2014-12-14

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Khám định kỳ theo dõi sau điều trị ung thư tuyến tụy

Nếu có nghi ngờ mắc ung thư tuyến tụy, quét cắt lớp vi tính (CT) ổ bụng có thể được thực hiện. Quét ảnh cộng hưởng từ (MRI) cũng có thể được thực hiện để giúp các bác sĩ “hình dung” tuyến tụy, do đó trợ giúp quá trình điều trị. 

Một thủ thuật chụp tia X tụy nội soi ngược (ERCP) thường được thực hiện một khi bệnh ung thư tuyến tụy là một chẩn đoán có khả năng. Thủ thuật này sử dụng một đầu dò sợi quang để nhìn vào dạ dày và ruột non, nơi các ống dẫn của tuyến tụy chảy vào. Thuốc nhuộm X-quang được tiêm vào các ống dẫn của tuyến tụy và các ảnh chụp các cơ quan, cho phép các bất thường của ống tụy được nhận biết. Trong suốt quá trình ERCP, các mô cũng có thể được cắt ra để làm sinh thiết.
Một phương pháp khác gọi là siêu âm nội soi (EUS) sử dụng một thiết bị siêu âm để chụp các hình ảnh của tuyến tụy từ bên trong ổ bụng. Thiết bị siêu âm được truyền qua một đầu dò sợi quang xuống thực quản và vào dạ dày để nhận được các hình ảnh. Nó cũng có thể cắt ra một mẫu các tế bào để làm sinh thiết trong quá trình EUS.
Việc theo dõi định kỳ sau điều trị ung thư tuyến tụy là rất quan trọng. Theo dõi bao gồm khám lâm sàng toàn thân, chụp X quang, chụp xạ hình, xét nghiệm máu định kỳ.

Nguy cơ, khả năng phát hiện và triệu chứng của ung thư tuyến tụy

Bệnh ung thư tuyến tụy là một bệnh trong đó các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong các mô của tuyến tụy. Phần lớn các trường hợp ung thư tuyến tụy bắt đầu trong các tế bào ngoại tiết. Ung thư tuyến tụy thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm vì triệu chứng không điển hình bệnh có nguy cơ tử vong cao.
Ung thư tuyến tụy dễ đe dọa mạng sống người bệnh vì nó âm thầm lan rộng trước khi được phát hiện ra bệnh. Nguy cơ mắc bệnh của nam và nữ là ngang nhau, độ tuổi thường gặp là sau tuổi 45. Các dữ liệu về môi trường cho thấy nguy cơ mác ung thư tuyến tụy có thể giảm xuống khi dừng hoặc bỏ hút thuốc, giảm lượng thịt cá và tăng lượng rau xanh trong chế độ ăn.
Cần bắt đầu khám sàng lọc 10 năm trước độ tuổi mà ung thư tuyến tụy được chẩn đoán đầu tiên ở những gia đình có hội chứng lâm sàng và sau 35 tuổi ở bệnh nhân viêm tuyến tụy di truyền. Không có chiến lược khám sàng lọc nào tỏ ra có khả năng phát hiện sớm ung thư tuyến tụy ở bệnh nhân có nguy cơ cao, và không có một phương pháp khám đặc hiệu nào. Hiện nay, có lẽ chiến lược có hiệu quả tốt nhất là chụp cắt lớp xoắn ốc, sau đó là siêu âm nội soi nếu kết quả chụp cắt lớp không chẩn đoán được bệnh và định lượng CA 19-9 huyết thanh. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không phát hiện dược "các tổn thương sớm" có thể chữa khỏi.
Các yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến tụy là gì?
Các dữ liệu về môi trường cho thấy nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy có thể giảm xuống khi dừng hoặc bỏ hút thuốc, giảm lượng thịt cá và tăng lượng rau xanh trong chế độ ăn.
Nguyên nhân của ung thư tuyến tụy vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, những người có các yếu tố nguy cơ nhất định có thể có nhiều khả năng hơn những người khác để phát triển ung thư tuyến tụy. Các yếu tố nguy cơ như vậy bao gồm:
- Hút thuốc: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư tuyến tụy. Những người nghiện thuốc lá nặng có nguy cơ cao nhất.
- Bệnh tiểu đường: Người bị tiểu đường có nhiều khả năng hơn những người khác để phát triển ung thư tuyến tụy.
- Tiền sử gia đình: Việc có một người mẹ, cha, chị em, hoặc anh em bị ung thư tuyến tụy làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này.
- Viêm tụy (sự viêm nhiễm của tuyến tụy): Việc bị viêm tụy trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.
- Béo phì: Những người thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng hơn những người khác để phát triển ung thư tuyến tụy.

Ung thư tuyến tụy

Tuyến tụy là một cơ quan trong ổ bụng nằm ngang phía sau phần dưới của dạ dày. Trong tuyến tụy, các tế bào tuyến tụy ngoại tiết sản xuất dịch tiêu hóa, trong khi các tế bào tuyến tụy nội tiết sản xuất các hooc-môn insulin và glucagon, là các yếu tố quy định mức đường trong máu của cơ thể.
Bệnh ung thư tuyến tụy là một bệnh trong đó các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong các mô của tuyến tụy. Phần lớn các trường hợp ung thư tuyến tụy bắt đầu trong các tế bào ngoại tiết. Ung thư tuyến tụy thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm vì triệu chứng không điển hình bệnh có nguy cơ tử vong cao.
Các yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến tụy là gì?
Các dữ liệu về môi trường cho thấy nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy có thể giảm xuống khi dừng hoặc bỏ hút thuốc, giảm lượng thịt cá và tăng lượng rau xanh trong chế độ ăn.
Nguyên nhân của ung thư tuyến tụy vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, những người có các yếu tố nguy cơ nhất định có thể có nhiều khả năng hơn những người khác để phát triển ung thư tuyến tụy. Các yếu tố nguy cơ như vậy bao gồm:
- Hút thuốc: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với ung thư tuyến tụy. Những người nghiện thuốc lá nặng có nguy cơ cao nhất.
- Bệnh tiểu đường: Người bị tiểu đường có nhiều khả năng hơn những người khác để phát triển ung thư tuyến tụy.
- Tiền sử gia đình: Việc có một người mẹ, cha, chị em, hoặc anh em bị ung thư tuyến tụy làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này.
- Viêm tụy (sự viêm nhiễm của tuyến tụy): Việc bị viêm tụy trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.
- Béo phì: Những người thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng hơn những người khác để phát triển ung thư tuyến tụy.
Ung thư tuyến tụy được phát hiện như thế nào? Triệu chứng ung thư tuyến tụy là gì?
Vì các triệu chứng là không rõ ràng và tuyến tụy nằm phía sau các cơ quan khác, ung thư tuyến tụy thường được chẩn đoán khi đã ở một giai đoạn tiến triển nặng. Giảm cân là một trong những triệu chứng sớm và đau bụng giữa hoặc phía trên là phổ biến vào giai đoạn sau của căn bệnh này.
Các triệu chứng có thể khác bao gồm khó tiêu, đầy hơi và đi đại tiện nhiều nhớt nếu sự phát triển ung thư làm tắc ống tụy và các men tiêu hóa không được giải phóng vào đường ruột.
Bệnh vàng da – vàng da hoặc mắt bị trắng dã – cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo gây ra bởi một khối u ngăn chặn các ống dẫn mật.
Cần bắt đầu khám sàng lọc 10 năm trước độ tuổi mà ung thư tuyến tụy được chẩn đoán đầu tiên ở những gia đình có hội chứng lâm sàng và sau 35 tuổi ở bệnh nhân viêm tuyến tụy di truyền. Không có chiến lược khám sàng lọc nào tỏ ra có khả năng phát hiện sớm ung thư tuyến tụy ở bệnh nhân có nguy cơ cao, và không có một phương pháp khám đặc hiệu nào. Hiện nay, có lẽ chiến lược có hiệu quả tốt nhất là chụp cắt lớp xoắn ốc, sau đó là siêu âm nội soi nếu kết quả chụp cắt lớp không chẩn đoán được bệnh và định lượng CA 19-9 huyết thanh. Tuy nhiên, phương pháp này có thể không phát hiện dược "các tổn thương sớm" có thể chữa khỏi.

Phương pháp chuẩn đoán ung thư hắc tố.

Ung thư hắc tố là khối u ác tính của tế bào (melanocyte) sản xuất ra sắc tố đen( melanin), chúng phân bố chủ yếu trên da,ngoài ra có thể thấy ở mắt, tai, cơ quan tiêu hóa, niêm mạc miệng, cơ quan sinh dục. Ung thư hắc tố chiếm khoảng 5% các bệnh ung thư da, tuy nhiên đây lại là loại bệnh gây tỉ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh về da ( chiếm 75%). Việc phát hiện sớm và điều trị ung thư hắc tố là một việc  quan trọng.
Ung thư hắc tố
Một số phương pháp chẩn đoán nghi ngờ ung thư hắc tố là:
1. Các triệu chứng gợi ý chẩn đoán.
Ung thư hắc tố có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tỉ lệ trên da là hơn 90%, ngoài ra còn các vị trí khác như  võng mạc mắt, màng não, đại trực tràng.
Triệu chứng điển hình của ung thư hắc tố là sự thay đổi tính chất của nốt ruồi cũ, một tổn thương sắc tố cũ hoặc ngay trên nền da thường. Những triệu chứng này được đánh giá theo mức độ từ nhiều đến ít chia thành 3 nhóm:
  - Nhóm triệu chứng có giá trị gợi ý tầm cao:
  + Thay đổi về kích thước: các nốt ruồi cũ to ra nhanh chóng, những nốt ruồi có đường kính  lớn hơn 6 minimeter ,các vùng da bất thường xuất hiện nhanh, có xu hướng lan rộng, đều là những biếu hiện bất thường cần được chú ý.
   + Thay đổi về màu sắc: các nốt ruồi thường có một màu nâu hoặc đen. Nốt ruồi độc thường có nhiều màu sắc khác nhau và không đều màu.
   - Nhóm triệu chứng có giá trị gợi ý tầm trung:
   + Phản ứng viêm tấy.
   + Xuất hiện bong chóc, chảy máu.
   + Biến đổi dày sừng.
   - Nhóm triệu chứng có giá tri gợi ý tầm thấp:
   + Mất tính đối xứng: Một nốt ruồi lành thường cân xứng, nếu phát hiện hình dạng nốt ruồi không cân xứng thì nên nghi ngờ là nốt ruồi độc melanoma.
   + Tổn thương nhô cao trên bề mặt da.
   + Thay đổi về bờ của thương tổn.
2. Các phương pháp chẩn đoán ung thư hắc tố.
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên người bệnh cần đi thăm khám ngay để có kết quả và hướng điều trị tích cực nhất. Một số phương pháp chẩn đoán ung thư hắc tố thường được sử dụng hiện nay là:
    - Khám toàn thân kỹ lưỡng.
    - Áp lam kính trên tổn thương nếu xuất hiện sùi loét.
   - Sinh thiết nhiều mảnh vỡ ở bờ tổn thương( trong trường hợp nghi ngờ ung thư hắc tính cần tránh ấn mạnh, day nắn tổn thương, tránh chọc kim sinh thiết vì dễ làm tế bào ung thư bong ra gây di căn).
 - Tiến hành xét nghiệm đánh giá di căn: Nếu bệnh nhân bị nghi ngờ ung thư hắc tố sẽ được tiến hành chụp X-Quang, chụp cắt lớp vi tính CT, MRI để có kết quả chính xác nhất.
Ung thư da là một căn bệnh nguy hiểm. Việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng. Một số phương pháp phòng ung thư như hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, không sử dụng các sản phẩm – công nghệ tắm trắng cấp tốc chất lượng thấp, tránh tiếp xúc với môi trường có các hóa chất độc hại.

Khám định kỳ theo dõi sau điều trị ung thư hắc tố

Ung thư hắc tố ác tính là một khối u ác tính cao ở các tế bào tạo melanin (tế bào hắc tố), thường xảy ra trên da hay niêm mạc, nhưng cũng thấy trong mắt và các màng nhầy, phần nhiều từ những nốt ruồi, có thể chứa melanin là u hắc tố có melanin (melanotic melanomas) hay u hắc tố không melanin (amelanotic melanomas). Ung thư này thường lan tràn đến các bộ phận cơ thể khác, đặc biệt các hạch bạch huyết và gan. Trong các trường hợp này melanin hay tiền thân của nó là menalogen có thể thấy trong nước tiểu và toàn bộ da có thể nhiễm sắc tố nặng
Để tăng khả năng phát hiện ra bệnh ung thư hắc tố mới một cách sớm nhất bệnh nhân nên thực hiện lịch khám theo dõi định kỳ của bác sĩ. Điều đặc biệt quan trọng đối với các bệnh nhân có nevi loạn sản và có tiền sử gia đình bị u hắc sắc tố là phải đi khám định kỳ. Bệnh nhân nên khám da hàng tháng và làm theo lời khuyên của bác sĩ về cách làm giảm nguy cơ phát triển u hắc tố mới.
Nguy cơ tái phát bệnh ở những bệnh nhân có ung thư hắc tố xuyên sâu hoặc đã lan tới mô lân cận lớn hơn so với các bệnh nhân có u nhỏ. Các xét nghiệm theo dõi những bệnh nhân có nguy cơ bệnh tái phát cao có thể bao gồm chụp X quang; xét nghiệm máu; chụp cắt lớp vi tính lồng ngực, gan, xương và não.

Liệu pháp sinh học tia xạ và thử nghiệm lâm sàng trong điều trị ung thư hắc tố

1. Liệu pháp sinh học
Liệu pháp sinh học (còn gọi là liệu pháp miễn dịch) là một phương pháp điều trị bảng hệ thống miễn dịch của cơ thể, dù là trực tiếp hay gián tiếp, nhằm chống lại ung thư hoặc làm giảm tác dụng phụ do việc điều trị ung thư gây ra. Liệu pháp sinh học cũng là một phương pháp điều trị toàn thân và liên quan tới việc sử dụng các chất được gọi là chất điều biến đáp ứng sinh học. Cơ thể thường sản xuất ra một lượng nhỏ những chất này khi có nhiễm khuẩn và bệnh tật. Nhờ vào các kỹ thuật trong phòng thí nghiệm hiện đại, các nhà khoa học có thể sản xuất ra một lượng lớn các chất điều biến đáp ứng sinh học để sử dụng trong điều trị ung thư.
Trong một số trường hợp, liệu pháp sinh học có thể được sử dụng sau khi phẫu thuật để ngăn ngừa ung thư hắc tố tái phát. Đối với bệnh nhân có u hắc tố đã di căn hoặc có nguy cơ tái phát bệnh cao bác sĩ có thể chỉ định interferon-alfa và interleukin-2 (còn được gọi là aldesleukin) sau phẫu thuật. Các loại thuốc kích thích dòng tế bào (CSF) và các loại vaccin chống ung thư là những ví dụ của các chất điều biến đáp ứng sinh học hiện đang được nghiên cứu.
2. Tia xạ
Trong một số trường hợp, tia phóng xạ được sử dụng để làm giảm triệu chứng của ung thư hắc tố. Xạ trị là phương pháp sử dụng các tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
Đây là phương pháp điều trị tại chỗ; nó chỉ ảnh hưởng tới tế bào trong vùng chiếu xạ. Xạ trị là phương pháp được sử dụng nhiều nhất để kiểm soát ung thư đã lan vào não, xương và các bộ phận khác của cơ thể.
3. Thử nghiệm lâm sàng
Nhiều bệnh nhân ung thư hắc tố tham gia vào thử nghiệm lâm sàng. Bác sĩ tiến hành thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả và tác dụng phụ của các phương pháp điều trị mới. Trong một số thử nghiệm lâm sàng, tất cả các bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp mới. Trong các nghiên cứu khác, bác sĩ so sánh các phương pháp điều trị khác nhau bằng cách điều trị một nhóm bệnh nhân theo phương pháp mới và một nhóm bệnh nhân khác theo phương pháp điều trị chuẩn; hoặc họ có thể so sánh một phương pháp điều trị chuẩn với một phương pháp điều trị chuẩn khác. Những nghiên cứu như vậy đã mang lại nhiều thành tựu đáng kể trong điều trị ung thư  hắc tố. Điều này lại đưa các nhà nghiên cứu tiến lại gần khả năng kiểm soát tối ưu u hắc tố hơn.
Một thủ thuật mới đang được nghiên cứu là sinh thiết những hạch có nguy cơ bị di căn nhất bằng chi thị màu hoặc phóng xạ, nhờ đó có thế làm giảm số lượng hạch cần được sinh thiết và giảm mức độ phù bạch huyết. Người ta tiêm một chất chi thị màu xanh hoặc một chất phóng xạ vào gần khu vực có khối u. Chất này đi vào các hạch có khả năng bị ung thư lan vào đầu tiên. Bác sĩ phẫu thuật nhờ vào sự chi thị màu hoặc nhờ một máy quét để tìm các hạch có nguy cơ và lấy hạch làm xét nghiệm mô bệnh học. Nếu các hạch có nguy cơ cao này chứa tế bào ung thư thì các hạch lân cận còn lại cũng sẽ được vét sạch; nếu không có tế bào ung thư có thể không cần vét sạch các hạch còn lại.
Bác sĩ cũng đang nghiên cứu các con đường mới để dùng hóa chất, thuốc tiêu biến sinh học và chiếu xạ; các loại thuốc mới và phối hợp các loại thuốc; và các cách phối hợp các phương pháp điều trị khác nhau. Một số thử nghiệm lâm sàng được tiến hành để khám phá những biện pháp mới nhằm làm giảm tác dụng phụ của điều trị và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Nguồn: http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-hac-to/dieu-tri-ung-thu-hac-to-lieu-phap-sinh-hoc-tia-xa-thu-nghiem-lam-sang.aspx

Điều trị ung thư hắc tố bằng phẫu thuật và hóa trị liệu

Bệnh ung thư hắc tố có thể được chữa khỏi nếu được chẩn đoán và điều trị khi khối u còn nông và vẫn chưa xâm lấn sâu vào da. Tuy nhiên, nếu u hắc tố không được cắt bỏ ở giai đoạn sớm, tế bào ung thư có thể phát triển từ bề mặt da sâu xuống dưới, xâm lấn vào mô lành. Khi u hắc tố trở nên dày và sâu, bệnh thường lan sang các bộ phận khác của cơ thể và khó kiểm soát.
Nếu bác sĩ nghi nốt trên da là ung thư hắc tố thì bệnh nhân sẽ cần được tiến hành sinh thiết. Sinh thiết là cách duy nhất để đưa ra chẩn đoán chắc chắn. Trong khi thực hiện sinh thiết bác sĩ cố gắng cắt bỏ toàn bộ nốt nghi ngờ này. Nếu nó quá lớn và không thể cắt bỏ toàn bộ thì bác sĩ sẽ cắt một mẫu mô. Sinh thiết thường có thể thực hiện trong văn phòng bác sĩ bằng cách gây tê tại chỗ. Sau đó bác sĩ giải phẫu bệnh quan sát mẫu mô dưới kính hiển vi để kiểm tra phát hiện tế bào ung thư. Đôi khi nhiều bác sĩ giải phẫu nên cùng quan sát mẫu mô để xác định xem có u hắc tố không.
Nếu phát hiện ra ung thư hắc tố thì bác sĩ cần phải biết phạm vi hoặc giai đoạn của bệnh trước khi lập kế hoạch điều trị. Kế hoạch điều trị phải tính đến vị trí và độ dày của khối u, mức độ xâm lấn của u vào da và liệu tế bào ung thư đã lan sang các hạch hoặc các bộ phận khác của cơ thể hay chưa. Đôi khi cần phải lấy hạch lân cận để quan sát dưới kính hiển vi (phẫu thuật này cũng được coi là một phần của điều trị vì có thể giúp kiểm soát được bệnh). Bác sĩ cũng phải thăm khám kỹ lưỡng và tuỳ thuộc vào độ dày của khối u có thể yêu cầu chụp X quang lồng ngực; xét nghiệm máu; chụp cắt lớp vi tính gan, xương và não.
1. Phẫu thuật
Phẫu thuật để cắt bỏ u hắc tố là phương pháp điều trị chuẩn cho loại ung thư này. Cần phải cắt bỏ không chỉ có khối u mà còn phải cắt cả một phần mô lành xung quanh nó để giảm khả năng tế bào ung thư còn sót lại trong vùng đó xuống mức thấp nhất.
Độ rộng và chiều sâu của lớp da xung quanh cần phải cắt bỏ phụ thuộc vào độ dày của u hắc tố và độ sâu u xâm nhập vào da. Trong những trường hợp u rất nhỏ và có thể cắt bỏ tất cả mô ung thư trong quá trình sinh thiết, thì không cần tiến hành phẫu thuật nữa. Nếu không thể cắt bỏ toàn bộ u hắc tố trong quá trình tiến hành sinh thiết thì bác sĩ sẽ cắt bỏ mô ung thư còn sót lại khi tiến hành phẫu thuật. Trong hầu hết các trường hợp, phẫu thuật sau khi tiến hành sinh thiết được thực hiện để cắt bỏ mô trông có vẻ như lành xung quanh khối u (được gọi là mép của khối u) nhằm đảm bảo tất cả tế bào ung thư được loại bỏ. Việc làm này là cần thiết ngay cả khi khối u rất nông. Đối với u hắc tố dầy có thể cần phải phẫu thuật rộng hơn để lấy mép mô lớn hơn.
Nếu cắt bỏ một mảng mô lớn thì có thể phải tiến hành ghép da đồng thời. Trong quá trình này bác sĩ lấy da ở bộ phận khác của cơ thể để thay thế cho lớp da đã được cắt bỏ hạch bạch huyết ở gần khối u cũng có thể được cắt bỏ trong khi phẫu thuật bởi vì ung thư có thể lan vào hệ bạch huyết. Nếu bác sĩ giải phẫu bệnh tìm thấy tế bào ung thư trong hạch điều đó có nghĩa là bệnh đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Nói chung phương pháp phẫu thuật không còn hiệu quả đối với ung thư hắc tố đã lan tới các bộ phận khác của cơ thể. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác như hóa trị liệu, liệu pháp sinh học, tia xạ trị liệu hoặc phối hợp các phương pháp. Khi một phương pháp điều trị được tiến hành sau khi phẫu thuật (phương pháp chủ đạo) để loại bỏ mô ung thư thì phương pháp đó được gọi là phương pháp bổ trợ. Mục đích của phương pháp bổ trợ là để tiêu diệt tất cả những tế bào ung thư chưa được phát hiện còn sót lại trong cơ thể.
2. Hóa trị liệu
Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Nói chung đây là phương pháp điều trị toàn thân, có nghĩa là nó có thể ảnh hưởng tới các tế bào ung thư trên toàn bộ cơ thể. Trong hóa trị liệu, một hoặc nhiều thuốc điều trị ung thư được đưa vào cơ thể bằng cách uống hoặc tiêm vào mạch máu. Cho dù thuốc được đưa vào cơ thể bằng con đường nào thì nó cũng đi vào mạch máu và tuần hoàn trên toàn cơ thể.
Hóa trị liệu thường được điều trị theo đợt: một đợt điều trị ung thư hắc tố sau đó là một thời gian nghỉ hồi sức, sau đó là một đợt điều trị khác và cứ tiếp tục như vậy. Bệnh nhân được điều trị bằng hóa chất thường là bệnh nhân ngoại trú (ở bệnh viện, ở văn phòng bác sĩ hoặc ở nhà). Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào loại thuốc điều trị và tình trạng sức khỏe chung bệnh nhân có thể phải nằm viện trong một thời gian ngắn.
Một cách đưa thuốc vào cơ thể hiện đang được nghiên cứu được gọi là truyền thuốc vào chi. Nó đang được thử nghiệm đối với ung thư hắc tố chỉ xuất hiện ở một tay hoặc một chân. Khi tiến hành truyền thuốc vào chi người ta dùng garô để ngăn dòng máu tới chi và rời khỏi chi trong một khoảng thời gian. Sau đó thuốc điều trị ung thư được truyền vào mạch máu ở chi. Bệnh nhân tiếp nhận liều thuốc cao trực tiếp vào vùng có u hắc tố. Vì hầu hết các loại thuốc điều trị ung thư chỉ lưu hành ở một chi nên phương pháp này không hẳn là một phương pháp điều trị toàn thân.
Theo nguồn: http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-hac-to/dieu-tri-ung-thu-hac-to-phau-thuat-hoa-tri-lieu.aspx

Các triệu chứng của ung thư hắc tố

Thông thường dấu hiệu đầu tiên của ung thư hắc tố là sự thay đổi về kích thước, hình dạng, màu sắc hoặc cảm giác ở một nốt ruồi đã có từ trước. Hầu hết ung thư hắc tố có màu đen hoặc màu xanh thẫm, u hắc tố có thể xuất hiện như một nốt ruồi mới, màu đen, không bình thường hoặc trông rất kỳ dị xấu xí.
Bạn hãy tìm những dấu hiệu sau đây khi quan sát:
- Không đối xứng. Hình dạng của hai nửa không giống nhau.

- Ranh giới. Mép nốt ruồi thường lởm chởm, có vết khía, không rõ hoặc đường bao quanh mụn không đồng đều; sắc tố có thể lan tới vùng da xung quanh.
- Màu sắc. Màu sắc không đồng đều. Có thể có nét màu đen, nâu và rám nắng. Cũng có thể nhìn thấy những vùng có màu trắng, xám, đỏ, hồng hoặc xanh lơ.
- Đường kính. Có sự thay đổi về kích thước, thường là tăng lên. U hắc tố thường lớn hơn đầu tẩy bút chì (5mm).
Hình dạng của ung thư hắc tố có thể rất khác nhau. Nhiều u hắc tố biểu hiện tất cả các đặc tính mô tả ở trên. Tuy nhiên, một số u hắc tố biểu hiện sự thay đổi hoặc bất thường chỉ ở 1 hoặc hai đặc tính đó.
Có thể phát hiện sớm bệnh ung thư hắc tố khi nốt ruồi đã có từ trước thay đổi chút ít, chẳng hạn như tạo thành một vùng màu đen mới. Những phát hiện thường gặp khác là các vẩy nhỏ mới tạo thành hoặc ngứa ở nốt ruồi. Đối với u hắc tố giai đoạn muộn, kết cấu của nốt ruồi có thể thay đổi. Ví dụ, nó có thể bị cứng lại hoặc nổi cục. Mặc dù u hắc tố có thể cho cảm giác khác và u hắc tố giai đoạn muộn hơn có thể ngứa, chảy mủ, chảy máu nhưng các u hắc tố thường không gây đau.
Nguồn : http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-hac-to/trieu-chung-cua-ung-thu-hac-to.aspx

Các nguy cơ của bệnh ung thư hắc tố

Hiện nay, nguyên nhân gây ra ung thư hắc tố vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Tuy nhiên, rõ ràng đây không phải bệnh truyền nhiễm không ai bị lây ung thư từ một người khác.
Bằng cách nghiên cứu các dạng ung thư trong cộng đồng, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số yếu tố nguy cơ nhất định thường gặp ở những bệnh nhân u hắc tố hơn so với những người không mắc bệnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phải biết rằng hầu hết những người có các yếu tố nguy cơ này không bị u hắc tố và nhiều người bị bệnh này lại không có yếu tố nguy cơ nào trong số được kể ra sau đây.
Dưới đây là một số yếu tố liên quan tới căn bệnh này:
1. Tiền sử bản thân và gia đình
Tiền sử bản thân u hắc tố: Những bệnh nhân đã được điều trị u hắc tố có nguy cơ phát triển ung thư hắc tố lần thứ hai cao hơn.
Tiền sử gia đình: Có hai hay nhiều người thân ruột thịt bị bệnh là một yếu tố nguy cơ vì ung thư hắc tố đôi khi lan truyền trong gia đình. Khoảng 10% tổng số bệnh nhân u hắc tố có người thân trong gia đình cũng bị loại ung thư này. Khi u hắc tố lan truyền trong gia đình, các thành viên gia đình nên đến bác sĩ khám định kỳ.
2. Nevi loại sản
Nevi loạn sản có khả năng phát triển thành ung thư cao hơn nốt ruồi thông thường. Nhiều người chỉ có một vài nốt ruồi bất thường này; càng có nhiều nevi loạn sản thì nguy cơ phát triển ung thư hắc tố càng cao. Nguy cơ này đặc biệt cao đối với những người có cả tiền sử gia đình bị u hắc tố và cả nevi loạn sản.
3. Hệ thống miễn dịch suy yếu
 Những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do một số loại ung thư nhất định, bởi các loại thuốc điều trị sau khi ghép tạng hoặc do bệnh AIDS có nguy cơ phát triển u hắc tố cao hơn.
4. Nhiều nốt ruồi thông thường
Nhiều nốt ruồi thông thường (hơn 50).
Bởi vì u hắc tố thường xuất phát từ tế bào hắc tố của một nốt ruồi đã có, việc có nhiều nốt ruồi làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
5. Tia cực tím
Các chuyên gia tin rằng việc gia tăng tỷ lệ số người phát triển bệnh ung thư hắc tố trên toàn thế giới có liên quan tới thời gian con người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bệnh này cũng thường gặp hơn ở những người sống trong các vùng tiếp nhận một lượng lớn tia cực tím. Ví dụ ở Mỹ tỷ lệ người có u hắc tố ở Texas cao hơn ở Minnesota, nơi mà ánh nắng mặt trời không mạnh bằng. Tia cực tím từ mặt trời có thể gây ra hiện tượng lão hóa sớm ở da và sự huỷ hoại da từ đó có thể dẫn đến u hắc tố. (Có hai loại tia cực tím - UVA và UVB - được giải thích trong từ điển). Các nguồn sản sinh ra tia cực tím nhân tạo như đèn mặt trời và phòng tắm nắng nhân tạo cũng có thể gây huỷ hoại da và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư hắc tố.
Để giúp phòng chống và giảm nguy cơ phát triển u hắc tố do tia cực tím gây ra nên tránh tiếp xúc với tia nắng mặt trời vào buổi trưa (từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều) khi có thể. Một nguyên tắc đơn giản khác là bảo vệ cơ thể của bạn tránh những tia nắng mặt trời khi bóng của bạn ngắn hơn người. Cũng có thể đội mũ và mặc áo dài tay để bảo vệ cho bạn. Hơn nữa, thuốc mỡ, kem dưỡng da hoặc gel có chứa kem chống nắng có thể giúp bảo vệ da. Nhiều bác sĩ cho rằng kem chống nắng có thể giúp phòng chống u hắc tố, đặc biệt là những loại kem phản chiếu, hấp thụ hoặc phân tán cả hai loại tia cực tím. Kem chống nắng được đánh giá mức độ mạnh theo yếu tố chống mặt trời (SPF). SPF càng cao thì khả năng chống lại tia nắng mặt trời càng lớn. Kem chống nắng có mức độ SPF từ 2 đến 11 có khả năng chống lại ánh mặt trời thấp nhất. Kem chống nắng có mức độ SPF từ 12 đến 29 có khả năng chống lại ánh mặt trời ở mức trung bình. Những loại kem có SPF từ 30 trở lên có khả năng chống lại ánh nắng mặt trời cao. Nên đeo kính râm có mắt kính có thể hấp thụ tia cực tím. Nhãn hiệu trên kính nên ghi rõ mắt kính có thể ngăn lại ít nhất 99% tia cực tím UVA và UVB.
6. Các vết bỏng nắng nghiêm trọng
Những người có một hoặc nhiều vết bỏng nắng bị phồng rộp nghiêm trọng khi còn nhỏ tuổi có nguy cơ phát triển u hắc tố cao hơn. Do vậy bác sĩ khuyên nên bảo vệ da trẻ em tránh tia nắng mặt trời, họ hi vọng rằng việc này sẽ giúp phòng chống hoặc ít ra là làm giảm nguy cơ phát triển u hắc tố của trẻ em sau này. Bỏng nắng ở người lớn cũng là một yếu tố nguy cơ của u hắc tố.
 7. Da trắng
Ung thư hắc tố xuất hiện nhiều ở những người có nước da trắng, có thể dễ bị cháy nắng hoặc tàn nhang, (những người này thường có tóc màu vàng hoặc màu đỏ và mắt màu xanh) hơn là những người có nước da sẫm màu. Người da trắng thường bị ung thư hắc tố nhiều hơn nhiều so với người da đen, có lẽ bởi vì da sáng màu dễ bị ánh mặt trời huỷ hoại hơn.
Nguồn: http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-hac-to/cac-yeu-to-nguy-co-cua-ung-thu-hac-to.aspx

Ung thư hắc tố

1. Ung thư hắc tố là gì?
Ung thư hắc tố là một loại ung thư da. Nó xuất phát từ tế bào da gọi là tế bào hắc tố. Để hiểu biết về u hắc tố cần phải tìm hiểu về da và các tế bào hắc tố. Chúng có chức năng gì, chúng phát triển như thế nào và điều gì xảy ra khi chúng trở thành tế bào ung thư da.
Ung thư hắc tốDa là bộ phận lớn nhất của cơ thể. Nó bảo vệ cơ thể chống lại hơi nóng, ánh nắng mặt trời, tổn thương và nhiễm khuẩn. Da giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể, dự trữ nước, mỡ và sản xuất vitamin. Da có hai lớp chính: lớp biểu bì ngoài và lớp chân bì trong.
Lớp biểu bì chủ yếu được cấu tạo từ những tế bào dẹt giống vẩy, được gọi là tế bào vẩy. Các tế bào hình tròn được gọi là tế bào đáy nầm ở dưới các tế bào vẩy trong lớp biểu bì. Phần dưới của lớp biểu bì còn có tế bào hắc tố.
Chân bì có chứa các mạch máu, mạch bạch huyết, nang lông và các tuyến. Một số trong các tuyến này tiết mồ hôi giúp điều hòa thân nhiệt và một số tuyến tiết ra chất nhờn - là một chất dầu làm cho da không bị khô. Mồ hôi và chất nhờn được đưa lên bề mặt da qua những lỗ nhỏ, gọi là lỗ chân lông.
2. Tế bào hắc tố và nốt ruồi
Tế bào hắc tố có mặt ở toàn bộ phận dưới của lớp biểu bì. Chúng tiết ra melanin, một loại sác tố làm cho da có màu tự nhiên. Khi da tiếp xúc với ánh náng mặt trời, tế bào hắc tố tiết ra nhiều sắc tố hơn làm cho da bị rám nắng hoặc đen đi.
Đôi khi các đám tế bào hắc tố và mô lân cận hình thành nên các mụn lành tính (không phải ung thư) được gọi là nốt ruồi (bác sĩ còn gọi là nevus). Nốt ruồi rất phổ biến. Hầu hết mọi người có từ khoảng 10-40 mụn có màu tươi, hồng, rám nắng hoặc là màu nâu này trên da. Nốt ruồi có thể phẳng hoặc lồi. Chúng thường có hình tròn hoặc oval và thường nhỏ hơn đầu tẩy bút chì. Chúng có thể xuất hiện từ lúc mới sinh ra hoặc về sau này - thường là trước tuổi 40. Thông thường các nốt ruồi phát triển và thay đổi rất ít theo thời gian. Chúng có xu hướng mờ đi ở người già. Khi được cắt bỏ nốt ruồi thường không xuất hiện trở lại.
3. U hắc tố
U hắc tố xuất hiện khi tế bào hắc tố trở thành ác tính. Hầu hết tế bào hắc tố nằm trong da; khi u hắc tố xuất hiện ở da thì loại ung thư này được gọi là u hắc tố da. U hắc tố có thể xuất hiện ở nhãn cầu và được gọi là u hắc tố nhãn cầu. Hiếm khi u hắc tố xuất hiện ở màng não, ống tiêu hóa, hạch hoặc các vùng khác nơi có tế bào hắc tố. U hắc tố xuất phát từ những vùng khác ngoài da không được đề cập tới trong tập thông tin này.
U hắc tốU hắc tố có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên bề mặt da. Ở nam giới, nó thường xuất hiện ở phần thân (giữa vai và hông) hoặc là vùng đầu và cổ. Ở nữ giới, u hắc tố thường xuất hiện ở phần dưới chân, u hắc tố hiếm khi xuất hiện ở những người da đen và những người có da sẫm màu. Khi nó xuất hiện ở những người da sẫm màu thì thường ở dưới móng tay hoặc móng chân hoặc ở lòng bàn tay hoặc là gan bàn chân. Nguy cơ phát triển u hắc tố tăng lên theo độ tuổi, nhưng loại ung thư này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, u hắc tố là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở thanh niên.
Khi u hắc tố lan, tế bào ung thư xuất hiện ở hạch. Nếu ung thư lan vào hạch thì có nghĩa là ung thư đã lan tới các bộ phận khác của cơ thể như gan, phổi hoặc não. Trong những trường hợp như vậy tế bào ung thư trong khối u mới vẫn là tế bào u hắc tố và bệnh này được gọi là u hắc tố di căn chứ không phải là ung thư gan, phổi hay não.

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Điều trị ung thư tế bào máu

Hầu hết bệnh nhân bị bệnh ung thư tế bào máu được điều trị bằng hóa chất. Một số bệnh nhân còn được điều trị bảng tia phóng xạ hoặc ghép tủy xương hoặc liệu pháp sinh học. Trong một số trường hợp, phẫu thuật cắt lách có thể là một phần trong phác đồ điều trị.

Các phương pháp sau được dùng để điều trị ung thư tế bào máu được sử dụng phổ biến hiện nay:
Hóa trị liệu là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Tùy thuộc vào loại ung thư tế bào máu, bệnh nhân có thể được điều trị bằng một loại thuốc đơn độc hoặc phối hợp hai hay nhiều loại thuốc.
Một số thuốc chống ung thư dùng đường uống. Còn lại hầu hết các thuốc được tiêm truyền tĩnh mạch. Thông thường thuốc được tiêm truyền vào tĩnh mạch qua một ống thông đặt vào một tĩnh mạch lớn (tĩnh mạch cảnh trong hoặc tĩnh mạch dưới đòn). Nhờ đó tránh cho bệnh nhân khỏi bị đau đớn và các tổn thương da khi phải tiêm nhiều lần.
Thuốc chống ung thư đi vào cơ thể qua đường tiêm hoặc uống sẽ theo mạch máu tới hầu khắp cơ thể để diệt các tế bào ung thư. Tuy nhiên, thuốc thường không tiếp cận được các tế bào ung thư trong hệ thần kinh trung ương do bị hàng rào máu-não ngăn lại. Hàng rào bảo vệ này được cấu tạo từ một mạng lưới mạch máu và có nhiệm vụ lọc dòng máu đến não và tủy sống. Để tiếp cận được những tế bào ung thư trong hệ thần kinh trung ương, thuốc chống ung thư được tiêm trực tiếp vào dịch não tủy. Có hai cách để đưa thuốc vào dinh não tủy. Một số bệnh nhân được đưa thuốc vào tủy sống (phần thắt lưng). Một số khác, đặc biệt là trẻ em, được đặt một loại ống thông đặc biệt, gọi là ống dự trữ Ommaya, đưa vào dưới da đầu để tạo một con đường vào dịch não tủy. Người ta tiêm thuốc chống ung thư vào ống dự trữ này thay cho tiêm vào tủy sống và như vậy có thể thực hiện việc điều trị một cách dễ dàng hơn và bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.
Hóa chất được sử dụng thành từng đợt: một đợt điều trị, sau đó là một đợt nghỉ hồi sức tiếp đến một đợt điều trị khác... Trong một số trường hợp, bệnh nhân được điều trị bằng hóa chất ngoại trú ở bệnh viện, tại phòng khám của bác sĩ hoặc tại nhà. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại thuốc điều trị và tình trạng sức khỏe chung, bệnh nhân có thể phải nằm viện trong một thời gian ngắn.
Liệu pháp chiếu xạ được kết hợp với hóa trị liệu cho một số loại bệnh ung thư tế bào máu. Xạ trị sử dụng các tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chúng phát triển. Phóng xạ có thể được chiếu từ một máy lớn.
Xạ trị để điều trị bệnh bạch cầu có thể được tiến hành theo hai cách. Đối với một số bệnh nhân, bác sĩ có thể chiếu xạ cho một vùng cụ thể trên cơ thể nơi tập trung tế bào ung thư máu, như lách hoặc tinh hoàn. Một số bệnh nhân khác được chiếu xạ toàn thân. Chiếu xạ toàn thân thường được thực hiện trước khi ghép tủy xương.
Ghép tủy xương cũng được chỉ định cho một số bệnh nhân. Tủy xương sản xuất ra tế bào ung thư máu của người bệnh bị phá hủy bằng thuốc và phóng xạ liều cao, sau đó được thay thế bằng tủy xương lành. Tủy xương lành có thể là do một người khác cho hoặc có thể là lấy từ chính bệnh nhân. Tủy xương sản xuất ra tế bào ung thư máu của người bệnh bị phá hủy bằng thuốc và phóng xạ liều cao, sau đó được thay thế bằng tủy xương lành. Tủy xương lành có thể là do một người khác cho hoặc có thể là lấy từ chính bệnh nhân và được cất giữ, bảo quản trước khi bị phá hủy. Nếu sử dụng chính tủy xương của người bệnh thì lúc đầu cần phải xử lý nó bên ngoài cơ thể để loại bỏ tế bào ung thư. Bệnh nhân được ghép tủy xương thường phải nằm viện trong vài tuần. Bệnh nhân cần được bảo vệ cẩn thận tránh nhiễm khuẩn cho đến khi tủy xương ghép có thể sản xuất đủ lượng bạch cầu.
Liệu pháp sinh học là phương pháp sử dụng các chất ảnh hưởng tới đáp ứng của hệ thống miễn dịch lên ung thư. Interferon là một dạng của liệu pháp miễn dịch để chống lại một số loại ung thư tế bào máu. Rất khó hạn chế được tác dụng của điều trị chỉ lên các tế bào ung thư. Do điều trị còn phá hủy các mô và tế bào lành nên nó cũng gây ra các tác dụng phụ.

Chẩn đoán ung thư tế bào máu

Trong y học, bệnh ung thư máu còn được gọi là bệnh bạch cầu. Đây là một bệnh vô cùng nguy hiểm đối với hệ thống máu nói riêng và sức khỏe nói chung. Bệnh ung thư tế bào máu thường đi kèm với sự sụt giảm, triệt tiêu lớn số lượng các tế bào máu (hồng cầu). Tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân mắc bệnh này rất cao.
Để tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh sử của bệnh nhân và tiến hành khám lâm sàng. Bên cạnh việc kiểm tra các dấu hiệu sức khỏe chung, bác sĩ còn khám gan, lách, các hạch ở nách, bẹn và cổ.
Xét nghiệm máu cũng giúp cho việc chẩn đoán. Mẫu máu được quan sát dưới kính hiển vi để xem hình dạng tế bào máu và xác định số lượng tế bào trưởng thành và số lượng tế bào non (nguyên bào). Mặc dù xét nghiệm máu có thể cho biết bệnh nhân bị bệnh ung thư tế bào máu, nhưng không xác định được là loại ung thư tế bào máu gì.
Để xét nghiệm kỹ hơn về tế bào ung thư máu hoặc xác định loại ung thư tế bào máu, bác sỹ chuyên khoa huyết học, chuyên khoa ung thư hoặc chuyên gia bệnh học phải quan sát tủy xương dưới kính hiển vi. Mẫu bệnh phẩm được lấy bằng cách chọc hút tủy xương ở các xương dẹt (thường là xương chậu). Khi cần thiết có thể phải sinh thiết tủy xương bằng kim lớn hơn để lấy ra một mảnh xương và tủy xương nhỏ. Nếu phát hiện ra tế bào ung thư máu trong mẫu tủy xương, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm khác để xác định phạm vi của bệnh. Chọc lấy dịch tủy sống giúp phát hiện tế bào ung thư trong dịch não tủy. Chụp X quang lồng ngực có thể phát hiện các dấu hiệu bệnh trong lồng ngực.

Khám định kỳ sau điều trị ung thư tế bào máu

Hiện nay, người ta còn chưa xác định được chính xác các nguyên nguyên nhân gây ung thư máu.
http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-te-bao-mau/kham-dinh-ky-theo-doi-sau-dieu-tri-ung-thu-te-bao-mau.aspx

Các nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố nguy cơ được coi là nguyên nhân gây bệnh hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh, bao gồm:
- Tia xạ: Những người tiếp xúc với tia phóng xạ liều cao sẽ có nguy cơ cao hơn bị bệnh bạch cầu tủy cấp tính, bạch cầu tủy mạn tính, bạch cầu lympho cấp tính. Người có tiền sử được điều trị bằng tia xạ trị khi điều trị ung thư hoặc các bệnh khác từ trước cũng có nguy cơ cao hơn bị bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, khi chụp tia X trong chẩn đoán răng hàm mặt hoặc các biện pháp chụp X quang chẩn đoán khác (như CT Scan) người ta tiếp xúc tia X với hàm lượng ít hơn nhiều. Hiện tại vẫn chưa xác định mối liên quan giữa sự tiếp xúc với nồng độ tia thấp với bệnh bạch cầu cấp ở trẻ em và người lớn (Xquang nhiều lần hoặc chụp cắt lớp khi còn nhỏ).
- Hút thuốc lá: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
- Benzen: Chất này được sử dụng nhiều trong công nghiệp hóa chất, có nhiều trong khói thuốc lá và khí đốt. Việc tiếp xúc nhiều với benzen có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh bạch cầu tủy mạn tính, bệnh bạch cầu lympho cấp tính.
- Tiền sử điều trị hóa chất: Một số bệnh nhân ung thư được điều trị hóa chất (như các chất alkyl hóa, các chất ức chế topoisomerase) về sau có thể bị mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính hoặc bệnh bạch cầu lympho cấp tính.
- Hội chứng Down và một số bệnh di truyền khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu cấp tính.
- Hội chứng rối loạn sinh tủy và một số bệnh bất thường về máu khác cũng làm tăng nguy cơ bị bạch cầu cấp tính.
- Tiền sử gia đình: Rất hiếm khi có trên một người trong gia đình bị ung thư máu. Nếu có thì chủ yếu là thể bệnh bạch cầu lympho mạn tính.
Khám theo dõi định kỳ sau khi điều trị ung thư tế bào máu là rất quan trọng. Bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi bệnh nhân chặt chẽ để chắc chắn ung thư không tái phát. Việc khám định kỳ bao gồm xét nghiệm máu, tủy xương và dịch não tủy. Thỉnh thoảng, bác sĩ tiến hành khám toàn bộ.
Việc điều trị ung thư máu có thể gây tác dụng phụ sau nhiều năm. Do vậy bệnh nhân cần được tiếp tục khám và theo dõi đều đặn cũng như cần thông báo bất kỳ vấn đề gì bất thường về sức khỏe của mình cho bác sỹ biết càng sớm càng tốt.

Nguy cơ gây ra ung thư tế bào máu

Cho tới hiện nay, chúng ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân nào gây bệnh ung thư tế bào máu. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng giải quyết vấn đề này. Các nhà khoa học biết rằng bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới và ở người da trắng nhiều hơn người da đen. Tuy nhiên, họ không thể giải thích tại sao người này mắc bệnh còn người khác lại không. 

Bằng cách nghiên cứu một số lượng lớn người dân trên toàn thế giới, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ nhất định làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tế bào máu. Ví dụ, việc tiếp xúc với một lượng lớn bức xạ có năng lượng cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Hiện tượng bức xạ này được tạo ra do các vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Trong các nhà máy điện nguyên tử, các quy định an toàn nghiêm ngặt phải được thực hiện để bảo vệ công nhân và người dân tránh bị phóng xạ gây hại.
Theo một số nghiên cứu thì việc tiếp xúc với trường điện từ là một yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh ung thư tế bào máu. Trường điện từ là một dạng bức xạ năng lượng thấp tỏa ra từ dây điện và các thiết bị điện. Tuy nhiên, cần phải tiếp tục nghiên cứu để chứng tỏ mối liên hệ này.
Một số tình trạng di truyền nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tế bào máu. Hội chứng Đao (Down) là một trong những tình trạng như vậy; trẻ em bị hội chứng này khi sinh ra có nguy cơ mắc bệnh ung thư tế bào máu cao hơn những trẻ em khác.
Công nhân tiếp xúc với một số chất hóa học nhất định trong một thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh ung thư tế bào máu cao hơn. Benzen là một trong những hóa chất này. Hơn nữa, một số loại thuốc được sử dụng để điều trị các loại ung thư khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ này rất nhỏ so với lợi ích mà hóa trị liệu mang lại.
Các nhà khoa học đã tìm ra một loại virút dường như có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển một loại ung thư tế bào máu hiếm gặp. Tuy nhiên, loại virút này chưa được chứng minh là có liên quan tới các loại ung thư tế bào máu thường gặp. Các nhà khoa học trên toàn thế giới vẫn tiếp tục nghiên cứu các virút và các yếu tố nguy cơ khác có thể gây bệnh ung thư tế bào máu. Qua việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, các nhà khoa học hi vọng sẽ tìm ra các phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư tế bào máu tốt hơn.

Ung thư tế bào máu

Ung thư máu là khi cơ thể sản xuất ra một lượng lớn máu bất thường. Bệnh được gọi bằng tiếng nước ngoài phiên âm là Lơ-xê-mi (leucemia). Trong hầu hết các loại ung thư tế bào máu, các tế bào bất thường là bạch cầu. Máu bị ung thư tế bào trông khác với máu bình thường và không thực hiện được chức năng của chúng.
 
Các loại ung thư tế bào máu
Có nhiều loại ung thư tế bào máu. Chúng được phân nhóm theo hai cách. Cách thứ nhất là phân loại theo theo tốc độ tiến triển và xấu đi của bệnh. Cách thứ hai là phân loại theo loại tế bào máu bị bệnh.
Ung thư tế bào máu có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Trong ung thư tế bào máu cấp, các tế bào bất thường là các nguyên bào còn rất non và không thể thực hiện chức năng bình thường của mình. Số lượng nguyên bào tăng lên rất nhanh và bệnh xấu đi nhanh chóng. Trong bệnh ung thư tế bào máu mạn tính, một số nguyên bào xuất hiện, nhưng nói chung những tế bào này có độ trưởng thành cao hơn và có thể thực hiện được một số chức năng bình thường của chúng. Hơn nữa, số lượng nguyên bào tăng chậm hơn so với mức độ tăng trong bệnh ung thư tế bào máu cấp tính. Kết quả là bệnh ung thư tế bào máu mạn tính xấu đi dần dần.
Bệnh ung thư tế bào máu có thể xuất phát từ hai loại bạch cầu chính là tế bào lymphô hoặc tế bào tủy. Khi bệnh ảnh hưởng tới tế bào lymphô thì nó được gọi là bệnh ung thư tế bào máu dòng lymphô bào. Khi tế bào tủy bị ảnh hưởng thì loại ung thư này được gọi là ung thư tế bào máu dòng tủy.
Dưới đây là các loại ung thư tế bào máu thường gặp nhất:
- Ung thư tế bào máu dòng lymphô cấp tính (ALL) là loại thường gặp nhất ở trẻ em. Căn bệnh này cũng gặp ở người lớn, đặc biệt là những người trên 50 tuổi.
- Ung thư tế bào máu dòng tủy cấp tính (AML) xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Loại này đôi khi còn được gọi là ung thư tế bào máu cấp tính không phải dòng lymphô bào (ANLL).
- Ung thư tế bào máu dòng lymphô mãn tính (CLL) thường xuất hiện nhiều nhất ở những người trên 55 tuổi. Đôi khi nó xuất hiện ở những người trẻ tuổi hơn, nhưng hầu như không bao giờ gặp ở trẻ em.
- Ung thư tế bào máu dòng tủy mãn tính (CML) xuất hiện chủ yếu ở người lớn. Một số lượng rất nhỏ trẻ em cũng có thể mắc loại ung thư này.
- Ung thư tế bào máu ở trẻ em.

Một số phương pháp điều trị ung thư não do di căn hiện nay.


Ung thư não do di căn là những khối u ở não có nguồn gốc từ các mô hoặc từ các cơ quan bên ngoài não. Di căn là biến chứng thường gặp của ung thư toàn thân và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở các bệnh nhân mắc ung thư. Phương thức điều trị phụ thuộc vào vị trí, kích thước khối u, tình trạng sức khỏe bệnh nhân.
U não
Một số phương pháp điều trị u não do di căn hiện nay là:
1.     Phẫu thuật.
Do tính chất dễ tổn thương của mô não nên việc lựa chọn thao tác phẫu thuật sao cho phù hợp là vô cùng quan trọng.. Đối với ung thư não nguyên phát có thể dùng phương pháp phẫu thuật ngoại khoa để cắt bỏ.
Trong những trường hợp đặc biệt khối u nằm trong vùng quan trọng của não (thường ở cùng vận động hoặc vùng ngôn ngữ) ,các kỹ thuật vi phẫu được sử dụng. Kính hiển vi phẫu thuật có vai trò bảo vệ những dây thần kinh và mạch máu quan trọng,giảm nguy cơ tổn thương. Máy hút siêu âm tạo điều kiện cho việc cắt bỏ khối u. Khối u não có thể được xử lý bằng cách phẫu thuật tiếp xúc (stereotactic surgery) có hướng dẫn - CT hoặc MRI. Nếu các ranh giới của khối u khó xác định thì bác sĩ có thể phải ngừng cắt bỏ khối u để giảm thiểu nguy cơ gây tổn hại đến phần não khác.
2.     Xạ trị.
Có 2 loại xạ trị hiện nay là xạ trị thông thường và xạ phẫu.
   - Xạ trị thông thường. Đây là phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh nhân nhân ung thư hạch lympho vì các tế bào này rất nhạy cảm với chất phóng xạ.  Toàn bộ não sẽ được bức xạ trong khoảng từ 1-2 tuần. Xạ trị đươc sử dụng sau khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư còn xót lại.
   - Xạ phẫu. Xạ phẫu là phương pháp thích hợp cho di căn có đường kính 3cm hoặc ít hơn. Các máy Gamma Knife sử dụng chùm tia gamma hẹp, nhằm chính xác vào các khối u từ nhiều hướng vòng quanh đầu. Phương pháp này đòi hỏi cần xác định được chính xác vị trí của khối u.
3.     Hóa trị.
Phương pháp hóa trị được các bác sĩ khuyên dùng đối với u dịch tủy sống và vẫn còn đang được kiểm tra để sử dụng đối với các khối u não do di căn.
Tác dụng phụ của phương pháp hóa trị trong điều trị u não di căn là bệnh nhân thường mệt mỏi, rụng tóc, cơ thể suy nhược, chán ăn…
Nhìn chung tiên lượng di căn não là khá xấu. Bệnh nhân mắc ung thư di căn não thường tử vong sau khoảng 2 năm. Các yếu tố tiên lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khối u nguyên phát hay thứ phát, vị trí, kích thước, mức độ xâm lấn của khối u, phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe, tâm lý bệnh nhân…
Việc thăm khám và phát hiện sớm bênh có vai trò quan trọng trong điều trị ung thư não do di căn, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
Nguồn : http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-nao/mot-so-phuong-phap-dieu-tri-u-nao-do-di-can-hien-nay.aspx

Điều trị ung thư não

Việc điều trị ung thư não phụ thuộc vào vị trí và kích thước của khối u, độ tuổi và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Bác sĩ điều trị sẽ luôn điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu sức khỏe của bệnh nhân. Một số tùy chọn cho việc điều trị ung thư não bao gồm phẫu thuật, xạ trị, và hóa trị. Điều quan trọng là bạn cần phải đến khám bác sĩ trước tiên để có kế hoạch điều trị thích hợp.
Trước tiên chúng ta tìm hiểu xem nguyên nhân gây u não là gì?
Một vài bệnh di truyền đã được xác định có thể làm tăng nguy cơ phát triển các khối u não. Ví dụ, trong bệnh di truyền được gọi là Hội chứng Von Hippel-Lindau, con cái, anh chị em ruột và người thân có thể phát triển khối u ở tiểu não và các bộ phận khác của cơ thể như u thận ác tính.
Nghiên cứu cho thấy những bất thường di truyền ở một số khối u não. Một số khối u cũng được biết là có tỉ lệ mắc phải cao hơn trong những gia đình nhất định.
Tuy nhiên, trong đa số trường hợp, nguyên nhân gây ung thư não chưa được biết rõ. Hiện tại chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng nào chứng minh chấn thương, tiếp xúc với hóa chất, nhiễm trùng virus, sử dụng điện thoại di động, các yếu tố môi trường hoặc căng thẳng tâm thần có thể gây ra sự tăng trưởng của các khối u não.
Triệu chứng của u não:
Các triệu chứng có thể là tổng quát hay cục bộ. Các triệu chứng tổng quát là do áp lực gia tăng ảnh hưởng lên não và bao gồm:
- Nhức đầu tái diễn có thể trở nên tệ hơn vào buổi sáng
- Buồn nôn và ói mửa
- Động kinh
- Buồn ngủ gia tăng
Các triệu chứng cục bộ phụ thuộc vào vị trí của khối u và bao gồm:
- Sự yếu hay tê/liệt ngày càng tăng ở cánh tay hoặc chân
- Ngày càng gặp khó khăn khi nói, nghe, tập trung hoặc nhìn, bao gồm chứng song thị
- Mất trí nhớ hoặc thay đổi trong trí nhớ
- Thay đổi đáng kể trong tính cách hoặc hành vi
Một số những triệu chứng này cũng có thể được gây ra bởi các điều kiện khác không phải u não. Do đó, bạn nên tìm đến ý kiến của chuyên gia phẫu thuật thần kinh nếu các triệu chứng kéo dài.
Những ai có nguy cơ phát triển khối u não?
Các khối u não có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng các khối u xuất hiện trong giai đoạn trẻ thơ thường khác với khối u được chẩn đoán ở người lớn.
Lựa chọn phương pháp điều trị bệnh u não:
Phẫu thuật:
Trong hầu hết trường hợp, phẫu thuật bằng cách sử dụng các kỹ thuật vi phẫu là cần thiết để loại bỏ càng nhiều khối u càng tốt và gây tổn thương tối thiểu đến não. Mô não cực kỳ mỏng manh và có thể bị tổn thương vĩnh viễn từ áp lực quá mức hay sự gián đoạn cung cấp máu. Những rủi ro của phương pháp phẫu thuật bao gồm nhiễm trùng, xuất huyết, động kinh, liệt, hôn mê và tử vong.
Thiết bị tinh vi hiện có giúp việc phẫu thuật an toàn và hiệu quả hơn. Sử dụng hệ thống định vị vi tính cho phép bác sĩ giải phẫu thần kinh định vị chính xác khối u và đồng thời định vị xung quanh khu vực quan trọng của não. Kính hiển vi phẫu thuật tạo điều kiện cho việc bảo quản những dây thần kinh và mạch máu quan trọng, từ đó giảm nguy cơ tổn thương. Máy hút siêu âm cũng có sẵn để tạo điều kiện cho việc cắt bỏ khối u. Khối u não có thể được xử lý qua một lỗ nhỏ được tạo ra trên hộp sọ bằng cách phẫu thuật tiếp xúc (stereotactic surgery) có hướng dẫn - CT hoặc MRI. Nếu các ranh giới của khối u không thể dễ dàng xác định thì bác sĩ giải phẫu thần kinh có thể phải ngừng cắt bỏ khối u để giảm thiểu nguy cơ gây tổn hại đến phần não bình thường.
Trong những trường hợp đặc biệt khi khối u nằm ở các khu vực quan trọng của não, thường là trung tâm nói hay vận động, phẫu thuật thậm chí có thể được thực hiện khi các bệnh nhân được làm giảm đau nhưng còn tỉnh táo. Các khu vực quan trọng có thể được xác định rõ ràng hơn bằng cách kích thích chúng với một dòng điện yếu và khối u được loại bỏ với sự giám sát liên tục khả năng nói và sức mạnh chi của bệnh nhân. Mục tiêu tổng quát là để loại bỏ khối u càng nhiều càng tốt với ít tổn thương nhất là đến các khu vực quan trọng.
Khi khối u não nhỏ và nằm sâu, sự cắt bỏ khối u mở rộng có thể là không được.Trong tình huống như vậy, một khung tiếp xúc (stereotactic) có thể được thiết lập và sinh thiết có hướng dẫn - CT hoặc MRI được thực hiện. Một mảnh nhỏ của khối u được lấy và gửi đi điều tra chẩn đoán.
Xạ phẫu:
Đối với một vài khối u ung thư nhỏ, phẫu thuật dao Gamma sử dụng tia gamma tập trung rất mạnh có thể được tiến hành trong một vài giờ để kiềm hãm sự tăng trưởng của khối u mà không cần phẫu thuật.
Xạ trị:
Đối với các khối u ung thư não mà không thể cắt bỏ hoàn toàn, phẫu thuật có thể được tiếp tục với điều trị bằng tia bức xạ bên ngoài chiếu từ một máy gia tốc tuyến tính trong 2-6 tuần để tiêu diệt các tế bào khối u còn lại.
Hóa trị:
Thuốc giúp tiêu diệt hoặc làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư có thể được sử dụng bằng cách uống qua miệng hoặc bằng cách tiêm qua tĩnh mạch. Rụng tóc, buồn nôn và dễ bị nhiễm trùng là những tác dụng phụ có thể xảy ra của hóa trị.
Phục hồi chức năng:
Phục hồi có thể bị hạn chế bởi mức độ tổn thương gây ra do khối u và khả năng hồi phục của não. Chuyên gia trị liệu luôn sẵn sàng để bắt đầu quá trình vật lý trị liệu, liệu pháp nghề nghiệp và điều trị tư vấn tại các phòng bệnh. Nếu có những khuyết tật kéo dài, bệnh nhân có thể được chuyển đến khoa phục hồi chức năng hoặc đến một cơ sở chăm sóc điều dưỡng trong giai đoạn sau của quá trình phục hồi chức năng để tối đa quá trình phục hồi. Để phục hồi tốt nhất, bệnh nhân và gia đình nên duy trì một thái độ tích cực, thiết lập mục tiêu thực tế và làm việc ổn định để đạt được từng mục tiêu.

Dấu hiệu và những nguy cơ của ung thư não

Dù mắc phải bất kỳ bệnh ung thư nào cũng đều gây ra nỗi sợ hãi và lo lắng cho người bệnh và người thân. Ung thư não thực sự là một bệnh nghiêm trọng, nhưng thường nó có thể được điều trị cho kết quả tích cực. Biết được nguyên nhân, triệu chứng của bệnh ung thư não có thể giúp người bệnh nhận biết và phát hiện sớm với các dấu hiệu mà mình đang mắc phải và có hướng điều trị thích hợp.
Ung thư não là gì?
Bệnh ung thư não là khái niệm chung để chỉ các khối u ác tính ở não chứa các tế bào ung thư. Chúng ảnh hưởng đến các chức năng sống và gây nguy hiếm cho tính mạng. Các khối u này thường lớn lên nhanh và xâm lấn vào mô lân cận. Cũng giống như một loại cây, các khối u này có thể “mọc rễ" vào mô lành của não. Nếu khối u ác tính ở não là rán và không có rễ, đó là khối u có vỏ bọc. Khi có một khối u ở vùng điều hành chức năng sống của não và ánh hưởng đến các chức năng này thì chúng cũng có thể được coi là khối u ác tính (mặc dù chúng không chứa tế bào ung thư.
Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân của ung thư não là gì?

Nguyên nhân gây ra u não chưa được xác định. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng giải quyết vấn để này. Họ càng tìm hiểu được nhiều về các nguyên nhân gây ra u não thì cơ bội tìm ra các cách phòng chống càng lớn. Bác sĩ không thể giải thích tại sao người này bị u não những người khác lại không bị, những các nhà nghiên cứu biết rằng không ai bị lây u não từ một người khác. U não không phải là bệnh truyền nhiễm. Mặc dù các khối u não có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, các nghiên cứu cho thấy chúng phổ biến nhất ở hai nhóm tuổi. Nhóm thứ nhất là trẻ em từ 3 đến 12 tuổi; nhóm thứ hai là ở người lớn từ 40 đốn 70 tuổi.
Bảng cách nghiên cứu một số lượng lớn bệnh nhân ung thư, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ nhất định có thể làm tăng nguy cơ phát triển u não. Người có những yếu tố nguy cơ này có tỷ lệ bị u não cao hơn mức trung bình.
Ví dụ, các nghiên cứu cho thấy một số loại u não thường xuất hiện hơn ở những công nhân trong một số ngành công nghiệp nhất định như lọc dầu, sản xuất cao su và sản xuất được phẩm. Các nghiên cứu khác cho thấy, các nhà khoa học và những người làm nghề ướp xác có tỷ lộ u não cao hơn. Các nhà nghiên cứu cũng đang xem xét việc tiếp xúc với virút có thể là một nguyên nhân gây u não hay không. Vì đôi khi một số thành viên trong cùng một gia đình có thể bị u não, các nhà nghiên cứu cũng đang nghiên cứu tiền sử gia đình để xem yếu tố di truyền có phải là nguyên nhân hay không.
Hiện nay các nhà khoa học không tin rằng chấn thương ở đâu có thể dẫn đến u não. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân u não không có yếu tố nguy cơ rõ ràng. Bệnh này có thể là kết quả của nhiều yếu tố nguy cơ cùng tác động.
Ung thư não được phát hiện như thể nào? Triệu chứng của ung thư não là gì?
Triệu chứng của ung thư não phụ thuộc chủ yếu vào kích thước và vị trí của khối u trong não. Triệu chứng xuất hiện do tổn thương phân mô não điều khiển các chức năng sống quan trọng hoặc do chèn ép não vì khối u phát triển trong khoảng trống có giời hạn của bộp sọ. Các triệu chứng có thể do tình trạng phù tổ chức xung quanh khối u hoặc do hiện tượng não úng thủy tức là khối u cản trở dòng dịch não tủy và gây ứ dịch trong não. Nếu khôi u não phát triền chậm, triệu chứng của chúng có thể xuất hiện một cách từ từ đến mức chúng bị bỏ qua trong một thời gian dài.
Triệu chứng thường gặp nhất của u não bao gồm:
- Đau đầu, đặc biệt vào buổi sáng và đỡ đần trong ngày
- Co giật
- Buồn nôn hoặc nôn
- Yếu hoặc mất cám giác ở tay hoặc chân
- Mất thăng bằng khi đi lại
- Cử động nhãn cầu bất thường hoặc thay đổi thị giác
- Buồn ngủ
- Thay đối tính cách hoặc trí nhở
- Thay đổi ngôn ngữ
Những triệu chứng này có thể do u não gây ra nhưng cũng có thể do các bệnh khác gây ra. Chỉ có bác sĩ mới có thể đưa ra chẩn đoán.
Khối u não nguyên phát
Khối u bắt đầu ở mô não được gọi là khối u não nguyên phát. Nó khác với khối u thứ phát là khối u xuất hiện khi ung thư lan vào não. Khối u não nguyên phát được phân loại theo loại mô nơi chúng xuất hiện. Loại u não thường gặp nhất là u thần kinh đệm xuất phát từ mô đệm. Có nhiều loại u mô đệm:
U tế bào hình sao xuất phát từ những tế bào nhò hình sao (tiếng Anh gọi là astrocyt). Các u tế bào hình sao có thể phát triển ở khắp mọi nơi trong não bộ hoặc tủy sống. Ở người lớn u tế bào hình sao thường xuất hiện ở đại não. Ở trẻ em, chúng xuất hiện ở thân não, đại não và tiểu não. u tế bào hình sao cấp độ III có thể được gọi là u tế bào hình sao không biệt hóa. U tế bào hình sao cấp độ IV thường được gọi là u nguyên bào đệm nhiều dạng.
U thần kinh đệm ở thân não xuất hiện ở phần thân não. Thân não kiểm soát nhiều chức năng sống quan trọng. Các khối u ở vùng này nói chung không thể cắt bỏ được. Hấu hết u thần kinh đệm thân não là u tế bào hình sao cấp độ cao.
u tế bào màng não thất thường phát triển trong lớp niêm mạc lót não thất, chúng còn có thể xuất hiện ở tuỷ sống. Mặc dù chúng có thể phát triển ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em và thanh niên.
U tế bào thần kinh đệm có đuôi gai xuất hiện từ những tế bào sản xuất myelin - lớp vỏ bọc mã bảo vệ dây thần kinh. Những khối u này thường xuất hiện ở đại não. Chúng phát triển chậm và thường không lan vào các mô não lân cận. u thần kinh đệm có đuôi gai thường hiếm gặp. Chúng thường gặp nhất ở lứa tuổi trung niên nhưng đã phát hiện ra các trường hợp mắc loại ung thư này ở mọi lứa tuổi. Còn có các loại u não khác không xuất phát từ mô đệm. Một số loại ung thư thường gặp nhất được trình bày dưới đây:
U nguyên tủy bào trước đây được cho là phát triển từ tế bào đệm. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra những khối u này phát triển từ những tế bào thần kinh nguyên thủy, những tế bào này thông thường không còn lại trong cơ thể sau khi đứa trẻ ra đởi. Vì lý do này, u nguyên tế bào đôi khi còn được gọi là u tế bào thần kinh lá phổi ngoài nguyên thưý (PNET). Hầu hết u nguyên tủy bào xuất hiện ở tiếu não; tuy nhiên chúng cũng có thể xuất hiện ở các vùng não khác. Những khối u này thường xuất hiện ỡ trẻ em và thường gặp nhiều ở trẻ trai hơn trẻ gái.
U màng não phát triển ở màng nào. Chúng thường là những khối u lành tính. Bởi vì những khối u này phát triển chậm, nào có thể điều chỉnh theo chúng; u màng não thường phát triển khá lớn trước khi chúng gây ra triệu trứng, chúng thường xuất hiện ở những phụ nữ trong độ tuổi 30-50.
U tế bào Schwann là những khôi u lành tính xuất phát từ những tế bào sợi thần kinh Schwann là tế bào sản xuất myelin bảo vệ dây thần kinh thính giác,u dây thần kinh thính giác là một loại u tế bào Schwann. Chúng chủ yếu xuất hiện ở người lớn. Loại ung thư này gặp ở nữ giới nhiều gấp đôi nam giới.
U sọ hầu phát triển ở vùng tuyến yên gán vùng dưới đồi thị. Chúng thường là lành tính; tuy nhiên đôi khi chúng được coi là ác tính bởi vì chúng có thể chèn ép lên hoặc huy hoại vùng dưới đồi thị gây ánh hưởng tới các chức năng sống quan trọng của cơ thể. Những khối u này thường gặp nhất ở trẻ em và thanh niên.
U tế bào mầm xuất phát từ những tế hào mầm (tế bào sinh dục) nguyên thủy. Loại ung thư tế bào mầm trong não thường gặp nhất là u tế bào mầm.
U vùng tuyến tùng xuất hiện ở trong hoặc xung quanh tuyến tùng là một bộ phận nhỏ gần trung tâm não. Khối u có thể là u tế bào tuyến tùng phát triển chậm hoặc u nguyên bào tuyến tùng phát triển nhanh. Khu vực tuyến tùng là vị trí rất khó tiếp cận và những khối u này thường không thể cắt bỏ.
Khối u não thứ phát
Di căn là quá trình lan của ung thư. Ung thư xuất phát từ một bộ phận khác của cơ thề có thể lan vào não và hình thành khối u thứ phát. Những khối u này không giống như khối u não nguyên phát. Ung thư lan vào não có cùng tên với ung thư gốc (nguyên phát). Ví dụ, nếu ung thư phổi lan vào não thì u ở não là ung thư phổi di căn bởi tế bào trong khối u thứ phát là tế bào phổi bắt thường chứ không phài tế bào não bắt thường. Điều trị ung thư thứ phát tùy thuộc vào vị trí ung thư nguyên phát và phạm vi lan cũng như các yếu tố khác bao gồm độ tuổi, tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân và đáp ứng với điều trị trước đó.
Thực tế thì bác sĩ chuẩn đoán ung thư não như thế nào?
Thông thường, nếu bạn có những triệu chứng phát triển chậm, bạn sẽ tới gặp bác sỹ để kiểm tra. Nếu khối u não đáng ngờ họ sẽ giới thiệu bạn tới các bác sĩ chuyên ngành, có thể là bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc bác sĩ chuyên khoa ung thư (người chuyên trong việc điều trị ung thư). Đôi khi người bị u não có thể có những cơn động kinh đột xuất và được đưa thẳng đến bệnh viện để làm các xét nghiệm chuẩn đoán về khối u.
Tại bệnh viện các bác sĩ sẽ lấy chi tiết bệnh sử và hỏi bạn về những triệu chứng nếu có. Sau đó bạn sẽ được thăm khám tổng hợp có thể bao gồm nghe nhịp tim, xem vùng bụng để kiểm tra tình trạng sức khỏe chung của bạn, và bạn sẽ được xét nghiệm chi tiết để kiểm tra hệ thống thần kinh.
Kiểm tra hệ thống thần kinh có thể bao gồm:
- Kiểm tra thần kinh với các số và câu hỏi đơn giản
- Kiểm tra mắt bằng kính soi đáy mắt (công cụ chiếu sáng ở đáy mắt). Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra đĩa thị giác của mắt bạn có bị sưng phồng hay không. Trường hợp đĩa thị giác sưng phồng lên gọi là phù gai thị và đó chính là dấu hiệu của áp lực trong hộp sọ. Tầm nhìn xung quanh của bạn cũng sẽ được kiểm tra.
- Kiểm tra thính giác.
- Kiểm tra cơ mặt: cười, nhăn mặt.
- Chuyển động của lưỡi, kiểm tra phản xạ nuốt của bạn.
- Kiểm tra sức mạnh của cánh tay và cẳng chân, phản xạ của đầu gối và các phản xạ khác. Bác sỹ sẽ kiểm tra cảm nhận của bạn khi bị kim châm vào da, cảm nhận về nóng và lạnh, khả năng nhận biết cảm giác, phân biệt các vật giống nhau như tiền…
- Kiểm tra sự thăng bằng và phối hợp của bạn (vi du, họ sẽ yêu cầu bạn đi vài bước hoặc thực hiện lại một số động tác).
Các kiểm tra chuyên sâu:
Tại bệnh viện bạn có thể sẽ phải làm một số các xét nghiệm sau đây. Bác sỹ của bạn sẽ chọn lựa các xét nghiệm phù hợp nhất đối với trường hợp cụ thể của bạn thông qua các triệu chứng.
Chụp cắt lớp não (Chụp CT não):
Phương pháp này sử dụng rất nhiều tia để tạo nên hình ảnh 3 chiều của phần bên trong đầu. Trong quá trình xét nghiệm bạn có thể sẽ được yêu cầu đặt đầu vào trong một máy scan đang mở. Việc scan thì không đau nhưng khá lâu (khoảng 10 đến 20 phút). Nó có thể sử dụng để xác định kích thước chính xác của khối u.
Hầu hết mọi người khi chụp CT sẽ phải tiêm một loại chất lỏng vào ven để tạo được hình ảnh rõ hơn của một vùng nhất định của não. Việc tiêm có thể khiến bạn cảm thấy nóng ran lên trong khoảng vài phút. Trước khi tiêm bạn cần phải nói cho bác sĩ hoặc người làm xét nghiệm biết nêu bạn hay bị dị ứng với hoá chất hoặc bị hen suyễn. Thông thường vẫn cần phải tiêm nhưng bạn sẽ phải sử dụng hợp chất Xteroi trước và trong ngày tiêm. Bạn sẽ được trở về nhà ngay sau khi kết thúc việc chụp não.
Chụp não bằng cộng hưởng từ – MRI:
Việc xét nghiệm này khá giống với chụp CT nhưng nó dùng từ trường thay cho tia X-quang để tạo nên hình ảnh mặt cắt ngang của não. Trước khi tiến hành xét nghiệm, một số người sẽ được tiêm hóa liệu màu vào ven cánh tay để tạo sự sắc nét của ảnh. Trong quá trình chụp bạn sẽ phải nằm yên trên một chiếc giường bên trong một khoang dài khoảng 1 giờ. Cái này có vẻ bất tiện với những ai không thích những khoảng không gian hẹp, nếu thế sẽ tốt hơn nếu bạn đề cập vấn đề đó với người thực hiện chụp cho bạn. Quá trình chụp thì sẽ rất ồn nhưng bạn sẽ được đeo nút bịt lỗ tai hoặc tai nghe. Thông thường họ cũng sẽ cho một người nhà của bạn vào cùng để bạn an tâm hơn.
Khoang rỗng đó là một nam châm cực mạnh do đó trước khi bước vào phòng bạn cần phải bỏ tất cả các đồ dùng cá nhân bằng kim loại nếu không sẽ không thể thực hiện chụp MRI được vì lý do nhiễm từ. Chụp MRI không đau nhưng mất khoảng 30 phút.
Chụp sọ:
Rất hiếm trường hợp khối u não hiển thị trên hình chụp sọ. Xét nghiệm này đơn giản và không đau nhưng bạn sẽ phải nằm trên giường chụp trong phòng X-quang của bệnh viện và phải giữ yên đầu trong khoảng vài phút.
Chụp ổ bụng:
Xét nghiệm chụp ổ bụng thường được sử dụng để đảm bảo rằng phổi của bạn vẫn khỏe và thăm khám khả năng về khối u nguyên phát.
Chụp positron cắt lớp (chụp PET):
Kiểu chụp này cung cấp hình ảnh động của não bằng việc tiêm đường gluco có gắn với một lượng nhỏ chất phóng xạ. Mũi tiêm sẽ được thực hiện ở ven phía sau của tay và lượng gluco này sẽ được đưa lên não. Khối u thường hấp thụ gluco và chất phóng xạ hiển thị trên hình chụp.
Bản chụp PET có thể cung cấp các thông tin liệu khối u có đang tiếp tục phát triển hay không, là u lành tính hay ác tính. Sau khi tiêm ven bạn sẽ được yêu cầu nằm yên trong một phòng tối và nhắm mắt. Sau đó bạn sẽ được đưa vào trong phòng chụp và sẽ được yêu cầu nằm trên một chiếc giường chụp với cái đai được thắt xung quanh người. Lượng thuốc phóng xạ bạn được tiêm vào người sẽ không nhiều hơn một tia xạ thông thường.
Động mạch não đồ:
Động mạch đồ hiển thị cấu trúc của mạch máu và có thể hiển thị vị trí của khối u bên trong não. Đó có thể là thông tin hữu ích cho trường hợp được lên kế hoạch phẫu thuật. Trước tiên một ống nhỏ (ống thông nước tiểu) được đưa vào trong động mạch (thường là vùng bẹn) trong tình trạng gây mê cục bộ hoặc tổng hợp. Khi ống thông nước tiểu đã được đặt vào đúng vị trí, dược phẩm mầu sẽ được đưa vào cùng với các tia xạ tới mạch máu não. Bạn có thể phải ở lại qua đêm ở bệnh viện để thực hiện động mạch đồ và thường bạn sẽ được tiêm thuốc ngủ hoặc thuốc gây mê để thực hiện xét nghiệm này.
Điện não đồ:
Đây là phương pháp ghi lại những hoạt động của điện bên trong não. Trong quá trình xét nghiệm, dây điện sẽ được nối với một đĩa nhựa nhỏ gắn với đầu bạn khi đã bôi một dung dịch đặc biệt lên đầu. Các xung thần kinh ghi được sẽ được in ra giấy. Cuộc xét nghiệm này sẽ mất khoảng 1 giờ, hoàn toàn an toàn và không hề đau. Bạn không cần phải cắt tóc mà sau khi thực hiện xét nghiệm bạn có thể gội sạch dung dịch đã được bôi vào đầu.