Đột phá mới trong điều trị ung thư đại trực tràng

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Đột phá mới trong điều trị ung thư đại trực tràng

Tạ Thành Văn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gen - Proteine cùng các cộng sự vừa bảo vệ thành công đề tài nghiên cứu xác định tình trạng đột biến gen EGFR, KRAS và BRAF trên những bệnh nhân ung thư phổi và ung thư đại trực tràng
Kết quả của đề tài sẽ được các bác sĩ lâm sàng sử dụng để chỉ định cho những bệnh nhân bị hai loại bệnh này có thể sử dụng liệu pháp điều trị tế bào đích được hay không, nhất là với những bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối.

Đề tài nghiên cứu trên nhằm thực hiện các mục tiêu như: xác định tỷ lệ đột biến gen EGFR, KRAS đối với bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ và gen KRAS và BRAF đối với bệnh nhân ung thư đại trực tràng; thiết lập bản đồ đột biến gen, công bố các dạng đột biến và các vùng đột biến trọng điểm; đánh giá hiệu quả điều trị ung thư ở hai nhóm bệnh nhân sử dụng liệu pháp điều trị trúng đích và liệu pháp hóa hoặc xạ trị; chế tạo thử nghiệm được các bộ kít chẩn đoán ung thư đại trực tràng nhanh đột biến gen EGFR, KRAS ở các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư đại trực tràng ở Việt Nam.
Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài đã xây dựng thành công quy trình xác định đột biến gen EGFR, KRAS và BRAF cho bệnh nhân ung thư phổi và ung thư đại trực tràng. Kết quả đã và đang được ứng dụng vào thực tiễn lâm sàng ở các bệnh viện và Trung tâm ung bướu tại Hà Nội để các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả. 
Đề tài nghiên cứu này cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển các chuyên ngành Y học cơ sở trong đó phải kể đến như bệnh học phân tử, ung thư, hóa sinh học phân tử.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét