Ung thư tuyến nước bọt là một dạng ung thư không thường gặp trong các bệnh ung thư của cơ thể. Các tuyến nước bọt làm ra nước bọt giúp làm tiêu hóa và giữ ướt miệng. Các loại bướu có thể xuất phát từ bất cứ tuyến nào trong miệng, họng & cổ.
Bệnh ung thư tuyến nước bọt phát triển từ các tuyến nước bọt lớn (tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi) hoặc các tuyến nước bọt nhỏ nằm dưới niêm mạc đường hô hấp trên và đoạn trên ống tiêu hóa.
Các khối u này rất được quan tâm đồng thời gây nhiều tranh cãi vì chúng ít gặp, có hình ảnh mô bệnh học khác nhau và về những biểu hiện lâm sàng.
U tuyến nước bọt chiếm 3 - 6% các trường hợp ung thư vùng đâu cổ ở người lớn, có tần suất mắc bệnh từ 1-3 người/100.000 người/năm. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân bị ung thư tuyến nước bọt là 55 đến 65 tuổi, còn u lành tính thường xuất hiện sớm hơn 10 năm, ở độ tuổi trung bình 45 tuổi.
Vị trí thường gặp nhất của u tyến nước bọt là tuyến mang tai, chiếm 70-85% các trường hợp. Các vị trí khác gồm tuyến dưới hàm (8-15%), tuyến dưới lưỡi (< 1%) và các tuyến nước bọt nhỏ thường tập trung nhiều nhất ở vòm cứng (5-8%). Theo quy luật chung, ở người trưởng thành, tuyến nước bọt càng nhỏ thì khả năng khối u ở đó là ác tính càng lớn. Ví dụ, u tuyến mang tai có 15-25% là ác tính, u tuyến dưới hàm có 37-43% là ác tính còn u các tuyến nước bọt nhỏ có tới trên 80% là ác tính.
Phần lớn khối u các tuyến nước bọt là lành tính, có nhiều tên: bướu tuyến, bướu Warthin và các bướu hỗn hợp (còn gọi là bướu tuyến đa dạng). Mổ đúng cách thì trị khỏi các bướu lành. Có tình huống hiếm hoi là do tính chất đặc biệt của loại bướu hỗn hợp mang tai, bướu có thể chuyển thành ung thư nếu để lâu không trị hoặc mổ không lấy trọn hoặc sau vài lần tái phát.
Xem thêm về ung thư tuyến nước bọt tại: http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-tuyen-nuoc-bot/ung-thu-tuyen-nuoc-bot.aspx
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét