2015-03-01

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Ung thư âm hộ có thể là do bệnh sùi mào gà

Không chỉ gây ra cho bệnh nhân những cảm giác khó chịu, mất tự tin, luôn cảm thấy lo lắng, thậm chí rơi vào tình trạng Stress, hơn thế nữa, nếu bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà mà không tiến hành điều trị sớm và dứt điểm thì bệnh sẽ rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân
Bệnh sùi mào gà là gì?
Bệnh sùi mào gà gây nên bởi một loại virut có tên là Human papova (HPV). Đây là một trong những bệnh lây qua đường tình dục. Thời kỳ ủ bệnh của bệnh sùi mào gà khá dài, có thể từ 2 – 9 tháng sau khi quan hệ tình dục với người có mang mầm bệnh HPV.
Bệnh lây nhiễm chủ yếu là qua đường tình dục và có thể gây ra những biểu hiện cụ thể cho cả nam lẫn nữ: ở quy đầu, rãnh qui đầu, vùng hãm, bao qui đầu, thân dương vật và da bìu- đối với bệnh nhân nam. Đàn bà thường ở môi lớn, môi bé, âm vật, vùng quanh niệu đạo, đáy chậu, âm đạo và cổ tử cung. Cả hai giới còn có thể bị ở đáy chậu, hậu môn, ống hậu môn, trực tràng, niệu đạo, bàng quang và hầu họng.
Bệnh gây ra những biến chứng gì?
Các bác sĩ cho biết bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà nếu chủ quan không điều trị sớm và dứt điểm thì bệnh có thể gây ra những biến chứng đáng tiếc. Dưới đây là những biến chứng mà bệnh sùi mào gà có thể gây ra cho bệnh nhân mắc phải chúng:
- Các biến chứng thường gặp của sùi mào gà là nhiễm khuẩn, chảy máu, cản trở giao hợp hoặc cản trở thai sổ trong khi sinh. Bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà nên kiêng cữ quá trình giao hợp nếu không bệnh sẽ lây nhiễm sang bệnh nhân khác.
- Biến chứng lâu dài của sùi mào gà là ung thư âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, hậu môn, dương vật. Ung thư cổ tử cung có liên quan nhiều đến vấn đề nhiễm HPV. Chắc chắn rằng một số chủng HPV có liên quan đến ung thư âm đạo, hậu môn và dương vật. Nhiễm HPV không thường dẫn đến ung thư nhưng đối với phụ nữ bị nhiễm các chủng HPV thì nguy cơ bị ung thư cao hơn

- Hạt cơm sinh dục cũng là một biến chứng mà bệnh sùi mào gà gây ra cho bệnh nhân trong quá trình mang thai, hạt cơm sinh dục gây ra cho bệnh nhân gặp khó khăn trong khi đi tiểu hoặc có thể gây ra viêm hầu họng cho đứa trẻ, hoặc là bệnh nhân khi mang thai mắc hạt cơm sinh dục thì bệnh nhân rất có thể sẽ gặp hiện tượng khó sinh vì nó làm giảm đi khả năng co thắt của tử cung…
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh sùi mào gà trong giai đoạn đầu của bệnh thường chủ quan vì bệnh có thể tự biến mất trong thời gian đầu hoặc là không có biểu hiện ngay sau khi bệnh nhân tiếp xúc với nguồn bệnh không được bảo vệ
Ung thư âm hộ có thể khiến cho bệnh nhân không có khả năng sinh đẻ hoặc nguy hiểm hơn bệnh có thể khiến bệnh nhân tử vong nếu chúng di căn tới các cơ quan khác.

Ung thư âm hộ nguy hiểm ở phụ nữ cao tuổi

Tuy ít gặp nhưng có xu hướng gia tăng. Khoảng 5% ung thư cơ quan sinh dục nữ nằm ở vùng âm hộ. 80-85% xảy ra sau mãn kinh và nhiều nhất là ở lứa tuổi 60-70.
Có 2 vấn đề cần chú ý là: tuổi thọ của phụ nữ ngày càng cao nên ung thư âm hộ có chiều hướng gia tăng và bệnh lý vùng âm hộ hiện chưa được quan tâm đúng mức nhất là đối với chị em ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Nguyên nhân gây bệnh: Hiện nay chưa thật rõ ràng nhưng bệnh thường gặp ở số chị em trước đây có kinh muộn (15-18 tuổi) và ở chị em mãn kinh sớm (40 tuổi). Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh: ung thư âm hộ thường do Human Papilloma Virus (HPV) týp 16 và 18 gây ra, có liên quan tới ung thư cổ tử cung và âm đạo.

Tổn thương ban đầu chỉ là một vết nhỏ, xuất hiện ở vùng cửa mình, hay gặp nhất là ở môi lớn, có khi chỉ một bên nhưng thường ở cả hai bên (đối xứng). Trên 80% là ung thư biểu mô dạng biểu bì biệt hóa. Còn lại là ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tuyến xuất phát từ tuyến bartholin hoặc các tuyến lân cận, các u hỗn hợp, các u bào trụ, các u hắc tố (melanomas) chiếm 1-2%.
Ban đầu, hơn 50% ung thư âm hộ có triệu chứng của tiền ung thư. Đó là những trạng thái loạn dưỡng như viêm teo âm hộ, bạch biến, liken, hoặc với những tình trạng như sàng, hạ cam, u hạt,áp-xe tuyến bartholin. Đáng lo ngại là những tổn thương ác tính tiềm tàng như u nhú, hồng sản, bệnh Bowen và bệnh Paget của tuyến mồ hôi. Cần lưu ý là những tổn thương này thường tạo điều kiện cho tiền ung thư và ung thư phát triển thành nhiều ổ ung thư xâm lấn.
Trên thực tế, bệnh xuất hiện từ nhiều đến ít theo thứ tự sau: môi lớn, âm vật, môi bé, tuyến bartholin, rãnh sau rồi tới vùng lỗ niệu.
Những tổn thương leukoplakia, các hạt sinh dục đều là tiền triệu của ung thư âm hộ. Theo Tansig thì 50% carcinoma tiên phát là từ những leukoplakia ban đầu.
Ung thư phát triển tại âm hộ là chính. Đó là ung thư nguyên phát. Hãn hữu cũng có ung thư âm hộ do di căn từ thận, tử cung, buồng trứng. Đó là ung thư âm hộ thứ phát.
Ung thư âm hộ lan tại chỗ ngày càng rộng, xung quanh lỗ niệu, 1/3 dưới âm đạo lấn sang trước hố ngồi trực tràng và rãnh sinh dục, cuối cùng có thể lan tới trực tràng và hậu môn. Hệ thống hạch bạch huyết bị xâm lấn từ hạch bẹn nông sang hạch bẹn sâu. Di căn xa ít gặp nhưng cũng có thể vào phổi, gan, xương. Do đó, Xquang phổi và siêu âm các phủ tạng cần làm sớm để phát hiện di căn.
Đặc điểm của ung thư âm hộ là phát triển chậm và rất nhạy với tia X. U lan tại chỗ và hay tái phát, rất điển hình.
Để giúp chẩn đoán dễ dàng, chị em cần chú ý:
- 60-70% bị ngứa vùng âm hộ kéo dài vài ba năm trước khi xuất hiện ung thư.
- Nhiều khi đau, khó chịu, có thể rỉ nước vàng hoặc máu.
- Xuất hiện nhiều ổ với mức độ rộng và sâu không giống nhau.
- Sờ nắn vùng bẹn thấy có hạch, lúc đầu còn di động, dễ nắn thấy cả hai bên nhưng về sau nguy cơ xâm lấn chiếm tới 60-65%. Kiểm tra tổ chức học thấy 40% dương tính.
Về điều trị ung thư âm hộ: chủ yếu là cắt bỏ toàn bộ tổn thương khi còn khu trú (ở môi lớn, âm vật). Khi đã quá nặng thì phải cắt bỏ cả hai môi lớn, hai môi bé, mép dưới âm đạo và nạo vét hạch bẹn cả hai bên. 
Tiên lượng của bệnh thường xấu vì các bệnh nhân cao tuổi thường có kèm thêm nhiều bệnh. Dưới tuổi 50, tỷ lệ sống trên 5 năm chiếm 65-70%.
Nhìn chung, việc phẫu thuật và nạo hạch triệt để tiên lượng tốt hơn hẳn so với các trường hợp phẫu thuật không triệt để. Riêng loại ung thư hắc tố tiên lượng xấu nhất. 
Tóm lại: Bệnh rất nguy hiểm nhưng dễ phát hiện, nếu được xử trí sớm kết quả rất khả quan.

Phát hiện điều trị ung thư đại trực tràng sớm

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh – điều trị như thế nào? 
Trước hết phải nắm rõ triệu chứng của ung thư đại trực tràng. Các triệu chứng này gồm: Thay đổi về thói quen đi cầu như tiêu chảy, bón kéo dài; mắc cầu nhưng sau khi đi xong vẫn còn cảm giác mắc cầu; đi cầu ra máu, phân đen; đau bụng kéo dài; mệt mỏi. Khi có có triệu chứng này chưa chắc đã là mắc bệnh ung thư đại – trực tràng. Tuy nhiên cần đến bác sĩ để xác định chắc chắn là có mắc bệnh hay không. Cũng cần lưu ý rằng đa số trường hợp ung thư đại –trực tràng diễn tiến âm thầm không có triệu chứng rõ rệt. Một số xét nghiệm có giá trị phát hiện bệnh như các test tầm soát ung thư ở người không có triệu chứng là thử máu, nội soi trực tràng, X quang đại tràng cản quang và nội soi đại tràng. Nhiều trường hợp, các xét nghiệm có thể tìm ra ung thư ở giai đoạn rất sớm và như vậy sẽ giúp làm tăng kết quả điều trị. Xét nghiệm còn có thể giúp phòng ngừa ung thư bằng cách cho phép thầy thuốc cắt bỏ polip trước khi chúng trở thành ung thư. Hiện nay, việc điều trị ung thư đại –trực tràng vẫn được áp dụng với 3 cách điều trị chính gồm: phẫu thuật cắt bỏ bướu, hóa trị và xạ trị hỗ trợ. Người ta vẫn thường gọi là điều trị đa mô thức nghĩa là điều trị bằng nhiều cách.

Hiện nay đã bắt đầu sử dụng liệu pháp nhắm trúng đích là phương pháp mới nhất trong hóa trị hỗ trợ. Đây là phương pháp điều trị có tác dụng diệt tế bào ung thư không ảnh hưởng lên tế bào bình thường của cơ thể nên người bệnh ít bị tai biến hơn. Trong phương pháp này người ta đã sản xuất được một protein gọi là kháng thể đơn dòng đã được phép sử dụng trong điều trị ung thư đại trực tràng trên người. Tuy nhiên, điều trị hạn chế là thuốc rất đắt tiền. 
Phòng ngừa bệnh như thế nào?
Mặc dù cho đến nay chưa rõ nguyên nhân ung thư đại trực tràng nhưng hiện đã có một số biện pháp làm giảm suất độ mắc bệnh này. Ngoài việc test tầm soát ung thư giúp phát hiện sớm bệnh cần đặc biệt chú ý việc áp dụng khẩu phần ăn hợp lý và thể dục đều. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Ung thư Mỹ, nên dùng thực phẩm có nguồn gốc thực vật, nên ăn trái cây và rau cải mỗi ngày cùng việc hạn chế dùng thức ăn nhiều mỡ. Một số nghiên cứu cho thấy hàng ngày dùng nhiều vitamin chứa axit folic có thể giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại – trực tràng. Vận động thường xuyên cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh này. Thời gian vận động là ít nhất 30 phút cho 5 ngày trong tuần hoặc hơn nữa. Những người có tiền căn gia đình bị ung thư đại – trực tràng cần được xét nghiệm tầm soát ở tuổi nhỏ và thường xuyên hơn người bình thường .


Ung thư đại trực tràng cho người cao tuổi

Ung thư đại trực tràng (UT ĐTT) hầu hết xảy ra ở những người tuổi 50 trở lên. Đó là lý do tại sao nếu bạn ở trong hạn tuổi này thì nhât thiết phải đi siêu âm nội soi đại trực tràngđể có những phát hiện kịp thời.
Đại tràng (ruột già) và trực tràng (ruột cùng, ruột kết, ruột thẳng) là những bộ phận của ruột. Những bộ phận này giúp tống xuất những thành phần phế thải từ thức ăn. Giống như những bộ phận khác trong cơ thể, ruột già và ruột cùng được cấu tạo bởi những khối xây dựng tí hon được gọi là tế bào. Y như những viên gạch khối xây nhà, tế bào xây dựng lên cơ thể của chúng ta. Nhưng đôi khi những tế bào mọc vượt quá tầm kiểm soát, chúng sẽ trở thành tế bào ung thư. Ung thư bắt đầu ở ruột già hay ruột cùng thì gọi là ung thư đại trực tràng đôi khi gọi là ung thư ruột già.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư đại trực tràng
Bệnh nhân thường đến gặp bác sĩ khi bệnh ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối, thường là có các dấu hiệu lâm sàng đã biểu hiện 1 – 2 tháng trước đó và bệnh nhân thường chủ quan nghĩ đó là do nguyên nhân từ bệnh trĩ gây nên.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, đặc biệt đối với ung thư đại trực tràng, và điều này thực sự cần thiết cho việc điều trị đạt kết quả cao. Nhiều nghiên cứu đã đưa ra bằng chứng về lợi ích của việc kiểm soát UT ĐTT. Có thể phát hiện UT ĐTT nhờ những xét nghiệm cơ bản, nội soi ĐTT. Một số các kỹ thuật chẩn đoán khác để hỗ trợ phát hiện polip đường tiêu hóa bao gồm nội soi đại tràng sigma, chụp phim CT có bơm thuốc cản quang vào đại tràng…

Tăng cường vận động, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
Những yếu tố gia tăng nguy cơ bị UT ĐTT
Ung thư đại trực tràng rất phổ biến. Có người nghĩ rằng chỉ có nam giới bị chứng UT ĐTT. Nhưng nữ giới cũng bị chứng bệnh này. Cơ hội mắc bệnh tăng lên theo số tuổi. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, 90% người bị bệnh là những người trên 50 tuổi, trung bình là 72 tuổi. Ngoài ra còn có những yếu tố sau:
– Bị polyp tại ĐTT: hầu hết polyp không nguy hại, nhưng đôi khi có thể trở thành UT. Truy tìm và cắt bỏ polyp sẽ giảm nguy cơ gây UT.
– Thân nhân bị UT ĐTT: thân nhân (cha mẹ, anh chị em hoặc con cái) bị UT ĐTT, nhất là khi còn trẻ, là một yếu tố quan trọng.
– Biến thái di thể: sự biến thái của một số di thể có thể dẫn đến UT ĐTT.
– Bị viêm ĐTT: người bị viêm ĐTT nhiều năm có nguy cơ bị UT cao hơn.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản đối với UT ĐTT. Hóa trị và xạ trị là phương pháp điều trị bổ sung, nhằm mục đích làm tăng cao kết quả điều trị cho nhiều bệnh nhân.
Phẫu thuật cắt bỏ phần ruột có khối u và những hạch lân cận và thường thì các bác sĩ nối phần ruột lành còn lại với nhau. Nếu đoạn ruột còn lại không đủ nối với nhau thì phải dùng thủ thuật làm hậu môn nhân tạo.
Hóa trị bổ sung sau phẫu thuật được áp dụng cho bệnh nhân mắc bệnh UT ĐTT ở giai đoạn 2 và 3. Điều này giúp cải thiện đáng kể kết quả điều trị cho bệnh nhân so với việc chỉ áp dụng phẫu thuật đơn thuần. Theo các báo cáo cho thấy số bệnh nhân này đáp ứng với thuốc hóa trị khá tốt. Xạ trị là phương pháp điều trị cần thiết cho một số ca bệnh UT ĐTT, xong cần phối hợp để kéo dài tình trạng bệnh.
Phòng bệnh bằng cách nào?
Để không mắc UT ĐTT, mỗi người có thể tự phòng tránh bằng cách: Thực hiện khẩu phần ăn ít mỡ, nhất là mỡ động vật, rượu.
Tăng cường các loại thực phẩm nhiều xơ và giàu canxi.
Tăng cường vận động, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Những người ngồi một chỗ hoặc béo phì dễ bị mắc bệnh UT ĐTT.
Người hút thuốc lá tử vong vì UT ĐTT nhiều hơn người không hút 30 – 40%.
Với những người ngoài 50 tuổi, nhất thiết phải đi siêu âm nội soi ĐTT để có những phát hiện kịp thời.

Ngăn ngừa ung thư dạ dày bằng cà tím

Các chuyên gia Nhật Bản đã phát hiện thấy trong cà tím có chứa nhiều thành phần hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày.
Cà là loại thức ăn được sử dụng từ lâu đời và được trồng phổ biến ở mọi miền nước ta. Có nhiều loại cà khác nhau như cà pháo, cà nghệ, cà tứ thời, cà xoan, cà bát, cà dái dê, cà dừa, cà sung, cà gai … Trên thế giới cũng trồng nhiều loại cà khác nhau ấy như là ở Lào, Thái Lan, Campuchia, Miến Điện, Hồng Kông, Nhật Bản, kể cả các nước phương tây cũng trồng cà.
Cà là loại cây trồng hoặc mọc hoang ở những vùng đất ẩm, mỗi loại cà cũng có hình dáng, màu và kích cỡ khác nhau. Chẳng hạn cà pháo quả tròn bé màu trắng hay vàng, rất nhiều quả và có khi cho thu hoạch quanh năm. Cà nghệ có cùi mỏng màu xanh hoặc trắng ăn giòn không kém cà pháo.



Còn cà tứ thời quả bé, tròn có màu sắc thay đổi, cho quả quanh năm. Cà xoan quả hình quả xoan, màu xanh. Loại cà bát quả to như cái bát có màu trắng hay màu xanh. Cà dái dê trông dài giống như hình dái con dê, có màu tím hoặc xanh hay trắng…
Đông y gọi chung các loại cà là Giã tử, Ái qua, Nuy qua, tên khoa học là Solanum milogena L thuộc họ cà (Solanaceae). Theo đông y thì cà có vị ngọt tính hàn (có tài liệu ghi là cực hàn và có độc).
Sách “Trung dược học bản thảo” cho biết cà có tác dụng hoạt lợi (nhuận trường), lợi tiểu, trị thũng, thấp độc, trừ hòn cục trong bụng (Chưng hà), chứng lao truyền, ôn bệnh trong bốn mùa (Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). Tán huyết tiêu viêm, chỉ thống…
Còn trong “Thực liệu bản thảo” có nói cà có tác dụng chữa ngũ tạng lao tổn. Trong sách “Thực kinh” viết: Cà có tác dụng làm đầy da thịt, ích khí lực, chữa cước khí… cùng nhiều chứng bệnh.Y học hiện đại cũng xác nhận rằng cà cũng giàu dinh dưỡng. Riêng với giống cà tím (cà dái dê) ở phương tây người ta cũng đã nghiên cứu nhiều và được xếp vào nhóm rau quả đứng hàng đầu với hàm lượng vitamin PP cao nhất.Có tài liệu nói vitamin PP chứa trong cà tím là 72g. Đặc biệt hơn ở cà còn chứa chất Nightshade soda có tác dụng chống ung thư, ức chế sự tăng sinh của khối u trong bộ máy tiêu hóa.Ngay ở cả Nhật Bản các chuyên gia cũng đã phát hiện thấy trong cà tím có chứa nhiều thành phần hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày. Vì vậy có ý kiến đã khuyên nên sử dụng nước ép cà tím khi người bệnh đang dùng xạ trị và cả ngay sau khi phẫu thuật ung thư…Như vậy thật sự cà còn là một vị thuốc hay được sử dụng chữa trị nhiều bệnh từ lâu đời ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới. Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc trị bệnh từ cà để cùng tham khảo và có thể áp dụng khi cần
.* Chữa phụ nữ huyết hư, da vàng: Lấy quả cà pháo già bổ ra phơi khô trong bóng râm cho đến khô, rồi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g chiêu với rượu hâm nóng. Cần uống liền dài ngày.
* Chữa đại, tiểu tiện, đường tiêu hóa ra máu: Lấy quả cà pháo già sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g hòa với dấm pha loãng để uống.
* Chữa đàm nhiệt, viêm phế quản cấp, táo bón: Lấy cà tím 500g đem thái dọc, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ nghiền nhuyễn. Sau trộn với nước tương, dầu, muối, đường chưng cách thủy. Ăn hết trong ngày. Mỗi ngày ăn 1 lần, cần ăn 5 – 7 ngày liền.* Chữa ho lâu năm không khỏi: Cà pháo tươi 30 – 60g, nấu chín cho mật ong vào vừa đủ rồi nấu lại là được. Ngày ăn 2 lần (theo “Ẩm thực phương đông trị bệnh” của Hồng Minh Viễn năm 1998 của Hồng Kông).
* Chữa hoàng đản (chứng viêm gan vàng da): Lấy cà tím thái miếng, trộn lẫn gạo nấu thành cơm ăn trong 5 ngày đến 1 tuần.
* Chữa chứng đau bụng ở nữ (theo tạp chí “Tropical doctor” tháng 4 năm 1982): Lấy quả cà khô và quả me chín, cả hai thứ có lượng bằng nhau. Cho vào 1.000ml nước (1 lít) rồi đun sau 30 phút lọc lấy nước chia ra vài lần uống nóng.Ngoài ra ở Nigeria người dân còn có kinh nghiệm sử dụng quả cà tím (cà dái dê) để chữa trị chứng phong thấp. Cà tím còn được sử dụng làm thuốc đánh trắng răng, chữa hôi miệng. Ở Nam Hàn người ta còn sử dụng cà tím phơi khô làm thuốc giảm đau, trị sưng khớp, loét dạ dày…

Súp lơ chống được ung thư dạ dày

Trong súp lơ xanh có chứa hàm lượng glucoraphanin (sulforaphane chống oxy hóa) đáng kể. Các chuyên gia đã khẳng định đây là một loại dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng, chống sưng viêm và nhiễm khuẩn cho cơ thể.
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa đưa ra kết luận từ đề tài mới nhất của họ về tác dụng mới của cây súp lơ xanh . Theo đó, loại rau này có khả năng chống lại các vi khuẩn xâm nhập gây ung thư dạ dày. cây súp lơ xanh (bông cải xanh) . Theo đó, loại rau này có khả năng chống lại các vi khuẩn xâm nhập gây ung thư dạ dày.

Trước đó, các nhà khoa học đến từ trường Y Johns Hopkins, Baltimore, Mỹ đã khẳng định tác dụng này của cây bông cải xanh trên cơ thể động vật.
Nghiên cứu lần này của nhóm chuyên gia thuộc ĐH Khoa học công nghệ Tokyo đã chứng minh thành công tác dụng chống ung thư dạ dày đối với con người.
Trong bông cải xanh có chứa hàm lượng glucoraphanin (sulforaphane chống oxy hóa) đáng kể. Các chuyên gia đã khẳng định đây là một loại dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng, chống sưng viêm và nhiễm khuẩn cho cơ thể.
Nhờ đó, chất này có thể phát huy tác dụng với những nhân tố mang mầm mống ung thư muốn xâm nhập vào cơ thể. Tuy tác dụng này không đủ mạnh nên phòng ngừa không triệt để, nhưng thói quen ăn bông cải xanh sẽ bảo vệ rất hiệu quả cho cơ thể khỏi nguy cơ ung thư.
Bệnh ung thư dạ dày thường gặp là do vi trùng xoắn (Helicobacter pylori) từ môi trường xâm nhập vào cơ thể (chủ yếu là khi ăn uống). Các nhà nghiên cứu đã cho những bệnh nhân bị nhiễm độc trung xoắn ăn 70gr bông cải xanh mỗi ngày, trong vòng 8 tuần.
Sau thí nghiệm, tình trạng nhiễm trùng xoắn có dấu hiệu giảm. Nhưng khi ngừng hẳn chu kỳ có bông cải xanh trong thực đơn, hiện tượng nhiễm trùng xoắn lại trở lại như ban đầu.
Điều này chứng tỏ cơ thể đòi hỏi phải cung cấp sulforaphane chống oxy hóa thường xuyên thì chất này mới phát huy đc tác dụng chống ung thư dạ dày.
Trong khi áp dụng chế độ ăn bông cải xanh hàng ngày cho nhóm bệnh nhân bị nhiễm trùng xoắn, một nhóm khác có thực đơn là một loại cải khác không chứa sulforaphane chống oxy hóa.
Cũng sau khoảng thời gian 8 tuần, không hề thấy dấu hiệu giảm nhiễm trùng xoắn ở những người này, thậm chí tình trạng nhiễm khuẩn còn tăng theo tiến trình phát triển bệnh.
Thí nghiệm đã cho thấy tác dụng của sulforaphane chống oxy hóa đối với việcphòng chống ung thư dạ dày. Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ tiếp tục tìm hiểu rõ về tác dụng của dưỡng chất này lên các khuẩn mang mầm bệnh và lên tế bào ung thư, để có kết luận toàn diện hơn về lợi ích chống ung thư của bông cải xanh.

Dấu hiện cảnh báo ung thư dạ dày

Đặc điểm của viêm loét dạ dày là đau có quy luật. Viêm loét dạ dày là đau do ăn quá nhiều chất, ăn quá no, hiện tượng đau thường xuất hiện sau khi ăn khoảng nửa tiếng đến 2 tiếng, đau đớn kéo dài đến trước bữa ăn tiếp theo thì biến mất. 
Bệnh nhân viêm loét dạ dày khi đến độ tuổi 40 trở lên, trong một thời gian ngắn thấy xuất hiện các triệu chứng như giảm cảm giác thèm ăn, sợ ăn thịt, buồn nôn, nôn những thực phẩm ăn qua đêm hoặc thực phẩm có màu đỏ sẫm, trạng thái dinh dưỡng cơ thể thiếu hụt, giảm cân rõ rệt, suy nhược…, hơn nữa uống thuốc lại không thấy có hiệu quả, điều này có thể là tín hiệu báo bạn đã mắc ung thư dạ dày.
Dấu hiệu thứ nhất: thay đổi tính chất của sự đau đớn
Đặc điểm của viêm loét dạ dày là đau có quy luật. Viêm loét dạ dày là đau do ăn quá nhiều chất, ăn quá no, hiện tượng đau thường xuất hiện sau khi ăn khoảng nửa tiếng đến 2 tiếng, đau đớn kéo dài đến trước bữa ăn tiếp theo thì biến mất. Loét tá tràng có hiện tượng đau do đói, bụng rỗng, thường đau sau bữa ăn khoảng 3 đến 4 tiếng, kéo dài cho đến trước bữa ăn tiếp theo, sau khi ăn hiện tượng đau giảm hẳn hoặc hoàn toàn biến mất, có những bệnh nhân xuất hiện hiện tượng đau về đêm.
Nếu như viêm loét phát sinh tại môn vị dạ dày gần với tá tràng, quy luật của cơn đau cũng tương tự như viêm loét tá tràng. Một khi các cơn đau có quy luật đó thay đổi thành các cơn đau kéo dài liên tục hoặc giảm nhẹ hoàn toàn, khi đó nên cảnh giác với khả năng chuyển ung thư, nên kịp thời đến bệnh viện kiểm tra.

Dấu hiệu thứ hai: Xuất hiện bọc u cố định
Một số bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể sờ thấy bọc u trong ổ dạ dày, biểu hiện của nó là cứng, bề mặt không trơn nhẵn, hơn nữa khối u còn nhanh chóng tăng to lên, ấn vào có cảm giác đau. Theo sự tăng lên của kích thước khối u, cảm giác buồn nôn cũng ngày càng nghiêm trọng, trong trường hợp này đa số là đã chuyển ung thư.
Dấu hiệu thứ ba: Đi ngoài phân đen không xác định nguyên nhân
Thông thường đi ngoài phân đen khi ăn nhiều tiết động vật như tiết lợn, dê, gà là thường thấy, cũng có thể gặp hiện tượng này do sau khi uống một số loại thuốc. Nhưng nếu bệnh nhân viêm loét xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân đen không giải thích được, hoặc kiểm tra trong phân thường xuyên có máu, cần đặc biệt chú ý, nên kiểm tra kỹ càng hơn, đây thường là triệu chứng của chuyển biến thành ung thư.
Chuyên gia ung thư bệnh viện Ung bướu Hưng Việt nhắc nhở mọi người nên cẩn thận với sự tấn công âm thầm của ung thư, kịp thời lưu ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân, khi xuất hiện những triệu chứng kể trên, hơn nữa khi điều trị thuốc hiệu quả rất thấp, điều này có thể nhắc nhở bạn về dấu hiệu xâm lấn của bệnh ung thư.
Xem thêm: Nguyên nhân ung thư dạ dày

NS Hán Văn Tình sắp xuất viện

Sau hơn 1 tháng điều trị căn bệnh ung thư phổi, đến nay sức khỏe của nghệ sĩ Hán Văn Tình đã có nhiều tiến triển tích cực. Gương mặt hồng hào, đầy sinh khí, anh hào hứng kể về những dự định mới sẽ làm sau ngày xuất viện.
Đến thăm nghệ sĩ Hán Văn Tình trong những ngày đầu năm mới, căn phòng nhỏ nơi anh nằm điều trị rộn rã những tiếng cười và những lời thăm hỏi, động viên. Không có cảm giác ũ rũ, buồn phiền thường thấy ở những bệnh nhân mắc phải căn bệnh hiểm nghèo, anh Quềnh vô tư ngồi trò chuyện rôm rả khiến mọi người không nghĩ anh là một bệnh nhân. Tạm gác lại công việc, anh hóm hỉnh kể về việc mình bị sút cân: “Đi viện mấy tháng làm tớ từ 54kg xuống còn 50kg thôi. Bao nhiêu năm nay không bao giờ tăng hay giảm cân, giờ giảm nhiều thế, đến tận 4kg cơ đấy”.

Vẫn giữ nụ cười hềnh hệch, giòn tan như trên phim ảnh, nhìn sang một cô y tá trẻ anh còn bảo: “Bây giờ ngày nào tớ cũng tập đi lại, có cháu này sợ tớ mệt nên bảo vịn vào tay để đi nhưng tớ bảo cứ để tự tớ tự đi thế mới tiến bộ được.Tớ nhớ nhà, nhớ công chúng quá rồi, cái máu nghề nghiệp lại nóng trong người nên phải cố gắng tập luyện để sớm được về”.
Bất ngờ phát hiện căn bệnh ung thư phổi giai đoạn muộn nên năm nay cả gia đình nghệ sĩ đón Tết trong bệnh viện. Tuy vậy nhưng anh vẫn hồ hởi khoe: “Chiều 30 Tết tớ có xin bệnh viện cho về qua nhà để thắp hương cho gia tiên xong rồi lại trở vào viện ngay. Không như mọi năm cả gia đình quây quần bên mâm cơm cúng giao thừa, năm nay tớ được ăn lẩu cùng các bác sĩ, y tá trong bệnh viện và đón năm mới luôn nên sẽ nhớ lâu lắm đấy”
Nghe anh nói chuyện, ai cũng mừng bởi dù cho căn bệnh quái ác có hành hạ, bào mòn đi nhiều sức khỏe nhưng trong con người ấy vẫn giữ trọn một niềm đam mê với công việc nghệ thuật phục vụ công chúng. Chị Lan (vợ nghệ sĩ Hán Văn Tình) cũng không dấu được niềm vui: “Nhìn thấy anh khỏe lên, mẹ con tôi không còn gì hạnh phúc hơn. Những ngày anh nằm viện điều trị được bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là những khán giả biết anh qua truyền hình đến thăm, gia đình tôi rất biết ơn và trân trọng những tình cảm của mọi người dành cho”.
Là người điều trị trực tiếp cho nghệ sĩ Hán Văn Tình, bác sĩ Quản Thị Mơ – Trưởng khoa Hóa chất, bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cho hay: “Bệnh nhân Hán Văn Tình đến bệnh viện trong tình trạng rất yếu, da xanh, mặt nhợt, sốt cao, đau ngực, khó thở, phù mặt, phù hai chi, hồng cầu hạ, suy gan, phổi phải gần như xẹp hoàn toàn và bị tràn dịch phổi, phổi trái bị viêm nhiễm nặng và kèm tràn dịch màng ngoài tim 13 mm…
Tại bệnh viện bệnh nhân được sử dụng thuốc đặc trị để ức chế tế bào ung thư phát triển và xâm lấn sang các bộ phận khác, ngoài ra bệnh nhân được chọc dịch 2 ngày/ lần để dễ thở, kết hợp nhiều biên pháp chữa trị khác. Tính đến nay sau một quá trình điều trị, tình hình sức khỏe bệnh nhân Hán Văn Tình đã tốt lên nhiều, bệnh nhân có thể tự đi lại được, da hồng hào, không còn sốt, không phù. Các kết quả chiếu chụp cũng cho thấy hồng cầu tốt, chức năng gan thận tốt, phổi phải chỉ còn tràn dịch khoảng 1 nửa, phổi trái không còn viêm nhiễm gì cả…”.
Như được từ cõi chết trở về, nghệ sĩ Hán Văn Tình càng thấm thía câu “Sức khỏe là vàng” nên anh không quên dặn mọi người: “Phải luôn luôn đi khám sức khỏe định kì để phát hiện bệnh sớm còn điều trị cho kịp thời. Khi mọi người khỏe mạnh sẽ chưa biết quý trọng sức khỏe của mình, khi ốm đau, bệnh tật lúc đó mới thấm câu sức khỏe là vàng, mới biết giá trị của sức khỏe như thế nào”.
Chưa thể dự đoán chính xác ngày nghệ sĩ Hán Văn Tình xuất viện, tuy nhiên bác sĩ Quản Thị Mơ thông báo tin mừng: “Cứ đà này, trong một ngày không xa công chúng sẽ lại được thấy nghệ sĩ Hán Văn Tình trên sân khấu hoặc trên phim ảnh, tuy nhiên đó sẽ là một vai nhè nhẹ thôi bởi khi ra viện rồi anh vẫn sẽ tiếp tục điều trị thuốc và thăm khám thường xuyên tại bệnh viện”.
Tràn đầy hi vọng và nạp dần cho mình những năng lượng mới, nghệ sĩ Hán Văn Tình hứa hẹn sẽ được sớm quay lại với công việc để cống hiến phục vụ công chúng. Bởi với anh: “Nợ tiền nợ bạc có thể trả nhưng nợ ân tình của mọi người dành cho sẽ không bao giờ trả hết. Những ngày nằm trong viện được nhận tình cảm, sự quan tâm của mọi người, tớ mới thấm thía hết tình người cao đẹp và quý trọng đến nhường nào”.

Các bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư phổi

Để hỗ trợ cho việc điều trị ung thư phổi, có thể lấy hạt sen 30 g, bách hợp 30 g, phổi lợn 200 g (rửa sạch, thái miếng) hầm nhừ, sau đó cho thêm hành, gừng (thái chỉ) và gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Hạt sen có công dụng dưỡng tâm, ích thận, kiện tỳ; bách hợp tư âm, nhuận phế, chỉ khái, an thần, có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư; phổi lợn bổ phế, nhuận phế, giải độc. Cả ba vị phối hợp tạo nên công dụng tư âm, nhuận phế, chỉ khái, an thần, kháng ung của bài thuốc.

Bài thuốc trên được dành cho những người ung thư phổi thể phế âm hư: người gầy, tức ngực, ho khan, trong đờm có những sợi máu tươi, có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô, miệng khát, ra mồ hôi trộm, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ. Sau đây là hai món ăn bài thuốc khác dành cho bệnh nhân ung thư phổi thể phế âm hư:
- Nấm linh chi 15 g, mộc nhĩ đen 10 g, mộc nhĩ trắng 10 g, đường phèn 15 g.Nấm linh chi rửa sạch, thái phiến; mộc nhĩ ngâm nước ấm rồi làm sạch, thái vụn. Tất cả cho vào bát cùng với đường phèn và một lượng nước vừa đủ, hấp cách thủy trong 60 phút. Bỏ bã nấm, ăn mộc nhĩ và uống nước.
Nấm linh chi có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Mộc nhĩ bổ phế, hoạt huyết, hóa ứ, có tác dụng kháng ung ở một mức độ nhất định. Các vị thuốc phối hợp tạo nên công năng bổ hư, kháng ung, tư âm, nhuận phế, chỉ khái của bài thuốc.
- Ba ba 1 con (bỏ đầu, chia thành 4 miếng), đông trùng hạ thảo 10 g, đại táo 10 quả (bỏ hột), hành (cắt đoạn), gừng (thái phiến), tỏi (đập dập) và gia vị vừa đủ. Ba ba cho vào nồi luộc sôi rồi vớt ra, cắt rời 4 chân, bóc bỏ mỡ ở chân, rửa sạch, cho vào bát cùng với đông trùng hạ thảo, đại táo, gừng, hành, tỏi và gia vị rồi hấp cách thủy trong 2 giờ. Ăn trong ngày.
Đông trùng hạ thảo bổ hư, nhuận phế, có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Ba ba bổ phế, thận, lương huyết, dưỡng huyết, cũng có tác dụng kháng ung. Bài này có thể dùng cho cả các bệnh nhân bị ung thư gan và dạ dày.
Ung thư phổi thể phế thận lưỡng hư
Triệu chứng: Tức ngực, khó thở, ho có đờm dính máu (sắc không tươi), dễ đổ mồ hôi, ngại nói, môi tím, mặt nặng, chân phù, hồi hộp, đánh trống ngực, đại tiện lỏng lúc tảng sáng; nam giới hoạt tinh, liệt dương; nữ giới kinh bế, kinh thiểu. Dùng một trong các món ăn bài thuốc sau:
- Vịt trắng 1 con, đông trùng hạ thảo 15 g, tỏi vỏ tím 20 g, gừng tươi 10 g, gia vị vừa đủ. Vịt làm sạch, chặt miếng, ướp gừng và tỏi rồi đem hầm nhừ cùng đông trùng hạ thảo. Chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày, mỗi tuần ăn 2 lần.
Thịt vịt tư bổ ngũ tạng, huyết vịt có chứa chất kháng ung. Đông trùng hạ thảo ích thận, bổ phế, có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Các vị thuốc phối hợp tạo nên công dụng ích phế, tăng tinh, phù chính, kháng ung của bài thuốc.
- Đông trùng hạ thảo 6 g, kỷ tử 15 g, bào ngư 60 g. Bào ngư rửa sạch, ngâm nước ấm trong 3 giờ, sau đó luộc chín. Sau đó cho vào bát sành cùng với đông trùng hạ thảo và kỷ tử, hấp chín, ăn cái, uống nước.
Kỷ tử nhuận phế, tư âm, bổ thận, ích tinh. Bào ngư rất giàu chất dinh dưỡng và có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
- Nhân sâm 6 g, hồ đào nhục 20 g (không bỏ vỏ), gừng tươi 9 g, đường phèn vừa đủ. Đem 3 vị thuốc sắc trong 30 phút rồi bỏ bã gừng, hòa với đường phèn, chia uống 2 lần trong ngày.
Nhân sâm đại bổ nguyên khí, có tác dụng cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể và chống ung thư. Hồ đào bổ thận, cố tinh, ôn phế, chỉ khái, ích khí, dưỡng huyết, có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ác tính.
Ung thư phổi thể phế tỳ khí hư
Triệu chứng ung thư phổi: Ho nhiều, đờm trắng, dễ khạc, khó thở, ngại nói, sợ gió, sợ lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, ăn kém, bụng đầy, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong, dài.
- Phổi lợn 100 g, ý dĩ 50 g, gạo tẻ 100 g, gia vị vừa đủ. Ý dĩ và gạo tẻ đãi sạch, cho vào nồi nấu cháo, khi đã nhừ cho phổi lợn (đã cắt thành miếng) vào, đun thêm một lát là được. Chế gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Ý dĩ kiện lợi tỳ, lợi thấp, bổ phế, có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Phổi lợn nhuận phế, bổ hư.
- Vịt trắng 1 con (chừng 1 kg), đại táo 60 g, sâm linh bạch truật tán 30 g (dạng viên tễ), gừng tươi và gia vị vừa đủ. Vịt làm thịt, bỏ lòng rồi cho đại táo (đã bỏ hạt) và sâm linh bạch truật tán vào trong bụng, hầm nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần.
Sâm linh bạch truật tán có công năng bổ khí, kiện tỳ, trừ thấp, hòa vị. Thịt vịt bổ ngũ tạng, huyết vị có chất chống ung thư. Các vị phối hợp tạo nên công dụng bồi bổ phế tỳ của bài thuốc, hỗ trợ đắc lực cho các biện pháp điều trị khác.

Các cách phòng ngừa ung thư phổi

Ngoài thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư phổi, còn rất nhiều nguyên nhân khác. Sau đây là các cách phòng tránh:
Ngoài thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư phổi, còn rất nhiều nguyên nhân khác, một nửa số người bị mắc bệnh này hiện là người không hút thuốc. Sau đây là các cách phòng tránh:
* Cai thuốc lá
Nếu bạn đang hút, hãy bỏ thuốc ngay lập tức
Nếu không phải là người hút thuốc, đừng bao giờ hút thử.
Tránh cả hút thuốc lá thụ động, hít phải khói thuốc của người hút.

* Tập thể dục:
Tập luyện thường xuyên có thể hữu ích trong phòng ngừa ung thư phổi. Nghiên cứu đã gắn hoạt động thể lực trong việc giảm nguy cơ ung thư phổi. Kể cả các hoạt động đơn giản như làm vườn 2 lần 1 tuần có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư phổi.
* Chế độ ăn giàu rau xanh và hoa quả: giúp ngăn ngừa ung thư phổi. Hãy ăn các loại rau đa dạng nhiều màu sắc khác nhau như súp lơ, rau chân vịt, hành, táo, cà chua, cam,…
* Tránh môi trường phóng xạ: cần kiểm tra nhà bạn để tránh các yếu tố phóng xạ.

Các phương pháp điều trị chính của ung thư phổi

Các phương pháp điều trị ung thư phổi
Phẫu thuật loại bỏ khối u: Có hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ và chưa có di căn. Bệnh nhân có thể trạng tốt để phẫu thuật. 20% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này. Những bệnh nhân được phẫu thuật lấy toàn bộ khối u có thời gian sống thêm lâu dài.

Điều trị tia xạ: Phương pháp này được áp dụng cho 35% bệnh nhân. Mục đích là phá hủy khối u khi nó còn nhỏ (thường có đường kính 6 cm) và không có di căn. Đối với những khối u lớn thì nó làm giảm sự phát triển của khối u. Phương pháp điều trị này kéo dài đời sống của bệnh nhân nhưng ít khi chữa khỏi bệnh.
Điều trị bằng hóa chất: Có tác dụng tốt ở hầu hết bệnh nhân ung thư phổi loại tế bào nhỏ và đôi khi ở những loại ung thư phổi khác. Những tiến bộ gần đây về hóa trị liệu đã làm giảm đáng kể những tác dụng phụ so với trước đây.
Điều trị hỗ trợ: Chỉ áp dụng cho khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn không điều trị được bằng các phương pháp kể trên, bao gồm chăm sóc bệnh nhân, điều trị triệu chứng và làm giảm đau.Cần có một chế độ ăn thích hợp, nghỉ ngơi, chăm sóc về mặt y tế và giải trí đôi khi giúp ích cho bệnh nhân.
Ở hầu hết các bệnh nhân ung thư, kết quả điều trị tốt nhất khi ung thư được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị mới bao gồm đưa chất đồng vị phóng xạ vào phế quản, điều trị bằng tia xạ, điều trị bằng laser, các thuốc hóa chất mới, những nghiên cứu sinh học phân tử đang được tiến hành và đã thu được một số kết quả.


Nguyên nhân, dấu hiệu ung thư phổi

Một triệu chứng điển hình của ung thư phổi là đau ngực, nhất là khi bạn cảm thấy đau sâu trong phổi mỗi khi nhấc một cái gì đó, khi bạn ho hoặc cười.
Những nguyên nhân gây ung thư phổi
Hút thuốc lá là nguyên nhân ung thư phổi chính. 90% bệnh nhân ung thư phổi do hút thuốc lá. Mặc dù còn 4% bệnh nhân bị ung thư phổi mà không hút thuốc, nhưng vài người trong số họ đã hít một số lượng đáng kể khói thuốc lá (hít khói của người hút thuốc lá). 90% bệnh nhân ung thư phổi đã hút hơn 10 điếu thuốc lá/ ngày trong 20 năm.

Những công nhân tiếp xúc với bụi silic có nguy cơ cao bị ung thư phổi. Nguy cơ này sẽ tăng lên nhiều lần nếu bệnh nhân có hút thuốc lá.Những tiếp xúc nghề nghiệp khác liên quan tới ung thư phổi bao gồm tiếp xúc với quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than.
Tiếp xúc với tia phóng xạ có nguy cơ bị các bệnh ung thư trong đó có cả ung thư phổi. Những công nhân mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khí radon.
Ngoài ra, nguy cơ ung thư phổi liên quan đến các chất gây ô nhiễm không khí. Các nghiên cứu gần đây thấy ung thư phổi có liên quan yếu tố gen.
Những dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi sớm
1. Thở nặng nhọc
Khó thở hoặc thở khò khè có thể không phải là một triệu chứng ung thư phổi nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn đột nhiên khó thở sau khi chạy lên cầu thang trong khi trước đây bạn không bị như vậy thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ sớm. Bởi những triệu chứng này rất có thể do một khối u ở phổi gây ra, cản trở việc hô hấp của bạn.
2. Ho nhiều
Ho dai dẳng dẫn đến khàn giọng, tình trạng khàn giọng kéo dài vài tuần không khỏi… có thể là do vấn đề ở phổi gây ra, ví dụ như viêm phổi, nhiễm trùng phổi. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng triệu chứng này do cảm lạnh hoặc dị ứng gây ra nên không đi kiểm tra. Kết quả là tình trạng viêm ở phổi tăng nặng hơn, dẫn đến ung thư phổi nếu không được điều trị kịp thời.
3. Giảm cân nhanh chóng không rõ nguyên nhân
Trong bất kì trường hợp nào, sự sụt cân diễn ra nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, không liên quan đến việc bạn đã cắt giảm calo hoặc tập thể dục… thì rất có thể là do bệnh tật gây ra, kể cả bệnh ung thư. Thêm vào đó, nếu bạn cảm thấy ăn không ngon miệng thì càng dễ kết luận nguyên nhân có thể là do một khối u bên trong cơ thể bạn gây ra, không ngoại trừ khối u ở phổi, dẫn đến ung thư phổi sau này. Khối u này sẽ là tăng đột ngột sự trao đổi chất trong cơ thể bạn và gây ra tình trạng trên.
4. Đau ngực
Một triệu chứng điển hình của ung thư phổi là đau ngực, nhất là khi bạn cảm thấy đau sâu trong phổi mỗi khi nhấc một cái gì đó, khi bạn ho hoặc cười. Ngoài ra, dấu hiệu đau dai dẳng trong ngực mà không hết sau một thời gian dài cũng có thể là một biểu hiện của bệnh ung thư phổi mà bạn cần chú ý.
5. Đau tay và các ngón tay
Đau và mỏi ở các ngón tay có thể là hai dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư phổi mà nhiều người có xu hướng bỏ qua. Trong phần lớn các trường hợp, khi da của lòng bàn tay trở nên dày và có màu trắng với nếp nhăn rõ rệt thì càng có nhiều khả năng bạn bị ung thư phổi. Bạn nên đi khám để xác định tình trạng bệnh của mình.
6. Đờm có lẫn máu
Ho ra đờm có lẫn máu không bao giờ là dấu hiệu tốt, ngay cả khi lượng máu đó rất ít hoặc nhạt màu. Nếu bạn gặp tình trạng này, nên đi khám ngay lập tức vì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư phổi hoặc một bệnh nghiêm trọng nào đó trong cơ thể bạn.
7. Thay đổi tâm trạng thất thường
Bạn cảm thấy mình có thể dễ dàng thay đổi tâm trạng nhanh chóng, hay giận dữ và khó chịu, tiếp theo là mệt mỏi và thậm chí trầm cảm… thì rất có thể bạn đang có nguy cơ bị ung thư phổi hoặc bệnh ung thư nào đó. Vì bệnh ung thư có thể làm cho bạn bị rối loạn nội tiết, kích thích các dây thần kinh kiểm soát cảm xúc…
8. Thường xuyên bị nhiễm trùng
Ung thư phổi có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng ảnh hưởng đến đường hô hấp và dẫn đến các bệnh như viêm phế quản hoặc các bệnh nhiễm trùng mãn tính khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng phổi mãn tính, bạn nên dành thời gian đi chụp X-quang phổi để biết mình có nguy cơ bị ung thư phổi hay không.
9. Đau vai
Đau vai có thể xảy ra nếu một khối u phổi phát triển và gây áp lực lên phần trên của phổi và các dây thần kinh ở nách. Áp lực này thường sẽ dẫn đến đau nhức, ngứa ran và cảm giác đau ở vai, bên trong cánh tay và bàn tay.
10. Bất thường ở các mô vú
Dấu hiệu này thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Đó là tình trạng vùng ngực to lên bất thường do các tế bào bệnh ung thư kích thích sự tiết nội tiết tố một cách bất thường. Tuy nhiên, chị em cũng không nên bỏ qua điều này, vì rất có thể đó là do các tế bào ung thư phổi hoặc ung th ở bộ phận khác gây ra.

Các xét nghiệm chẩn đoán ung thư gan

Các phương pháp xét nghiệm bệnh ung thư gan
Ung thư tế bào gan nguyên phát (HCC) bắt đầu xảy ra từ tế bào gan. Người ta chưa biết chính xác nguyên nhân HCC nhưng viêm gan do siêu vi mãn tính, xơ gan là yếu tố nguy cơ HCC. Xơ gan chiếm 80% truờng hợp HCC. Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vọng cao nên việc phát hiện sớm và kiếm soát nó là một yếu tố rất quan trọng.

Các phương pháp xét nghiệm bệnh ung thư gan

1. Nồng độ AFP trong máu
AFP là một loại protein trong hòan cảnh bình thường được tiết ra từ tế bào gan chưa trưởng thành của thai nhi. Do đó, trong điều kiện bình thường AFP trong máu có thể cao ở trẻ sơ sinh hoặc phụ nữ có thai. Trong điều kiện bệnh lý, AFP được tiết bởi tế bào ung thư gan, ung thư tinh hoàn hoặc ung thư buồng trứng,… hoặc tề bào gan tái sinh (trong viêm gan mạn).
Nồng độ bình thường phải <10 ng/ml.
<200 ng/ml là tăng nhẹ: có nguy cơ cao sẽ bị ung thư tế bào gan.
<500 ng/ml: tăng vừa, xuất hiện ở những người ung thư gan hoặc có tình trạng viêm gan mãn tính.
>500 ng/ml tăng rất cao: 99% là ung thư tế bào gan, hoặc ung thư ở buồng trứng hay tinh hoàn.
Độ tin cậy của xét nghiệm rất cao 90%: tức là nếu xét nghiệm là dương tính (AFP tăng lên) thì 90% bệnh nhân đó mắc bệnh ung thư tế bào gan.
Nhưng độ chính xác của xét nghiệm chỉ đạt từ 40%, tức là trong số bệnh nhân bị ung thư tế bào gan, chỉ có 40% có kết quả dương tính. Nói cách khác ở người có kết quả xét nghiệm âm tính, không thể xác định người đó không mắc bệnh.
Bên cạnh đó, đa số những người được phát hiện có AFP cao trong máu lại đang ở trong giai đoạn sau của bệnh. Do đó, AFP riêng lẻ chưa bao giờ được coi là một công cụ tầm soát hữu hiệu.
2. Siêu âm chẩn đoán ung thư gan
Cùng với xét nghiệm AFP, siêu âm là 1 xét nghhiệm thông thường nhất được sử dụng để phát hiện ung thư gan. Độ nhạy cảm của xét nghiệm này là 68%-87% (tức là hễ 100 người có khối u trong gan được siêu âm thì có 68-87 người được phát hiện).

Còn mức độ dương tính giả là 28%-82% (tức là hễ trong 100 người được cho là thấy khối u ở gan trên siêu âm thì có thể có từ 28-82 người thực tế không phải mắc ung thư gan. Cho thấy mức độ tin cậy của xét nghiệm này ở mức trung bình). Đa số những trường hợp dương tính giả là do trong gan của người đó có những nốt tân sinh do quá trình xơ gan, và những người này cũng nên được giới thiệu đến chuyên khoa để có những chẩn đoán chính xác hơn (xơ gan cũng là một bệnh nghiêm trọng và có tỉ lệ tử vong không kém gì ung thư).
Việc kết hợp siêu âm gan va đo nồng độ AFP trong máu tối ưu hơn việc thực hiện riêng lẻ các xét nghiệm này trong phác đồ tầm soát ung thư gan.
3. Xét nghiệm khác
Chức năng gan: xét nghiệm này được dùng nhiều trong chẩn đóan các bệnh ở gan như viêm gan siêu vi, xơ gan (vì toàn bộ lá gan bi ảnh hưởng trong các bệnh này) hơn là được sử dung trong chẩn đoán ung thư gan.
Tuy nhiên, nếu kết quả cho thấy có sự giảm Albumin/máu (một chất protein trong máu do gan sản xuất, chất này bị giảm chứng tỏ chức năng gan đã bị tổn thương), cùng với sự tăng của Alkaline Phosphatase, bệnh nhân đó nên được làm những xét nghiệm khác để xác định thêm.

Làm gì khi phát hiện bệnh ung thư gan?

Khi không may phát hiện mình bị ung thư gan, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo liệu pháp điều trị của bác sĩ để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong điều trị. Người bệnh cần có tâm lý thoải mái, tin tưởng vào phác đồ điều trị, đồng thời giữ gìn chế độ ăn uống hợp lý để góp phần giữ gìn sức khỏe tốt hơn và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Các triệu chứng của ung thư gan giai đoạn đầu

Ung thư gan là loại khối u ác tính hình thành từ các tế bào gan. Tại Việt Nam, ung thư gan đứng hàng thứ ba trong các loại ung thư phổ biến nhất. Ung thư gan cần được phát hiện sớm để được điều trị kịp thời.

Vậy làm thế nào để biết mình đã bị ung thư gan? Ung thư gan giai đoạn đầu có những triệu chứng gì? Hôm nay các bác sỹ phòng khám 12 Kim Mã sẽ khái quát những triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh ung thư gan để các bạn nắm rõ được các triệu chứng và sớm điều trị kịp thời.
Tuy ung thư gan giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ rệt nhưng cũng có một số biểu hiện dưới đây:
– Gầy đi: đây là một trong những hiện tượng thường thấy nhất của ung thư gan giai đoạn đầu, gan của bệnh nhân do bị tế bào ung thư tấn công, tạo thành ăn uống không ngon miệng, bụng trướng, lao lực, ngấy đồ dầu mỡ, dinh dưỡng không tốt, nên bị gầy đi là điều thường thấy.
- Khó chịu vùng gan: bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu nhẹ ở vùng gan, xuất hiện những cơn đau, có lúc có thể là đau vai phía bên phải, cũng có một số bệnh nhân có hiện tượng gan to, có thể sờ thấy được.
- Vàng da, xuất hiện sao mạch (các vết đỏ hình nhện): biểu hiện khá rõ, cũng là dấu hiệu phát bệnh của ung thư gan giai đoạn đầu.
- Các triệu chứng ung thư gan khác: như phù nước, chảy máu mũi, cháy máu chân răng,lách to lúc này bệnh tình của bệnh nhân đã chuyển sang xơ gan.
Những bệnh nhân ung thư gan giai đoạn đầu tiên không nên hoàn toàn mất hy vọng. Nhất định phải lạc quan, các số liệu lâm sàng phát hiện ra rằng: tích cực điều trị, duy trì tâm lý ổn định thì trên cơ bản bệnh tình sẽ có tiến triển tốt. Điều này cần bệnh nhân phải tạo cho mình một cuộc sống lành mạnh, tập thói quen ngủ sớm dậy sớm, đi khám định kỳ, uống nhiều nước đun sôi, phối hợp với điều trị của bác sĩ.

Ung thư gan có thể phòng ngừa

Lá gan quý vô cùng, nó đảm trách khoảng 500 công việc. Máu rời khỏi bao tử và ruột đều chảy qua gan. Gan chế biến các chất bổ dưỡng và các loại thuốc từ dòng máu này thành các dạng dễ dùng cho cơ thể.
Việt Nam là vùng có tỷ lệ người mang virut viêm gan B rất cao, 10-20% dân số. Nếu người mẹ mang thai nhiễm virut viêm gan B thì có đến 90% sẽ truyền bệnh sang con. Viêm gan B cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh ung thư gan. Vậy phòng ngừa viêm gan B và ung thư bằng cách nào là hiệu quả nhất?

Phòng ngừa ung thư gan bằng cách tránh xa virus viêm gan HBV và xử lý đúng cách với viêm gan do virus.
Hiệu quả nhất là tiêm chủng, vaccin giúp tránh nguy cơ nhiễm bệnh khoảng 90% cho trẻ em và người lớn. Trẻ em nên được tiêm chủng thật sớm, từ lúc mới sinh cho tới 1 tuổi. Điều này đặc biệt quan trọng vì hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm virut viêm gan B từ mẹ khi sinh sẽ có 90% nguy cơ trở thành bệnh mạn tính và khoảng 25% trong số đó sẽ chết vì ung thư gan và xơ gan. Tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh có hiệu quả bảo vệ phòng lây truyền từ mẹ sang con từ 80-85%. Nếu trẻ tiêm vaccin viêm gan B muộn sau khi sinh thì việc phòng tránh lây truyền bệnh từ mẹ sang con sẽ bị giảm, cụ thể nếu tiêm vaccin viêm gan B vào thời điểm 7 ngày sau khi sinh, khả năng phòng lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ đạt 50-57%.
Trước khi được tiêm chủng, trẻ cần được cán bộ y tế thăm khám trước. Trẻ được tiêm vaccin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh khi đã bú tốt. Những trẻ đẻ non, cân nặng thấp, trẻ bị đẻ khó, mẹ bị sốt trước, saukhi sinh, nước ối bẩn, con bị ngạt, thai già tháng, trẻ dị tật… cần được thăm khám cẩn thận để tránh các trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên. Đối với những trẻ đang bị ốm, sốt, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính thì cần được hoãn tiêm.
Hiện nay đã có vài loại thuốc trị hiệu quả HBV, người bệnh cần tuân thủ triệt để theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Hãy bảo vệ con bạn khỏi viêm gan B và ung thư gan ngay bây giờ bằng cách tiêm phòng vacxin cho các bé nhé.

Khói thức ăn bị cháy gây ung thư vú

Hai chất gây ung thư vú thường gặp trong môi trường là benzen và butadien, chúng có thể đến từ ống xả xe, thiết bị làm vườn, khói thuốc lá và thức ăn bị cháy.
Bài báo đăng trên tạp chí Environmental Health Perspectives liệt kê 17 loại hóa chất cần tránh và đưa ra lời khuyên giúp phụ nữ giảm thiểu tiếp xúc với các hóa chất này. Chúng bao gồm các hóa chất trong xăng, dầu diesel, khí thải từ các phương tiện giao thông, chất chống cháy, hàng dệt may chống bẩn, thuốc tẩy sơn, và các sản phẩm phụ khử trùng trong nước uống.
“Nghiên cứu này cung cấp một chỉ dẫn cho việc phòng chống bệnh ung thư vú bằng cách xác định những hóa chất nguy hiểm cao mà phụ nữ thường tiếp xúc”, tác giả nghiên cứu Ruthann Rudel, giám đốc nghiên cứu của Viện Silent Spring phát biểu.
Hai chất gây ung thư vú thường gặp trong môi trường là benzen và butadien, chúng có thể đến từ ống xả xe, thiết bị làm vườn, khói thuốc lá và thức ăn bị cháy.

Những hóa chất cần quan tâm khác như chất tẩy rửa methylene chloride, dược phẩm được sử dụng trong liệu pháp thay thế hormone, một số chất chống cháy, hóa chất trong ngành dệt chống bẩn, lớp phủ chống dính, và styrene (có trong khói thuốc lá và cũng được sử dụng để làm mút xốp, bọt biển chùi chén đĩa), nghiên cứu cho biết . Một số chất gây ung thư khác cũng có thể được tìm thấy trong nước uống.
Tuy nhiên, “Thật không may, mối liên hệ giữa hóa chất độc hại và bệnh ung thư vú phần lớn vẫn bị bỏ qua dù việc giảm phơi nhiễm hóa học có thể cứu sống rất nhiều phụ nữ”, đồng tác giả nghiên cứu, Julia Brody nhận xét. Brody mô tả báo cáo này như là công trình đầu tiên liệt kê toàn diện những chất gây ung thư vú tiềm năng, cũng như cách thức mà các chuyên gia đo lường chúng trong máu và nước tiểu của phụ nữ.
Nghiên cứu cũng đưa ra 7 lời khuyên giúp phụ nữ tránh các hóa chất độc hại nêu trên:
- Hạn chế tiếp xúc với khí thải từ các phương tiện hoặc máy phát điện, tắt máy xe khi không sử dụng và sử dụng các phương tiện làm vườn chạy bằng điện thay cho loại chạy bằng xăng.
- Sử dụng quạt thông gió trong khi nấu ăn, hạn chế làm cháy thức ăn và ăn thức ăn bị cháy.
- Không mua đồ nội thất làm từ polyurethane, hoặc sử dụng đồ nội thất không được xử lý bằng chất chống cháy.
- Tránh sử dụng thảm chống bẩn, đồ nội thất và các loại vải chống bẩn khác.
- Nếu bạn sử dụng máy giặt khô, hãy tìm sản phẩm không sử dụng PERC (perchloroethylene ), hoặc các dung môi khác . Nên sử dụng máy giặt nước truyền thống.
- Sử dụng một đầu lọc than hoạt tính để lọc nước sinh hoạt.
- Giữ hóa chất bên ngoài ngôi nhà bằng cách cởi giày ở cửa, sử dụng máy hút bụi với một bộ lọc không khí, và làm sạch khu vực cửa bằng giẻ ướt hoặc cây lau sàn.
Dale Sandler, giám đốc dịch tễ học tại Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Khoa học môi trường và sức khỏe, đã mô tả nghiên cứu như là một tài liệu tuyệt vời. Vì nghiên cứu đã xem xét kỹ lưỡng các dữ liệu độc tố và các chỉ dấu sinh học có liên quan đến ung thư vú ở người do môi trường tác động.

Các thời kỳ phát triển của ung thư vú

Bệnh ung thư vú là căn bệnh không thực sự đáng sợ như chúng ta thường nghĩ về căn bệnh ung nếu như được phát hiện và điều trị sớm.
Thời kỳ 0:
Khi ung thư còn bị giới hạn trong ống dẫn sữa (ductal in situ) mà chưa ăn vào nhũng mô vú hay mô nâng bỡ bên ngoài ống dẫn sữa.
Thời kỳ I:
Khi ung thư còn nhỏ hơn 2 cm và chưa lan vào hạch nách. Cơ hội sống còn sau mười năm là khoảng 80% đến 90%. Cách chữa cũng tương tự như thời kỳ 0, nhưng một số bệnh nhân có thể được khuyên nên sử dụng thêm hóa chất trị liệu (chemotherapy). Ngoài ra, các phụ nữ đã tắt kinh còn có thể được dùng một loại thuốc gọi là Aromatase Inhibitor như Arimidex, Letrozole, hay Aromasin thay vì tamoxifen. Đây cũng là thuốc loại kích thích tố.

Thời kỳ II:
Khi ung thư từ 2 cm đến 5 cm và chưa lan vào hạch nách, hay nhỏ hơn hơn 5 cm và đã lan vào một số hạch nách. Cơ hội sống còn sau mười năm tùy thuộc vào kích thước của ung thư và bao nhiêu hạch bị lây lan. Cách chữa cũng tương tự như thời kỳ I, nhưng phần lớn bệnh nhân được khuyên nên sử dụng thêm hóa chất trị liệu (chemotherapy), nhất là những ung thư lớn hay đã vào hạch nách.
Thời kỳ III:
Khi ung thư lớn hơn 5cm hay đã lan vào nhiều hạch nách nhưng chưa lây lan đi xa. Cơ hội sống còn sau mười năm tùy thuộc vào kích thước của ung thư và bao nhiêu hạch bị lây lan. Đây là thời kỳ khá trễ và có cơ hội mắc bệnh ung thư vú trở lại hay lây lan qua các bộ phận khác rất cao. Cách chữa thường bắt đầu bằng hóa chất trị liệu (chemotherapy), sau đó là giải phẫu và xạ trị.
Thời kỳ IV:
Ung thư đã lây lan ra tới các bộ phận như gan, phổi, xương, não, v.v. Ở thời kỳ này, trừ những trường hợp rất đặc biệt, bệnh nhân có nguy cơ mất mạng vì bệnh trong vòng năm năm rất cao. Cách chữa thường là với hóa chất hay thuốc loại kích thích tố.
Như ta thấy trên đây, ung thư vú được khám phá càng sớm bao nhiêu thì cơ hội sống còn càng cao bấy nhiêu. Do đó, tất cả phụ nữ nên tự thăm khám ngực thường xuyên và đi khám định kỳ 1 năm một lần để được phát hiện và điểu trị sớm

Những lầm tưởng về ung thư vú

Ung thư vú là căn bệnh đáng sợ đối với một nửa thế giới. Xung quanh nó có rất nhiều lầm tưởng, tranh cãi như nguyên nhân ung thư vú là gì, làm sao để phòng tránh. Chúng ta hãy cùng tham khảo một số lầm tưởng tiêu biểu dưới đây.

Ngực nhỏ có ít nguy cơ mắc ung thư vú

Có một thực tế là kích thước áo ngực không đóng vai trò trong việc bạn có bị ung thư vú hay không. Bởi ung thư vú phát triển trong các tế bào ống dẫn sữa hoặc tiểu thùy, phụ nữ nào cũng có chúng, bất kể kích cỡ ngực bao nhiêu. Ngực to hay nhỏ phụ thuộc vào lượng mỡ và các chất nền (mô xơ), và theo các nghiên cứu chúng ảnh hưởng rất ít đến tỉ lệ mắc ung thu vú. Theo khuyến cáo, bắt đầu từ 50 mỗi năm nên chụp nhũ ảnh, khám vú 1-2 lần, và chụp quang tuyến vú từ năm 40 tuổi.

Ung thư vú thường xuất hiện cục u

Thực tế: Khoảng 10% bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư vú mà không hề xuất hiện cục u, đau hay những triệu chứng khác. Trong số các khối u được phát hiện, 80-85% là lành tính, thường được gọi là bướu sợi tuyến.

Thuốc tránh thai gây ra ung thư vú

Các bác sĩ nói rằng không có đủ bằng chứng để khuyên chị em ngừng sử dụng thuốc tránh thai để tránh bị ung thư vú.
Một số nghiên cứu từ những năm 90 cho thấy những người sử dụng thuốc ngừa thai thường có nguy cơ nhẹ mắc ung thư vú, nhưng các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng các công thức đã thay đổi kể từ đó (thường chứa liều thấp hơn các kích thích tố liên quan đến ung thư vú). Nghiên cứu này cũng cho thấy nguy cơ này sẽ trở lại bình thường 10 năm sau khi phụ nữ ngưng sử dụng thuốc. Một vài nghiên cứu khác đề nghị nguy cơ ung thư vú phụ thuộc vào chủng tộc và độ tuổi chứ không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc sử dụng thuốc và ung thư vú.

Chụp quang tuyến bình thường sẽ không phải lo lắng về nguy cơ bị ung thư vú

Thực tế là chụp quang tuyến vú là công cụ để phát hiện ung thư vú sớm, nhưng chúng chưa phải là hoàn hảo nhất. Nghiên cứu cho thấy nó có thể bỏ sót 20% phụ nữ bị ung thư vú – những người không có các triệu chứng nào khi chụp quanh tuyến. Các chuyên gia hiệp hội ung thư Mỹ ACS khuyến cáo nên chụp nhũ ảnh kết hợp với chụp cộng hưởng từ MRI.

Thuốc tránh thai làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú

Thuốc tránh thai chứa hàm lượng estrogen cao cùng với một số thành phần khác làm tăng nguy cơ ung thư vú đối với phụ nữ dưới 50 tuổi.
“Có nhiều loại thuốc tránh thai. Một số loại thuốc làm gia tăng nguy cơ ung thư vú”, Elisabeth Beaber, người đứng đầu nhóm nghiên cứu và là thành viên của trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Huchinson ở Seattle cho biết.

Việc sử dụng thuốc tránh thai làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú lên tới 50% so với những người không sử dụng thuốc tránh thai, Beaber cho hay.
Nghiên cứu này được tiến hành để tìm hiểu về mối liên hệ giữa thuốc tránh thai dạng uống với nguy cơ ung thư vú ở những phụ nữ dưới 50 tuổi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng xem xét các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ ung thư vú, chẳng hạn như tiền sử gia đình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố này có mối liên quan khá mật thiết với u vú (ER +). Điều này cho thấy tế bào ung thư giống tế bào tuyến vú bình thường, có thể nhận những tín hiệu từ estrogen thúc đẩy sự phát triển các tế bào và giải thích lý do tại sao những loại thuốc estrogen hàm lượng cao làm gia tăng nguy cơ ung thư vú.
“Việc sử dụng các loại thuốc tránh thai chứa estrogen hàm lượng thấp (20 microgram ethinyl estradiol) dường như không làm gia tăng nguy cơ mắc căn bệnh này”, Beaber nói.
Theo Beaber, những ai sử dụng loại thuốc tránh thai chứa estrogen hàm lượng cao, bao gồm 50 microgram ethinyl estradiol hay 80 microgram mestranil sẽ có nguy cơ ung thư vú cao gấp 3 lần. Những loại thuốc tránh thai chỉ với thành phần progestin có thể gây ra nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 2,6 lần. Đối với thuốc tránh thai chứa estrogen liều lượng vừa phải (từ 30 đến 35 microgram ethinyl estradiol hay 50 microgram mestranol) khiến người dùng có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn, khoảng 1,6 lần.
Để biết được mình đang sử dụng thuốc uống tránh thai với liều lượng cụ thể và loại hormone nào, người dùng nên đọc kỹ thông tin kèm theo sản phẩm, Beaber khuyến cáo.
Bà Beaber nhấn mạnh rằng, kết quả nghiên cứu này cần phải được xác thực trước khi đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào cho phụ nữ. Kết quả dựa trên phân tích các dữ liệu về việc sử dụng những loại thuốc uống tránh thai gần đây của những người được chẩn đoán ung thư vú và gần 22 nghìn phụ nữ khỏe mạnh để so sánh. Tất cả đều trong độ tuổi từ 20 đến 49.
Lời khuyên tốt nhất dành cho những phụ nữ đang sử dụng thuốc uống tránh thai?
“Bạn hãy hỏi bác sĩ về loại thuốc uống tránh thai chứa hàm lượng estrogen thấp và không có thành phần hormone progesterone”, Tiến sĩ Courtney Vito đến từ một trung tâm ung thư ở Duarte, California (Mỹ) đưa ra lời khuyên.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, nguy cơ gia tăng căn bệnh ung thư vú có thể giảm xuống khi người ta ngừng sử dụng thuốc tránh thai.

Những điều quan trọng về ung thư vú

Ung thư vú là bệnh ngày càng trở nên phổ biến và nhiều chị em mắc phải. Hiểu đúng về bệnh ung thư vú là cách tốt nhất giúp bạn phòng bệnh hiệu quả.
Dưới đây là 6 điều quan trọng về ung thư vú chị em cần biết để phòng bệnh.
1. Gia đình tôi có tiền sử ung thư vú, vì vậy tôi sẽ mắc bệnh mà không thể làm gì để phòng tránh
Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Có tiền sử gia đình bị ung thư vú đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ bị bệnh cao hơn những chị em khác nhưng không có nghĩa là bạn không thể làm bất cứ điều gì để ngăn chặn nó. Điều bạn cần làm là đi khám và nói chuyện với bác sĩ về tiền sử bệnh của gia đình. Nhờ đó, các bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên tốt nhất trong việc chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh.
“Nếu các xét nghiệm di truyền cho thấy rằng bạn có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ có thể khuyên bạn nên làm các kiểm tra cần thiết và trong một số trường hợp nếu cần thiết sẽ phải phẫu thuật để giúp giảm nguy cơ”, Tiến sĩ Preeti Jain, tư vấn ung thư tại Bệnh viện Columbia Asia cho biết.

2. Tôi còn rất trẻ nên không phải lo đến bệnh ung thư vú
Tuổi tác không phải là một trong những yếu tố có tác dụng ngăn ngừa bệnh, kể cả bệnh ung thư vú. Theo Tiến sĩ Preeti “mặc dù các ca ung thư vú thường gặp ở người trung tuổi trở lên nhưng 25% phụ nữ bị ung thư vú là những người ở độ tuổi dưới 50. Biểu hiện khối u ở vú thường gặp ở phụ nữ trẻ có thể ít có khả năng ung thư nhưng nó vẫn là dấu hiệu cảnh báo chị em cần đi kiểm tra kịp thời”.
3. Phụ nữ ngực nhỏ ít bị rủi ro mắc bệnh ung thư vú
Không có mối liên hệ giữa kích thước của vú và nguy cơ mắc ung thư vú. “Ngực lớn có thể dẫn đến khó khăn trong việc kiểm tra hơn so với bộ ngực nhỏ, kể cả trong chụp nhũ ảnh vú và kiểm tra MRI. Nhưng tất cả phụ nữ đều có nguy cơ bị ung thư vú cho dù kích thước ngực như thế nào. Vì vậy, việc thường xuyên kiểm tra ngực là hết sức cần thiết”, Tiến sĩ Pranay Shah, bác sĩ phụ khoa và bác sĩ phẫu thuật nội soi, bệnh viện Bhatia (Ấn Độ) nói.
4. Chỉ có những phụ nữ có tiền sử gia đình bị ung thư vú mới có nguy cơ
Thống kê nói rằng khoảng 70% phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú có tính di truyền. “Nếu trong gia đình bạn có một người (cha mẹ, anh chị em, hoặc con) bị ung thư vú thì bạn có nguy cơ bị bệnh cao gấp đôi so với người khác. Tuy nhiên, không có tiền sử gia đình bị bệnh không có nghĩa là bạn không có nguy cơ”, Tiến sĩ Pranay cho biết.
5. Tự kiểm tra ngực hàng tháng là cách phát hiện ung thư vú sớm nhất
Tự kiểm tra ngực hàng tháng có thể giúp bạn phát hiện những bất thường ở ngực, đặc biệt là các khối u quanh vùng ngực. Nhưng các khối u này có lành tính hay không, có phải là triệu chứng ung thư vú hay không thì bạn cần phải làm các hình thức kiểm tra khác bao gồm: chụp X-quang tuyến vú và các xét nghiệm cần thiết khác.
Phụ nữ độ tuổi từ 20-40 nên kiểm tra núi đôi 3 năm/lần. Phụ nữ từ 40 tuổi trở đi phải kiểm tra “núi đôi” mỗi năm 1 lần.
Phụ nữ từ 40 tuổi trở đi nên tiến hành chụp X- quang ngực 1 lần/năm. Đặc biệt nếu thấy nghi ngờ điều gì đó bất thường ở ngực hoặc trong gia đình có người mắc ung thư vú, hãy đi khám ngay. Ngay cả khi một số bệnh ung thư có thể không được phát hiện, nhưng X-quang vẫn là phương pháp tuyệt vời giúp chẩn đoán ung thư vú hiệu quả.
6. Các khối u là triệu chứng rõ nhất của ung thư vú
Các khối u xuất hiện quanh vùng ngực có thể là lành tính. Vì vậy, chỉ dựa vào triệu chứng này để kết luận ung thư vú thì chưa chính xác. Trong trường hợp bạn phát hiện các khối u ở ngực có biểu hiện như cứng, có cạnh không đều, dính vào các mô xung quanh thì có thể đó là triệu chứng ung thư vú. Ngoài ra, người bị ung thư vú còn có thể thấy một số thay đổi khác ở ngực như: thay đổi kích thước vú, da vú nhăn và sần hoặc đỏ, đau ở núm vú, đầu vú hoặc đau âm thầm trong vú, có thể tiết sữa hoặc dịch chảy ra…

5 nhận thức sai lầm về ung thư vú

Theo kết quả công bố của Quỹ vì phụ nữ Avon, ung thư vú là căn bệnh ung thư được chuẩn đoán nhiều nhất trên thế giới. Cứ 3 phút lại có một phụ nữ ở Hoa Kỳ được chẩn đoán mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
Bác sĩ Marc Hurlbert, giám đốc điều hành chương trình ung thư vú toàn cầu của Quỹ vì phụ nữ Avon và chiến dịch phòng chống ung thư vú đã chỉ ra những lầm tưởng phổ biến nhất về ung thư vú mà chị em thường gặp sau đây:
1. Ung thư vú chỉ xuất hiện ở những phụ nữ đã có tuổi
Rất nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy những phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn nhưng bác sĩ Hurlbert nói: “khoảng 25% những trường hợp ung thư vú mới hằng năm thuộc về những phụ nữ ở độ tuổi dưới 40. Quỹ phòng chống ung thư vú quốc gia của Hoa Kỳ khuyến khích tất cả phụ nữ trưởng thành ở mọi độ tuổi, nên thực hiện các bước tự kiểm tra vùng ngực thường xuyên để nhận biết những thay đổi bất thường xảy ra với “núi đôi” của mình.

2. Gia đình không có tiền sử ung thư vú thì không có khả năng mắc bệnh
Theo thống kê, khoảng 85% đến 90% người mắc ung thư vú không có tiền sử về gia đình đã từng mắc căn bệnh này và rất ít bệnh nhân (dưới 15%) mắc phải ung thư vú do yếu tố di truyền. Hiệp hội Ung thư quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo những phụ nữ trưởng thành cần thực hiện việc tầm soát chứng bệnh này theo những hướng dẫn sau:
- Chụp nhũ ảnh hàng năm, bắt đầu từ tuổi 40 trở đi.
- Khám tuyến vú lâm sàng ba năm một lần ở độ tuổi từ 20 đến 30 và khám mỗi năm đối với những người từ 40 tuổi trở lên.
- Chú ý đến những thay đổi bất thường của ngực, cần đến bác sĩ kiểm tra ngay để kịp thời phát hiện nguyên nhân cũng như có kế hoạch điều trị phù hợp. Việc tự kiểm tra ngực nên được thực hiện từ giai đoạn trưởng thành, khi ngực đã phát triển đầy đủ.
3. Khối u xuất hiện trong “núi đôi” không có nghĩa là bạn đã bị ung thư vú
Điều này hoàn toàn đúng. Chỉ một tỷ lệ rất nhỏ các trường hợp khối u ở ngực phát triển thành ung thư. Khối u lành tính ở ngực là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên, không nên bỏ qua những khối u liên tục phát triển hoặc làm phát sinh thêm những khối u mới hoặc đi kèm với những triệu chứng khác.
4. Các sản phẩm khử mùi hoặc hạn chế tiết mồ hôi cho vùng nách có thể gây ung thư vú?
Kết quả nghiên cứu cho thấy, những sản phẩm vệ sinh vùng dưới cánh tay không thể gây ung thư vú. Hiệp hội Ung thư quốc gia Hoa Kỳ khẳng định không có một bằng chứng y tế thuyết phục nào cho thấy mối quan hệ giữa các sản phẩm khử mùi với căn bệnh ung thư vú.
5. Kích cỡ áo ngực không làm tăng hoặc giảm nguy cơ mắc ung thư vú
Quan điểm cho rằng kích cỡ của chiếc áo lót nhỏ bé có tác động đến nguy cơ ung thư vú là một sai lầm nghiêm trọng. Do đó, bạn đừng quan tâm đến kích cỡ của áo lót, hãy bảo vệ sức khỏe cho bản thân bằng cách duy trì những thói quen lành mạnh trong lối sinh hoạt hàng ngày.

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Triệu chứng, dấu hiệu cảnh báo ung thư hạch

Triệu chứng không rõ ràng
Các triệu chứng của ung thư hạch thường bị xem nhẹ. Khi bạn nổi một khối u cứng trên cơ thể, mặc dù không đau không ngứa, nhưng cũng không được xem nhẹ triệu chứng này, bởi vì đây có thể là biểu hiện của bệnh ung thư hạch.
Nguồn gốc của bệnh ung thư hạch là do các khối u ác tính ở hạch bạch huyết hoặc các tổ chức hạch gây nên, đây là một trong những khối u thường gặp trong 10 khối u ác tính. Những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh tăng lên rõ rệt.

Nguyên nhân
Nguyên nhân ung thư hạch hiện vẫn chưa được biết chính xác. Tuy nhiên, một số yếu tố được biết đến có liên quan với sự phát triển của u lympho. Những yếu tố này bao gồm các vi rút như HIV (vi rút suy giảm miễn dịch ở người), vi rút Epstein Barr (EBV), HTLV-1 và HHV-8. Các yếu tố khả dĩ khác bao gồm chất gây ung thu từ môi trường và các rối loạn di truyền nhất định như Hội chứng Wiskott-Aldrich.
Yếu tố gây ung thư hạch
Các nghiên cứu đã cho thấy một số yếu tố có khả năng làm gia tăng nguy cơ phát triển loại bệnh Lymphôm không Hodgkin như: Nhiễm HIV, do dùng thuốc chống thải ghép sau ghép cơ quan. Nhiễm trùng do các tác nhân như HIV, Helicobacter pylori (gây viêm loét dạ dày), HCV (viêm gan siêu vi C)…
Người trên 60 tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh này.
Dấu hiệu cảnh báo
Hạch bạch huyết sưng to: Đây là triệu chứng ung thư hạch điển hình nhất của ung thư hạch, khối u không có cảm giác đau, sưng dần lên, bề mặt nhẵn, khi sờ vào giống như quả bóng bàn hoặc giống như phần cứng ở chóp mũi. Biểu hiện thường thấy nhất là hạch sưng to ở phần cổ và phần xương thượng đòn. Khi hạch bạch huyết sưng to, có thể tiến hành làm sinh thiết. Thường chọn các hạch bạch huyết ở dưới cổ hoặc phần nách. Đây là phương pháp kiểm tra không thể thiếu trong chẩn đoán ung thư hạch.
Biến đổi làn da: Những bệnh nhân ung thư hạch sẽ có một loạt các biểu hiện về da như ban đỏ, mụn nước, mưng mủ…
Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ở trên, chưa chắc đã bị ung thư hạch nhưng cần phải đến ngay bệnh viện để có những chẩn đoán chi tiết. Nếu như chẩn đoán chính xác là bị ung thư hạch, cần phải điều trị kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống. Phát hiện sớm các triệu chứng trên cơ thể, để tiến hành chẩn đoán ung thư hạch có tác dụng tốt trong việc điều trị khối u hạch ác tính, kéo dài sự sống. Sau khi được chẩn đoán ung thư hạch, thường thì bệnh nhân sẽ vội vàng đi điều trị mà không hề biết rằng, phương pháp điều trị tốt nhất thì cần phải đánh giá dựa trên bệnh tình, kết hợp với các biểu hiện lâm sàng như: Ra mồ hôi trộm, sút cân, sốt… Sau khi tiến hành chẩn đoán bệnh lý, phân chia giai đoạn xong, mới đưa ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
Phương pháp phẫu thuật trong điều trị ung thư hạch hiệu quả không cao. Do tính chất của ung thư hạch mang tính toàn thân, phẫu thuật không thể loại bỏ triệt để. Thậm chí sử dụng phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư hạch cục bộ, vẫn còn có một số hạn chế đáng kể. Sau khi phẫu thuật vẫn dễ bị tái phát hoặc di căn. Đồng thời, hóa trị cũng có tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng, những phương pháp điều trị truyền thống còn tồn tại rất nhiều thiếu sót.

Các phương pháp được sử dụng trong điều trị ung thư âm hộ

Những gì đang được sử dụng điều trị cho bệnh ung thư âm hộ?
Điều trị ung thư âm hộ sẽ phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư của bạn, nhưng có bốn loại điều trị chuẩn.
Laser trị liệu
Liệu pháp laser sử dụng một chùm ánh sáng cường độ cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Nó thường được dùng bằng cách sử dụng một ống mỏng gọi là nội soi, mà chùm tia là nhằm để tiêu diệt các tế bào khối u. Laser điều trị có xu hướng tạo sẹo nhỏ và chảy máu. Laser điều trị thường có thể được thực hiện trên cơ sở ngoại trú, cho phép bệnh nhân xuất viện trong cùng một ngày.
Phẫu thuật
Phẫu thuật, điều trị thường được sử dụng nhất, được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Tùy thuộc vào sự lây lan của bệnh, bác sĩ có thể loại bỏ những vùng bất thường và lợi nhuận của mô bình thường xung quanh nó. Các hạch bạch huyết cũng có thể được gỡ bỏ. Điều này được gọi là cắt bỏ địa phương.

Một vulvectomy, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ âm hộ là một lựa chọn phẫu thuật.
Đối với bệnh sâu rộng, extenteration vùng chậu được thực hiện. Đây là một thủ triệt để và loại bỏ các nút cổ tử cung, âm đạo, ruột thấp hơn, trực tràng, bàng quang, âm hộ, buồng trứng, và bạch huyết. Với việc loại bỏ những bộ phận cơ thể, các bác sĩ tạo ra các lỗ nhân tạo được gọi là lỗ thở để nước tiểu và phân có thể rời khỏi cơ thể.
Bức xạ trị liệu
Xạ trị sử dụng X-quang mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư âm hộ. Điều này có thể được quản lý từ bên ngoài, khi tia nhằm vào vùng bất thường từ một máy; hoặc nó có thể được đưa ra trong nội bộ, thông qua việc đưa các hạt phóng xạ hoặc dây điện.
Hóa trị
Hóa trị là sử dụng các loại thuốc để làm chậm hoặc ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển. Các loại thuốc này có thể được dùng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, tùy thuộc vào loại thuốc. Nó cũng có thể được đưa ra như là một loại kem bôi cho ung thư âm hộ.
Các thử nghiệm lâm sàng
Các thử nghiệm lâm sàng không phải là điều trị chuẩn, nhưng là một phần của nghiên cứu khoa học. Những người tham gia được lựa chọn để nhận được phương pháp điều trị mới và được theo dõi rất cẩn thận để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc liệu một thử nghiệm lâm sàng là thích hợp cho bạn.