Điều
trị ung thư tinh hoàn tuỳ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Các phương pháp
áp dụng điều trị gồm phẫu thuật, xạ trị, hoá trị. Tiên lượng ung thư
tinh hoàn tương đối khả quan, giai đoạn sớm có thể chưa khỏi bệnh.
1- Điều trị ung thư tinh hoàn
Hầu hết các trường hợp ung thư tinh hoàn đều có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật, chiếu xạ hoặc hóa chất. Tác dụng phụ tuỳ thuộc vào biện pháp điều trị và có thể khác nhau đối với mỗi bệnh nhân khác nhau. U tinh và ung thư tinh hoàn không phải u tinh phát triển và lan đi theo cách khác nhau, mỗi loại ung thư cần có phương pháp điều trị riêng.
Việc
lựa chọn phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư,
tuổi và tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân và các yếu tố khác. Bệnh
nhân thường được một nhóm bác sĩ chuyên khoa điều trị, trong đó có bác
sĩ phẫu thuật, bác sĩ ung thư nội khoa và bác sĩ tia xạ ung thư.
Phẫu thuật cắt tinh hoàn qua đường bẹn
là một phẫu thuật triệt để. Bệnh nhân có thể lo lắng là mất tinh hoàn sẽ
ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục của họ hoặc gây vô sinh. Tuy
nhiên, một nam giới còn một bên tinh hoàn bình thường vẫn có thể có khả
năng cương và sản xuất tinh dịch bình thường. Do đó, phẫu thuật cát một
bên tinh hoàn không làm bệnh nhân bị liệt dương và hiếm khi ảnh hưởng
đến khả năng sinh con. Bệnh nhân cũng có thể cấy tình hoàn nhân tạo vào
trong bìu. Vật cấy có trọng lượng tương đương và gìúp bệnh nhân có cảm
giác bình thường. Một số hạch nằm sâu trong ổ bụng cũng có thể được vét
bỏ. Phẫu thuật này không ảnh hưởng đến khả năng cương hoặc đạt cực
khoái, nhưng có thể gây vô sinh vì ảnh hưởng đến sự phóng tinh. Bệnh
nhân có thể muốn trao đổi với bác sĩ về khả năng vét hạch bảng kỹ thuật
phẫu thuật bảo tồn dây thần kinh đặc biệt giúp bảo vệ khả năng phóng
tinh bình thường. Chiếu xạ sử dụng các tia có năng lượng cao để tiêu
diệt tế bào ung thư và làm co nhỏ khối u.
Chiếu xạ là một phương pháp điều trị tại
chỗ và chỉ ảnh hưởng tới tế bào ung thư trong vùng được điều trị. Nguồn
tia được phát ra từ một máy ở ngoài cơ thể (chiếu xạ ngoài) và thường
nhằm vào các hạch trong ổ bụng, u tinh thường rất nhạy với tia xạ. Ung thư tinh hoàn
không phải u tinh ít nhậy với tia xạ nên bệnh nhân có loại ung thư này
thường không được điều trị bằng chiếu xạ. Chiếu xạ ảnh hưởng tới cả tế
bào thường và tế bào ung thư. Tác dụng phụ của chiếu xạ chủ yếu phụ
thuộc vào liều điều trị. Tác dụng phụ thường gặp gồm có mệt mỏi, thay
đổi ngoài da vùng chiếu tia, mất cảm giác ngon miệng và ỉa lỏng. Chiếu
xạ can thiệp vào quá trình sản xuất tình dịch, nhưng hầu hết bệnh nhân
khôi phục được khả năng sinh con trong một vài tháng. Hóa chất là dùng
thuốc tiêu diệt tế bào ung trên toàn bộ cơ thể. Hóa chất được dùng bổ
trợ để tiêu diệt tế bào ung thư có thể còn lưu lại trong cơ thể sau khi
phẫu thuật. Hóa chất có thể là biện pháp điều trị ngay từ ban đâu nếu
ung thư ở giai đoạn muộn, có nghĩa là khi ung thư đã lan ra ngoài tinh
hoàn. Hầu hết các thuốc điều trị ung thư đều được tiêm vào tĩnh mạch.
Hóa chất là liệu pháp điều trị toàn thân, thuốc đi qua đường máu và tác
dụng lên cả tế bào bình thường và cả tế bào ung thư trong cơ thể. Tác
dụng phụ chủ yếu phụ thuộc vào loại thuốc và liều dùng. Các tác dụng phụ
thường gặp là buồn nôn, rụng tóc, mệt mỏi, ỉa lỏng, nôn, sốt, rét run,
ho/khó thở, đau miệng, ban ngoài da. Các tác dụng thường gặp khác gồm
chóng mặt, tê bì, mất phản xạ hoặc nặng tai.
Một số thuốc điều trị ung thư ảnh hưởng
đến quá trình sản xuất tinh dịch. Một số bệnh nhân bị giảm lượng tinh
dịch vĩnh viễn, nhưng nhiều bệnh nhân hồi phục được khả năng sinh con.
Bệnh nhân bị ung thư tinh hoàn
cần thảo luận với bác sĩ những vấn đề liên quan đến chức năng tình dục
và sinh đẻ. Nếu việc điều trị bệnh có thể dẫn đến hậu quả vô sinh, bệnh
nhân có thể tìm hiểu về việc lưu giữ tinh trùng để có thể có con về sau.
2. Có cần khám theo dõi không? Khám theo dõi gồm những gì?
Khám theo dõi định kỳ có vai trò cực kỳ
quan trọng đối với bệnh nhân ung thư tinh hoàn đã được điều trị. Giống
như tất cả các loại ung thư, ung thư tinh hoàn có thể tái phát. Bệnh
nhân ung thư tinh hoàn cần đến khám bác sĩ định kỳ và cần thông báo ngay
các triệu chứng bất thường. Các xét nghiệm theo dõi có thể khác nhau
tùy thuộc vào tuýp và giai đoạn ung thư tinh hoàn. Thông thường, bệnh
nhân được bác sĩ kiểm tra thường xuyên và làm các xét nghiệm máu định kỳ
để đo nồng độ các chất chỉ điểm khối u. Bệnh nhân còn được chụp X-quang
và chụp cắt lớp vi tinh định kỳ. Bệnh nhân bị ung thư một bên tinh hoàn
có nguy cơ phát triển ung thư ở tinh hoàn còn lại cao. Những bệnh nhân
này cũng bị tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư máu và một số loại ung
thư khác. Việc theo dõi định kỳ giúp tìm nguyên nhân các bất thường về
sức khỏe và phát hiện sớm ung thư tái phát để điều trị ngay.
3. Hiện có thử nghiệm lâm sàng nào cho bệnh nhân ung thư tinh hoàn không?
Có. Tham gia vào các thử nghiệm lâm sàng
là một lựa chọn điều quan trọng cho nhiều bệnh nhân ung thư tinh hoàn.
Để hoàn thiện được các phương thức điều trị mới hiệu quả hơn và cách áp
dụng các biện pháp điều trị hiện có tốt hơn, Viện nghiên cứu Ung thư
Quốc gia Hoa Kỳ đang tài trợ cho các thử nghiệm lâm sàng ở nhiều bệnh
viện và trung tâm trên cả nước. Thử nghiệm lâm sàng là một bước quan
trọng trong việc tìm kiếm các phương thức điều trị mới. Trước khi đưa ra
khuyến cáo sử dụng bất kỳ một biện pháp điều trị mới nào, các bác sĩ
phải tiến hành thử nghiệm lâm sàng để đánh giá về tinh an toàn và hiệu
quả của biện pháp đó đối với người bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét