Bệnh ung thư tuyến nước bọt là dạng
ung thư hiếm gặp, chiếm khoảng 3-6% các trường hợp ung thư vùng đầu cổ.
Theo ước tính mỗi năm nước ta có khoảng 1-3 người/100.000 người/ năm.
Bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiên sớm. Điều trị ung thư tuyến
nước bọt phụ thuộc vào khối u lành tính hay ác tính, nếu là khối u ác
tính thì phụ thuộc vào vị trí nguyên phát khối u và tình trạng sức khỏe
bệnh nhân để có phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị ung thư tuyến nước bọt
bằng phương pháp phẫu thuật phương pháp phổ biến hiện nay trong điều
trị ung thư tuyến nước bọt( u ác tính). Nguyên tắc hàng đầu trong phẫu
thuật cắt bỏ khối u tuyến nước bọt là bảo toàn các dây thần kinh mặt
trong trường hợp các dây thần kinh đó chưa bị tổn thương. Phẫu thuật
ung thư tuyến nước bọt có thể bao gồm:
- Cắt bỏ một phần tuyến nước bọt bị ảnh hưởng: Nếu khối u nhỏ và nằm ở vị trí dễ cắt bỏ, bác sỹ sẽ tiến hành cắt bỏ khối u và một số mô xung quanh.
- Cắt bỏ toàn bộ tuyến nước bọt:
Nếu khối u lớn, bác sỹ sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ tuyến nước bọt. Nếu
các khối u mở rộng sang các tế bào gần đó – dây thần kinh mặt, các ống
dẫn kết nối các tuyến nước bọt, xương mặt và da – thì các tế bào này
đồng thời cũng bị cắt bỏ, tránh hiện tượng ung thư tái phát.
- Cắt bỏ các hạch bạch huyết ở cổ:
Nếu có kết quả chứng minh các khối u đã di căn đến các bạch huyết ở cổ,
bác sỹ có thể tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ hầu hết các hạch bạch
huyết ở cổ.
- Phẫu thuật tái tạo:
Nếu da hoặc dây thần kinh bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật thì cần
được tái tạo hoặc thay thế bằng phương pháp phẫu thuật. Thao tác này có
thể cần đến việc ghép mô, da hoặc dây thần kinh từ các bộ phận khác để
xây dựng lại cấu trúc của hàm, tai hoặc miệng.
Điều trị ung thư tuyến nước bọt
bằng phương pháp phẫu thuật có thể khó khăn vì đây là vùng tập chung
nhiều dây thần kinh trên cơ thể. Vì vậy đòi hỏi phải có sự tham gia của
bác sỹ lành nghề và phương tiện kỹ thuật hiện đại.
Ngoài điều trị ung thư tuyến nước bọt
bằng phương pháp phẫu thuật , bệnh nhân còn được chỉ định một số phương
pháp khác như xạ trị và hóa trị kết hợp.
Hóa trị trong điều trị ung thư tuyến nước bọt
là: Điều trị ung thư bằng thuốc có sử dụng hóa chất. Hóa trị được chỉ
định trong trường hợp các tế bào ung thư tuyến nước bọt đã lan rộng ra
các bộ phận khác trên cơ thể.
Xạ trị trong điều trị ung thư tuyến nước bọt:
Liệu pháp xạ trị có thể được dùng sau khi phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ
các tế bào ung thư còn xót lại. Trong một vài trường hợp xạ trị được sủ
dụng trước phẫu thuật để làm thu nhỏ khối u, thuận lợi cho việc cắt bỏ.
Tùy vào vị trí nguyên phát của khối
u, tình trạng sức khỏe bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp điều trị
thích hợp và hiệu quả nhất. Bạn nên thăm khám thường xuyên để phát hiện
và điều trị ung thư tuyến nước bọt sớm nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét