Các gen BRCA1 và BRCA2 thấy trong gia đình nhiều người bị ung thư vú. Phụ nữ mang đột biến các gen này cũng tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
Tiền sử gia đình: Những
người thân có quan hệ gia đình cấp I (mẹ, con gái, chị hoặc em gái) với
người phụ nữ bị bệnh ung thư buồng trứng có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Khả
năng mắc bệnh đặc biệt cao nếu có từ hai người thân cấp I trở lên bị mắc
căn bệnh này. Nguy cơ mắc bệnh có phần ít hơn, nhưng vẫn cao hơn mức
trung bình, nếu những người thân khác (bà, cô, chị em họ) mắc ung thư
buồng trứng. Tiền sử gia đình có ung thư vú hoặc ung thư đại tràng cũng
gắn với tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
Độ tuổi: Nguy cơ mắc
ung thư buồng trứng tăng lên khi người phụ nữ già đi. Hầu hết các trường
hợp ung thư buồng trứng xuất hiện ở những phụ nữ trên 50 tuổi, nguy cơ
mắc bệnh cao nhất là ở những phụ nữ trên 60 tuổi.
Sinh con: Những phụ nữ
chưa bao giờ sinh con có khả năng mắc bệnh nhiều hơn những phụ nữ đã
sinh con. Thực tế cho thấy phụ nữ càng có nhiều con thì nguy cơ mắc bệnh
ung thư buồng trứng càng ít.
Tiền sử cá nhân: Phụ nữ
đã bị ung thư vú hoặc đại tràng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao
hơn những phụ nữ không bị ung thư vú hay ung thư đại tràng.
Thuốc kích thích sinh sản:
Thuốc kích thích rụng trứng có thể làm tăng nhẹ nguy cơ mắc ung thư
buồng trứng. Các nhà nghiên cứu đang xem xét mối quan hệ có thể này.
Bột tan: Một số nghiên
cứu chỉ ra rẳng những phụ nữ sử dụng bột tan (phấn) ở vùng sinh dục
trong nhiều năm có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Điều trị hoóc-môn thay thế: Một số bằng chứng cho thấy phụ nữ sử dụng hoóc-môn sau thời kỳ mãn kinh có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tăng nhẹ.
Khi chúng ta biết được nhiều hơn về các
nguyên nhân sinh ung thư buồng trứng thì chúng ta cũng biết làm thế nào
để làm giảm khả năng mắc bệnh này. Một số nghiên cứu cho thấy cho con bú
và dùng thuốc tránh thai có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng
trứng. Các biện pháp này làm giảm số lần phóng noãn, và các nghiên cứu
cho rằng giảm số lần phóng noãn có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư
buồng trứng.
Những phụ nữ đã được phẫu thuật tránh
thai như thắt vòi trứng hoặc cắt tử cung sẽ có ít nguy cơ mắc ung thư
buồng trứng. Thêm vào đó, 1 số nghiên cứu cho thấy giảm lượng mỡ trong
khẩu phần ăn có thể sẽ là giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.
Những phụ nữ có nguy cơ cao do có tiền
sử gia đình có thể được xem xét để cắt buồng trứng dự phòng. Phẫu thuật
này trong nhiều trường hợp (nhưng không phải tất cả) đã phòng ngừa được
bệnh. Các nguy cơ và tai biến của phẫu thuật cũng nên được cân nhắc kỹ
lưỡng. Mỗi phụ nữ nên thảo luận kỹ với bác sỹ về lợi ích và nguy cơ
trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Điều đáng lưu ý là có 1 hay nhiều trong số các yếu tố nguy cơ nêu trên không có nghĩa là chắc chắn người phụ nữ đó sẽ bị ung thư buồng trứng,
nhưng khả năng mắc phải sẽ cao hơn bình thường. Những chị em quan tâm
đến bệnh có thể nói chuyện với các thầy thuốc chuyên khoa như bác sĩ phụ
khoa, bác sĩ phụ khoa ung thư hoặc bác sĩ nội khoa ung thư. Bác sĩ có
thể gợi ý các cách làm giảm khả năng mắc bệnh và có thể đưa ra 1 kế
hoạch, 1 lịch trình kiểm tra sức khỏe cụ thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét