh quản lần thứ hai hoặc một loại ung thư mới ở một vị trí khác. Các nhóm tư vấn đặc biệt hoặc tự giúp đỡ rất hữu ích đối với những người đang cố gắng bỏ hút thuốc. Một số bệnh viện có lập các nhóm người muốn bỏ hút thuốc. Làm việc với amiăng có thể tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản. Công nhân làm việc với amiăng phải tuân theo các quy định về an toàn lao động và tránh hít phải sợi amiăng.
Ung thư dây thanh (glottic cancer) trước (T) và sau phẫu thuật (P)
Những người cho rằng mình có nguy cơ phát triển  ung thư thanh quản nên thảo luận với bác sĩ của họ. Bác sĩ có thể gợi ý các cách để làm giảm nguy cơ và đề xuất một kế hoạch khám phù hợp.
Triệu chứng của ung thư thanh quản:
Triệu chứng của ung thư thanh quản phụ thuộc chủ yếu vào kích thước và vị trí của khối u. Hầu hết các trường hợp ung thư thanh quản đều bắt đầu ở dây thanh âm. Những khối u này hiếm khi gây đau đớn nhưng chúng hầu như luôn gây ra hiện tượng khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói. Khối u ở vùng phía trên dây thanh âm có thể gây nổi cục ở cổ, đau họng hoặc đau tai. Khối u vùng phía dưới dây thanh âm thường hiếm gặp. Chúng có thể gây khó thở hoặc thở có tiếng ồn, ho kéo dài hoặc cảm giác có cục ở cổ họng có thể là những dấu hiệu báo động của ung thư thanh quản. Khi khối u phát triển, nó có thể gây đau, giảm cân, khó thở và hay bị nghẹn thức ăn. Trong một số trường hợp, khối u ở thanh quản có thể gây khó nuốt.
Tất cả những triệu chứng này có thể do  ung thư thanh quản hoặc do các tình trạng bệnh khác ít nghiêm trọng hơn gây ra. Chỉ có bác sĩ mới có thể khầng định được chắc chắn. Những người có các triệu chứng kể trên nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.
Để biết thêm thông tin chi tiết về cơ chế phát sinh, triệu chứng, yếu tố nguy cơ và phương pháp   điều trị bệnh ung thư thanh quản, bạn có thể đến  Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt.

Chẩn đoán ung thư thanh quản

Để tìm nguyên nhân gây ra những  triệu chứng ung thư thanh quản, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh sử của bệnh nhân và tiến hành khám lâm sàng đầy đủ. Bên cạnh việc kiểm tra những dấu hiệu sức khỏe chung, bác sĩ khám kĩ vùng cổ để tìm u cục, sự phù nề, vị trí nhạy cảm đau và các thay đổi khác.
Bác sĩ có thể quan sát thanh quản bảng hai cách:
- Soi thanh quản gián tiếp. Bác sĩ quan sát họng bằng một gương cầm tay nhỏ để tìm những vùng bất thường và sự di động của dây thanh âm. Khám nghiệm này không gây đau đớn, nhưng người ta có thể xịt thuốc tê vào cổ họng để phòng hiện tượng oẹ. Có thể thực hiện thủ thuật này ở phòng khám của bác sĩ.
- Soi thanh quản trực tiếp. Bác sĩ đưa một ống có nguồn sáng (ống nội soi thanh quản) qua mũi hoặc miệng của bệnh nhân. Khi ống này đi xuống họng, bác sĩ có thể quan sát được những vùng không thể nhìn thấy qua gương soi đơn giản. Việc gây tê tại chỗ giúp làm giảm bớt sự khó chịu và phòng hiện tượng oẹ. Bệnh nhân có thể được cho uống thuốc an thần nhẹ. Đôi khi, bác sĩ có thể gây mê toàn thân để làm cho bệnh nhân ngủ. Có thể soi thanh quản ở phòng khám của bác sĩ, ờ một phòng khám ngoại trú hay ở bệnh viện.

Nếu bác sĩ phát hiện ra những vùng bất thường,bệnh nhân cần phải được sinh thiết. Sinh thiết là cách duy nhất chắc chắn để khẳng định ung thư. Để tiến hành sinh thiết, bệnh nhân được gây tê tại chỗ hoặc gây mê toàn thân và bác sĩ lấy một mẫu bệnh phẩm qua ống nội soi thanh quản. Sau đó, bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ quan sát mẫu mô này dưới kính hiển vi để tìm tế bào ung thư. Nếu phát hiện ra ung thư, bác sĩ giải phẫu có thể cho biết đó là loại ung thư gì. Hầu hết các trường hợp ung thư thanh quản là ung thư biểu mô tế bào vẩy. Loại ung thư này bât đầu từ các tế bào dẹt dạng vẩy lót nắp thanh quản, dây thanh âm và các bộ phận khác của thanh quản.

Một số thăm dò khác. Nếu bác sĩ giải phẫu bệnh phát hiện ra  ung thư thanh quản, bác sĩ của bệnh nhân cần biết giai đoạn (phạm vi) của bệnh để lập kế hoạch điều trị tốt nhất. Để biết được kích thước của khối u và để xem ung thư đã lan chưa, bác sĩ thường chỉ định thêm một số thăm dò khác như chụp X quang, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ để có được những hình ảnh chi tiết của những vùng trong cơ thể.

Để biết thêm thông tin chi tiết về cơ chế phát sinh, triệu chứng, yếu tố nguy cơ và phương pháp điều trị bệnh ung thư thanh quản, bạn có thể đến địa chỉ:
Địa chỉ số 34 Đại Cồ Việt – Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: bvubhungviet@gmail.com
Điện thoại: 04.6272.4444 - 04. 6250. 0707
Hotline: 0913.51.0707 - 0949.51.0707 - 0948.92.0707

Những điều cần biết về ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là loại thường gặp ở vùng đầu và cổ. Đàn ông bị ung thư thanh quản gấp đôi phụ nữ, bệnh bắt đầu gặp ở độ tuổi trên 40 và thường gặp nhất là ở độ tuổi trên 50. Loại ung thư Carcinôm tế bào vảy mọc lên từ các tế bào lớp lót trong thanh quản chiếm 90%.
Ung thư thanh quảnUng thư thanh quản là bệnh lý mà các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong mô thanh quản. Ung thư thanh quản có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong thanh quản, thanh môn (vị trí của dây thanh âm), vùng trên thanh môn (vùng trên dây âm thanh) hoặc dưới thanh môn (vùng nối thanh quản với khí quản).
Thanh quản là phần trên của khí quản dài khoảng 5cm, nằm dưới hầu ở vùng cổ. Thanh quản chứa dây thanh, cái mà rung động và tạo ra âm thanh khi không khí tác động trực tiếp vào nó. Tiếng vang của âm thanh đi qua mũi, miệng, và hầu tạo nên giọng của chúng ta. Hầu hết các loại ung thư thanh quản là ung thư tế bào gai, mỏng, các tế bào dát đẹt lót trong thanh quản.
Nếu ung thư lan ra ngoài thanh quản, đầu tiên nó thường lan vào hạch vùng cổ. Nó còn có thể lan tới phía sau lưỡi, các phần khác ở cổ và họng, phổi và đôi khi các bộ phận khác trên cơ thể. Đó là ung thư thanh quản di căn.
Ung thư thanh quản khi được phát hiện sớm, cơ may chữa khỏi bệnh là rất lớn mà lại có thể bảo tồn được giọng nói. Do vậy, việc đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên là việc nên làm, nó giúp cho việc phòng, phát hiện sớm những bệnh nguy hiểm và giúp giảm đáng kể chi phí điều trị.

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Cũng như các loại ung thư khác, điều trị cần phù hợp với từng bệnh nhân và phụ thuộc vào kích cỡ, vị trí và mức độ lan tỏa của khối u, giai đoạn của bệnh, và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân. Ung thư dạ dày thường khó chữa trừ khi được phát hiện sớm (trước khi lan tỏa). Đáng tiếc là ung thư dạ dày giai đoạn sớm thường có rất ít triệu chứng, khi được chẩn đoán thì thường bệnh đã nặng. Điều trị ung thư dạ dày bao gồm phẫu thuật, hóa trị liệu, hoặc xạ trị. Các phương pháp điều trị mới như điều trị sinh học và cải tiến các biện pháp hiện nay đang được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng.
Phẫu thuật là cách điều trị ung thư dạ dày phố biến nhất. Phẫu thuật đó được gọi là cắt dạ dày. Bác sĩ phẫu thuật cắt một phần hoặc phần lớn dạ dày (cắt dạ dày bán phần) hoặc toàn bộ dạ dày kèm theo một phần mô xung quanh dạ dày. Sau khi cắt bán phần dạ dày, bác sĩ nối các phần còn lại của dạ dày với thực quản hoặc ruột non. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày, bác sĩ nối thực quản trực tiếp với ruột non. Bởi vì ung thư có thể lan tỏa qua hệ thống bạch huyết, nên các hạch bạch huyết gần khối u thường được vét bỏ khi phẫu thuật để các chuyên gia bệnh học có thể kiểm tra tìm tế bào ung thư. Nếu các tế bào ung thư có trong hạch bạch huyết thì bệnh có thể đã lan sang các phần khác của cơ thể.
Điều trị ung thư dạ dày
Liệu pháp sinh học (còn được gọi là liệu pháp miễn dịch) là một hình thức điều trị nhằm hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và huỷ diệt các tế bào ung thư, nó cũng giúp cơ thể hồi phục khi có một vài tác dụng phụ của điều trị. Trong các thử nghiệm lâm sàng, các bác sĩ đang nghiên cứu liệu pháp sinh học phối hợp với các phương pháp điều trị khác để cố gắng phòng ngừa ung thư dạ dày tái phát. Một chỉ định khác của liệu pháp sinh học là khi các bệnh nhân có số lượng tế bào máu thấp trong hoặc sau khi dùng hóa chất, họ có thể được dùng các yếu tố kích thích dòng tế bào máu nhằm khôi phục số lượng tế bào. Các bệnh nhân có thể cần phải nằm viện khi sử dụng một vài loại thuốc của liệu pháp sinh học.
Điều trị tia xạ (còn được gọi là tia xạ trị liệu) là dùng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn không cho chúng tăng trưởng. Cũng giống như phẫu thuật, nó là phương pháp điều trị tại chỗ, tia xạ chỉ tác dụng lên các tế bào ung thư trong vùng được điều trị. Điều trị tia phóng xạ đôi khi còn được tiến hành sau phẫu thuật để diệt các tế bào ung thư có thể còn sót lại ở vùng này. Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm lâm sàng để tìm ra xem việc điều trị bằng tia phóng xạ trong khi phẫu thuật có tác dụng hay không (tia xạ trị liệu trong phẫu thuật).
Tia phóng xạ cũng có thể được dùng để làm giảm đau hoặc phong bế.
Bệnh nhân thường đến bệnh viện hàng ngày để được chiếu tia. Thông thường việc chiếu tia được tiến hành 5 ngày một tuần và kéo dài trong 5 đến 6 tuần.
Hóa trị liệu là dùng thuốc để diệt các tế bào ung thư. Loại điều trị này được gọi là điều trị hệ thống hay toàn thể bởi thuốc đi vào mạch máu và đi tới khắp cơ thể.
Các thử nghiệm lâm sàng đang tìm cách tốt nhất để sử dụng hóa trị liệu điều trị ung thư dạ dày. Các nhà khoa học đang khám phá ra những lợi ích của việc dùng hóa chất trước khi phẫu thuật để làm khối u nhỏ lại hoặc của việc dùng hóa chất bổ sung sau phẫu thuật để diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị phối hợp bằng hóa chất và tia phóng xạ cũng đang được nghiên cứu. Các bác sĩ đang tiến hành thử nghiệm một phương pháp điều trị bằng cách đưa trực tiếp vào ổ bụng các thuốc chống ung thư (đưa hóa chất vào trong phúc mạc). Hóa trị liệu cũng đang được nghiên cứu để điều trị ung thư đã lan tỏa và để làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Hầu hết các thuốc chống ung thư đều được dùng theo đường tiêm, một số khác có thể theo đường uống. Bác sĩ có thể dùng một loại thuốc hoặc phối hợp nhiều loại thuốc. Hóa trị liệu sử dụng từng đợt: một đợt điều trị, tiếp theo là một đợt nghỉ để hồi phục, sau đó lại một đợt điều trị khác v.v... Thường thì bệnh nhân ngoại trú đến nhận điều trị bằng hóa chất tại bệnh viện, ở phòng khám của bác sĩ hoặc ở nhà. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào loại thuốc được sử dụng và tình hình sức khỏe chung của bệnh nhân mà có thể cần cho bệnh nhân nằm viện một thời gian ngắn.

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Các yếu tố gây ung thư cổ tử cung

Xác định yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung, bằng cách nghiên cứu một số lượng lớn phụ nữ trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố nhất định làm tăng khả năng chuyển tế bào bình thường ở cổ tử cung thành bất thường hay ung thư. Họ tin rằng, trong nhiều trường hợp, ung thư cổ tử cung phát triển khi có từ hai yếu tố trở lên hoạt động cùng một lúc.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ bắt đầu có quan hệ tình dục trước 18 tuổinhững phụ nữ có nhiều bạn tình có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn. Người phụ nữ cũng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn nếu bạn tình bắt đầu quan hệ tình dục lúc còn quá trẻ, đã có nhiều bạn tình, hoặc trước đây kết hôn với người bị ung thư cổ tử cung.Nếu có những dấu hiệu ung thư cổ tử cung có thể xem xét yếu tốt trên để tới các phòng khám ung bướu chuẩn đoán.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư cổ tử cung
Các nhà nghiên cứu không biết chính xác tại sao việc quan hệ tình dục của người phụ nữ và bạn tình của họ lại ảnh hưởng tới nguy cơ phát triển bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng một số loại vi rút lây nhiễm qua đường tình dục có thể khiến tế bào trong cổ tử cung trải qua hàng loạt thay đổi từ đó có thể dẫn tới ung thư . Phụ nữ có nhiều bạn tình hoặc có quan hệ với những người đã từng có nhiều bạn tình là nguyên nhân ung thư cổ tử cung bởi vì khả năng nhiễm vi rút lây qua đường tình dục cao hơn.
Các nhà nghiên cứu đang tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của loại vi rút lây qua đường tình dục có tên là vi rút papilloma ở người (HPV). Một số loại HPV lây nhiễm qua đường tình dục gây ra mụn cơm ở vùng sinh dục. Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn cho rằng một số loại vi rút này có thể gây ra sự phát triển của những tế bào bất thường ở cổ tử cung và góp phần vào quá trình phát triển ung thư . Họ phát hiện ra ràng phụ nữ mang HPV hoặc những người có bạn tình mang HPV có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn bình thường. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ bị nhiễm HPV không bị ung thư cổ tử cung, và loại vi rút này cũng không có mặt ở tất cả những phụ nữ bị ung thư cổ tử cung. Vì vậy, các nhà khoa học tin rằng còn có những yếu tố khác tác động cùng với HPV, ví dụ như vi rút Herpes sinh dục cũng có thể góp phần. Cần phải tiếp tục nghiên cứu để biết chính xác vai trò của những loại vi rút này và phương thức chúng hoạt động cùng với các yếu tố khác đối với sự phát triển của bệnh ung thư cổ tử cung.
Hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, mặc dù vẫn chưa biết rõ là như thế nào và tại sao. Nguy cơ này dường như tăng tỷ lệ thuận với lượng thuốc lá mà người phụ nữ hút hàng ngày và số năm hút thuốc.
Những phụ nữ có mẹ uống diethylstilbestrol (DES) tronq khi mang thai để' ngừa sảy thai cũng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn. (Thuốc được sử dụng cho mục đích này khoảng từ năm 1940-1970). Một loại ung thư âm đạo và cổ tử cung hiếm gặp được phát hiện thấy ở một số ít những bệnh nhân có mẹ đã sử dụng DES.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư cổ tử cung

Một số báo cáo cho biết những phụ nữ có hệ thông miễn dịch bị suy yếu cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung cao hơn những người khác. Ví dụ, phụ nữ bị nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV) gây bệnh AIDS có nguy cơ ung thư cao hơn. Những bệnh nhân được ghép tạng phải dùng thuốc ức chế hệ thống miền dịch chống thải ghép có nguy cơ bị tổn thương tiền ung thư cao hơn những người khác.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung tăng lên ở những phụ nữ uống thuốc tránh thai. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa tìm ra được liệu thuốc tránh thai có là nguyên nhân ung thư cổ tử cung không. Mối quan hệ này rất khó chứng minh bởi vì hai nguy cơ chính gây ung thư cổ tử cung là quan hệ tình dục khi còn trẻ và có nhiều bạn tình cũng có thể thường gặp hơn ở những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai so với những phụ nữ không sử dụng thuốc tránh thai. Như vậy, các nhãn dán trên thuốc tránh thai cũng cảnh báo nguy cơ này và khuyên những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai nên làm phiến đồ Pap hàng năm.
Một số nghiên cứu cho thấy vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn hoặc phòng chống nhữnq thay đối tiền ung thư trong những tế bào giống như những tế bào trên bề mặt cổ tử cung. Những nghiên cứu tiếp theo về các dạng của vitamin A có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về việc phòng chống ung thư cổ tử cung.
Hiện nay, việc phát hiện sớm và điều trị biến đổi tiền ung thư vẫn là những cách thức phòng chống và điều trị ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.Nếu thấy có triệu chứng ung thư cổ tử cung, phụ nữ nên nói chuyện với bác sĩ của họ về lịch khám kiểm tra phù hợp. Lời khuyên của bác sĩ sẽ dựa trên cơ sở những yếu tố như độ tuổi, tiền sử bệnh sử, và các yếu tố nguy cơ.

Các giai đoạn ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là ung thư thường gặp của phụ nữ, đứng thứ 2 trên thế giới sau ung thư vú. Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao đa phần do tỉ lệ phụ nữ đi khám phụ khoa định kỳ còn thấp, các chương trình nâng cao, tuyên truyền tầm soát chưa được phụ rộng.
Ung thư cổ tử cung xảy ra không đột ngột, phát triển chậm vì vậy không có dấu hiệu ung thư cổ tử cung dõ rệt. Trước khi phát hiện ra tế bào ung thư cổ tử cung, các mô ở cổ tử cung trãi qua những thay đổi trong đó các tế bào bất thường bắt đầu xuất hiện. Trong đó nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung do nhiễm HPV, gây nên những biến đổi bất thường ở tế bào cổ tử cung, các tổn thương tiền ung thư rồi đến ung thư.
Ung thư cổ tử cung
Giai đoạn Tiền ung thư : khoảng 10% phụ nữ nhiễm HPV phát triển sang giai đoạn tiền ung thư, triệu chứng ung thư cổ tử cung bắt đầu rõ rết hơn và thường ở độ tuổi từ 25- 29, kéo dài trung bình từ 10-15 năm. Giai đoạn này nếu được phát hiện sớm ung thư và có phương pháp điều trị kịp thời thì bệnh sẽ không phát triển thành ung thư.
Giai đoạn ung thư chưa di căn : khoảng 12% những người trong giai đoạn tiền ung thư phát triển thành ung thư. ở giai đoạn này, các tế bào ung thư phát triển chủ yếu trong cổ tử cung. Nếu được điều trị hợp lý sẽ đem lại kết quả khả quan cho người bệnh.
Giai đoạn này, phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung có thể : cắt tử cung, hoặc kết hợp nạo các hạch có chọn lọc. Nếu hạch bị xâm lấn, phải áp dụng phương pháp phẩu thuật tận gốc- cắt tử cung theo phương pháp Wertheim Meiges bao gồm cắt tử cung, một phần âm đạo, chu cung và nạo vét hạch chậu hai bên. Hoặc điều trị xạ trị: xạ trị mỗi khối u đơn lẻ hoặc phối hợp xạ trị ngoài vùng chậu trước khi phẩu thuật, xạ trị ngoài vùng chậu sau mổ hoặc hóa- xạ đồng thời sau mổ.
Tiên lượng (khả năng hồi phục) và việc lựa chọn phương pháp chữa trị ung thư cổ tử cung được quyết định dựa trên giai đoạn ung thư (ung thư còn trong cổ tử cung hay đã lan sang bộ phận khác của cơ thể) và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân.
Trong từng loại ung thư cổ tử cung, có những phương pháp điều trị riêng, Cần phải theo dõi và kiểm tra định kỳ để đảm bảo phát hiện ra những thay đổi trong sức khỏe . Một số Trường hợp ác tính hoặc không được điều trị, các khổi u tiếp tục phát triển và di căn sang bộ phận khác.
Có thể nói, nhờ có các công cụ chẩn đoán sớm chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát căn bệnh ung thư cổ tử cung nguy hiểm. Mỗi phụ nữ hãy quan tâm hơn đến sức khỏe của mình bằng cách khám phụ khoa và làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung định kỳ.

Phân loại ung thư dương vật

Ở giai đoạn đầu, bệnh được biểu hiện qua các triệu chứng như xuất hiện những cơn đau nhẹ hoặc sự thay đổi bất thường của màu da ở bộ phận dương vật, phần đầu dương vật có thể to lên. Cũng có một số triệu chứng khác đi kèm như có chảy máu hoặc có mủ.

Khi bệnh phát triển, bệnh sẽ tấn công vào các tuyến và tế bào bên trong. Giai đoạn thứ ba bắt đầu khi những tế bào ung thư lan sang các hạch bạch huyết và hạch hàng. Khi bệnh nặng, các tế bào ung thư sẽ lan rộng sang khắp cả dương vật và những khu vực khác xa hơn.
Bệnh thường xuất hiện ở những người trên 50 tuổi, những người không có sự phòng ngừa và không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng bao quy đầu bên dưới dương vật. Bên cạnh đó, những người có nhiễm virut HPV cũng được coi là mối liên quan đến nguy cơ bệnh ung thư dương vật.
Ung thư tế bào biểu bì và tế bào hình vẩy được coi là những dạng ung thư phổ biến nhất. Đây là nhóm được xếp vào dạng khối u lành không độc và có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào trên dương vật mặc dù chúng thường thấy xuất hiện trên đầu dương vật.
Ung thư tế bào đáy của dương vật là tình trạng ung thư xuất hiện dưới các tế bào hình vẩy, nằm trên các tế bào đáy. Là những khối u không ác tính và rất ít gặp, chỉ chiếm khoảng 2% trong các dạng ung thư dương vật.
Ung thư ở lớp da sâu bên trong cơ thể có chứa tế bào hắc tố, vốn là nơi sản xuất ra các hắc tố của da, quyết định màu sắc của làn da. Đây được coi là dạng trầm trọng nhất của các dạng ung thư dương vật.
Sa- côm là dạng ung thư rất hiếm gặp, được gọi là ung thư mô liên kết. Đây là dạng ung thư này phát triển trong các cơ và mạch máu chịu trách nhiệm kết nối dương vật với cơ thể, chỉ chiếm khoảng 1% trong các dạng ung thư cơ quan này.


Những điều nên biết về ung thư dương vật

Ung thư dương vật là ung thư ác tính thường thấy ở hệ thống sinh dục nam ở độ tuổi trên 40. Ung thư dương vật chủ yếu phát sinh ở nam giới trung, cao tuổi, độ tuổi thường là 60, tuổi tác càng cao thì càng dễ mắc bệnh, tỉ lệ mắc cao nhất là 70 tuổi. Tuy nhiên ung thư dương vật cũng có thể phát bệnh ở người trẻ tuổi.

95% các trường hợp ung thư dương vật là ung thư biểu mô tế bào vẩy (SCC) nguyên phát. Các tuýp mô học khác bao gồm sác-côm mô mềm nguyên phát, u niệu đạo, ung thư biểu mô tế bào vẩy, u lymphô, ung thư biểu mô tế bào đáy và ung thư dương vật di căn thứ phát là các dạng ung thư dương vật hiếm gặp.
Nguyên nhân:
- Do hẹp bao quy đầu: vì người bệnh hẹp bao quy đầu thường gặp khó khăn trong việc vệ sinh quy đầu khiến các chất dịch và chất cặn màu trắng tích trữ trong đó dễ khiến mắc bệnh ung thư dương vật.
- Bựa sinh dục, tình trạng hình thành lớp chất nhầy khá dày, xảy ra do dương vật không được vệ sinh sạch sẽ cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ung thư dương vật.
- Do mắc các bệnh như viêm dương vật (đặc biệt là vùng quy đầu và rãnh quy đầu), có các khối u lành tính ở dương vật (như u mạch máu), các bệnh lây truyền qua đường tình dục (như bệnh sùi mào gà, giang mai …) cũng là những yếu tố có thể dẫn đến ung thư dương vật.
Triệu chứng:
+ Giai đoạn 1: Khi mới bắt đầu mắc bệnh biểu hiện sẽ là:
- Thay đổi màu da ở bộ phận dương vật.
- Có cảm giác đau nhói hay âm ỉ ở dương vật, nhất là sau khi dương vật cương cứng hoặc bị va chạm.
- Bao qui đầu không thể di chuyển lên được,có u cục hoặc cảm giác có nốt, toàn bộ cảm giác đau; sẩn, nổi mụn cóc, loét giống như hình hoa lơ, sau đó sẽ là loét rộng hơn, vùng rìa phát triển không đồng nhất, sẽ có những cơn đau nhói, và cảm giác đau nóng rát, có tiết dịch mùi hôi.
- Rỉ máu ở đầu dương vật, nhất là sau khi giao hợp.
+ Giai đoạn 2: bệnh ung thư sẽ tấn công vào các tuyến và tế bào bên trong, với biểu hiện:
- Các nốt to lên, loét cũng to lên, sâu thêm, xuất hiện bao qui đầu mỏng căng, sáng hơn.
- Có u hoặc các nốt loét xung quanh bao qui đầu. Dần dần các u sẽ làm vỡ các phần da hoặc hoại tử trên một nền cứng và xuất hiện nhìn giống như các bông hoa lơ, khi nắn có nước nhờn, đục, có tiết dịch mủ mùi hôi.
+ Giai đoạn 3: bắt đầu bằng việc tế bào ung thư lan sang các hạch bạch huyết và hạch háng:
- Hạch bẹn to cứng, không đau, thường thấy ở cả 2 bên.
Giai đoạn cuối: bệnh ung thư sẽ lan rộng ra khắp dương vật và những khu vực khác xa hơn, với biểu biện:
- Người gầy, nôn ra máu, không muốn ăn.
Ung thư dương vật có nguy hiểm gì?
Vài năm gần đây, bệnh ung thư dương vật trở thành một trong những bệnh nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của nam giới,mà nam giới không nên coi nhẹ.nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn không rõ, theo quan sát lâm sàng và thống kê cho thấy, khả năng ung thư dương vật phát bệnh và hẹp bao quy đầu hay thừa bao quy đầu có liên quan mật thiết với nhau.
Có nhiều bệnh về dương vật dễ trở thành ung thư trước đó như: u nhú dương vật, sùi mào gà, chứng bạch sản dương vật, tăng hồng sản bộ phận sinh dục. Đầu dương vật của bệnh nhân bỗng nhiên có u không lí do, không đau, không ngứa, u không ngừng phát triển, giống như hoa trà,xuất hiện ở bề mặt dương vật, khiến cho dương vật bị biến dạng. Hơn nữa bề mặt khối u còn bị loét, có mùi và dịch. Tùy theo bệnh tình phát triển, xuất hiện thêm hạch gần khôi su dương vật, sau đó sẽ di căn tới gan, phổi, thậm chí đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Phương pháp điều trị ung thư dương vật
Tại bệnh viện ung bướu Hưng Việt tùy vào tình trạng bệnh, sức khỏe để đưa ra phác đồ điều trị tổng hợp cho cá thể hóa, thông qua thực tiễn, điều trị tổng hợp sẽ phá vỡ được những hạn chế của phương pháp đơn lẻ, nâng cao hiệu quả điều trị.

Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Các yếu tố nguy cơ ung thư tử cung

Một số yếu tố nguy cơ phổ biến đối với bệnh ung thư tử cung bao gồm:

  • Tuổi: Hầu hết phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung là trên 50 tuổi và đã trải qua thời kỳ mãn kinh.
  • Số chu kỳ kinh nguyệt: Những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn có nguy cơ ung thư nội mạc tử cung tăng cao. Điều này bao gồm bắt đầu từ thời kỳ trước 12 tuổi và qua thời kỳ mãn kinh sau 50 tuổi.
  • Tình trạng sinh đẻ: Các nhà nghiên cứu vẫn đang điều tra tại sao mang thai dường như làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung của. Trong thời gian mang thai, cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ chuyển hướng tới progesterone, làm giảm estrogen. Chu kỳ kinh nguyệt không đều và vô sinh cũng có thể liên quan đến sự mất cân bằng ở mức độ estrogen và progesterone, và sự mất cân bằng nội tiết tố này có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung cho.

  • Béo phì: mô mỡ có xu hướng sản xuất các mức cao của estrogen, đặc biệt sau khi mãn kinh, mà những nơi cũ, phụ nữ thừa cân có nguy cơ cao đối với loại ung thư tử cung.
  • Tiền sử gia đình: Phụ nữ có tiền sử gia đình của nội mạc tử cung, đại tràng hoặc ung thư buồng trứng, bao gồm một hội chứng di truyền được gọi là ung thư đại trực tràng nonpolyposis di truyền (HNPCC), có thể có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư nội mạc tử cung.
  • Bệnh tiểu đường: nội mạc tử cung ung thư phổ biến hơn ở những phụ nữ có bệnh tiểu đường. Các bác sĩ cho rằng điều này có thể có để làm với tỷ lệ béo phì cao hơn được tìm thấy ở những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường type 2.
  • Complex tăng sản nội mạc tử cung không điển hình: tình trạng tiền ung thư này là tốc độ tăng trưởng tăng lên của niêm mạc tử cung và có thể trở thành ung thư nếu không được điều trị.
  • Các khối u buồng trứng và các hội chứng: Một số hội chứng buồng trứng, buồng trứng đa nang như Syndrome (PCOS), và các khối u buồng trứng có thể làm tăng nồng độ estrogen và làm tăng nguy cơ của một người phụ nữ phát triển loại ung thư cổ tử cung.
Xem thêm về ung thư cổ tử cung tại : http://benhvienungbuouhungviet.vn/

Ung thư vú nam - những điều cần biết

Ung thư vú nam là rất hiếm, nó xảy ra. Chỉ có 1% của tất cả các bệnh ung thư vú xảy ra ở nam giới. Đối với nam giới, khả năng mắc bệnh ung thư vú là khoảng 1 trong 1000.
Kết quả từ nghiên cứu lớn nhất từng được thực hiện trên bệnh ung thư vú của nam giới đã phát hiện ra rằng sự sống cho những người đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú đã được cải thiện, nó đã không bắt kịp với những tiến bộ so với sự sống cho những phụ nữ bị ung thư vú. Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng hầu hết các bệnh ung thư vú của nam giới là estrogen receptor dương.
Nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị chuyên đề ung thư vú 2014 San Antonio.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã xem xét hồ sơ và khối u mẫu của 1.473 người đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú và điều trị từ năm 1990 đến 2010 tại 23 trung tâm trong 9 quốc gia.
ung thu vu nam
"Mặc dù chúng tôi đã nhìn thấy một sự cải thiện đáng kể trong sự sống còn tổng thể cho bệnh nhân ung thư vú nam giới trong một thời gian, tiên lượng cho nam giới bị ung thư vú đã không được cải thiện nhiều như những phụ nữ có bệnh", bác sĩ Fatima Cardoso, MD, giám đốc nói đơn vị vú tại Trung tâm Ung thư Champalimaud tại Lisbon, Bồ Đào Nha và là tác giả chính của nghiên cứu. "Điều này phần lớn là do ung thư vú của nam giới là một bệnh hiếm gặp - nó chỉ chiếm 1% ung thư vú - và chúng ta biết rất ít về sinh học của nó và cách tốt nhất để điều trị bệnh nhân."
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các đặc điểm lâm sàng và sinh học của bệnh ung thư vú của nam giới không giống như các đặc điểm của bệnh ung thư vú ở phụ nữ:
  • 92% ung thư vú của nam giới trong nghiên cứu này là estrogen receptor dương; ở phụ nữ khoảng 70% ung thư vú là estrogen receptor dương
  • 5% của bệnh ung thư vú của nam giới là HER2 dương tính; ở phụ nữ khoảng 20% ​​ung thư vú HER2 dương
  • 1% của bệnh ung thư vú của nam giới là triple-âm (estrogen receptor âm, progesterone thụ âm tính, và HER2-âm); ở phụ nữ là 10% -15% các bệnh ung thư vú là triple-tiêu cực
Mặc dù hầu hết các bệnh ung thư vú của nam giới là estrogen receptor dương, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ có 77% những người đàn ông được điều trị bằng liệu pháp hormone.
Đồng thời, mặc dù 56% các bệnh ung thư vú của nam giới được chẩn đoán có khối u rất nhỏ, 96% những người đàn ông đã cắt bỏ vú và chỉ 4% có cắt bỏ khối u.
Sau khoảng 6 năm theo dõi, 63% những người đàn ông còn sống.
"Chúng tôi đang tiếp tục phân tích các mẫu khối u mà chúng tôi thu thập được trong phần đầu của dự án," Tiến sĩ Cardoso nói. "Nhưng chúng tôi cũng đã bắt đầu phần hai, đó là đăng ký tương lai của tất cả những người đàn ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú ở nhiều nước châu Âu, Mỹ Latin, và các nước Bắc Mỹ trong suốt một khoảng thời gian 2 năm. Điều này sẽ cho phép các bộ sưu tập của một loạt hiện tại của các bệnh nhân và khẳng định khả năng của mạng để chạy thử nghiệm lâm sàng ở bệnh hiếm gặp này. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ sớm bắt đầu phần ba của dự án, đó sẽ là một thử nghiệm lâm sàng để thử nghiệm một phương pháp điều trị mới tiềm năng đối với người bị ung thư vú ".
Bởi vì ung thư vú ở nam giới là rất hiếm, rất khó để nghiên cứu cách thức tốt nhất để xử lý nó. Trong quá khứ, hầu hết các phương pháp điều trị ung thư vú của nam giới đã được mô phỏng theo phương pháp điều trị cho phụ nữ. Điều này hứa hẹn nghiên cứu và nghiên cứu trong tương lai của mình sẽ giúp các bác sĩ tìm hiểu thêm về bệnh ung thư vú của nam giới và cách tốt nhất để xử lý nó.
Để tìm hiểu thêm về bệnh ung thư vú của nam giới, hãy truy cập vào benhvienungbuouhungviet.vn.

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Tìm hiểu về ung thư hạch - không hodgkin

1. Ung thư không Hodgkin là gì?
Ung thư hạch không hodgkin còn được gọi là U lymphô không Hodgkin. U lymphô không Hodgkin là một loại ung thư. U lymphô là một thuật ngữ chung chỉ các loại ung thư phát triển trong hệ bạch huyết. Bệnh Hodgkin là một loại u lymphô. Tất cả các loại u lymphô khác được gọi là u lymphô không Hodgkin. u lymphô chiếm 5% tổng số các trường hợp ung thư ở Mỹ. Hệ bạch huyết là một phần trong hệ thống miên dịch của cơ thể. Hệ thống này giúp cơ thể chống lại bệnh tật và nhiêm khuẩn. Hệ bạch huyết là một mạng lưới các ống nhở, giống như mạch máu, lan toả vào các mô trên toàn cơ thể. Mạch bạch huyết có chứa bạch huyết, một loại dịch dạng nước, không màu. Dịch này có chứa các tế bào chống nhiễm khuẩn, được gọi là tế bào lymphô. Dọc theo mạng lưới mạch bạch huyết này là các hạch bạch huyết. Các đám hạch bạch huyết nẳm ở nách, bẹn, cổ, ngực và ổ bụng. Các bộ phận khác của hệ bạch huyết là lách, tuyến ức, amiđan và tuỷ xương. Mô bạch huyết có thể tìm thấy ở những bộ phận khác trong cơ thể, bao gồm dạ dày, ruột và da.

Trong bệnh u lymphô không Hodgkin, tế bào trong hệ bạch huyết trở nên không bình thường. Chúng phân chia và phát triển không theo trật tự và không thể kiểm soát được hoặc những tế bào già không chết đi giống như các tế bào bình thường. Bởi vì mô bạch huyết có mặt ở nhiều bộ phận của cơ thể, u lymphô không Hodgkin có thể bắt đầu ở bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể. u lymphô không Hodgkin có thể xuất hiện ở một hạch đơn độc, ở một nhóm hạch hoặc ở một bộ phận khác. Loại ung thư này có thể lan sang hầu hết tất cả các bộ phận cơ thể, bao gồm gan, tuỷ xương và lách.
2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư không Hodgkin là gì?
Bằng cách nghiên cứu các dạng ung thư trong cộng đồng, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ nhất định thường xuất hiện nhiều hơn ở những người bị u lymphô không Hodgkin. Tuy nhiên, hầu hết những người có các yếu tố nguy cơ này không bị u lymphô không Hodgkin và nhiều người bị bệnh lại không có yếu tố nguy cơ nào trong số đã được biết đến. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ liên quan tới bệnh này:
- Độ tuổi/Giới tính. Nguy cơ bị u lymphô không Hodgkin tăng lên theo tuổi và thường gặp ở nam giới hơn là ở nữ giới.
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu. u lymphô không Hodgkin thường gặp hơn ở những người bị suy giảm miễn dịch di truyền, các bệnh tự miễn hoặc HIV/AIDS và ở những người uống các loại thuốc ức chế miễn dịch sau khi ghép tạng.
- Virút. Virút HTLV-1 và virút Epstein-Barr là hai tác nhân nhiêm trùng làm tăng nguy cơ phát triển u lymphô không Hodgkin.
- Môi trường. Những người làm việc quá nhiều hoặc tiếp xúc với một số hóa chất nhất định, như thuốc trừ sâu, dung môi, phân hóa học, có nguy cơ phát triển u lymphô không Hodgkin cao hơn.
Những ai quan tâm tới u lymphô không Hodgkin nên thảo luận với bác sĩ về bệnh tật, triệu chứng cần theo dõi và lịch khám theo dõi phù hợp. Lời khuyên của bác sĩ sẽ dựa vào độ tuổi, tiền sử bệnh và các yếu tố khác.
Tìm hiểu thêm về bệnh ung thư hạch.