Chẩn đoán xác định ung thư tuyến nước bọt dựa vào các triệu chứng lâm sàng và kết quả mô bệnh học từ sinh thiết và/hoặc chọc hút tế bào. Để chấn đoản bệnh ung thư tuyến nước bọt, trước tiên bác sỹ khám hàm, cổ và họng để tìm một hột cộm hoặc một chỗ sưng. Chẩn đoán hình ảnh với máy MRI và CT giúp đánh giá kích thước và vị trí khối u. Để lấy mẫu thử (sinh thiết) bác sỹ dùng cây kim nhỏ đưa vào vùng nghi nghờ rồi hút lấy chất dịch hoặc tế bào.
Chuẩn đoán ung thư tuyến nước bọt:
Sinh thiết bằng kim hút nhỏ là một thủ thuật đơn giản có thể phân biệt tổn thương ung thư hay không ung thư; và nếu chẩn đoán là ung thư thì có thể tư vấn cho bệnh nhân và chuẩn bị cho bác sĩ ngoại khoa tiến hành phẫu thuật triệt để hơn, tức có thể phải cắt dây thần kinh mặt hoặc vét hạch cổ.
Sinh thiết bằng kim hút nhỏ là một thủ thuật đơn giản có thể phân biệt tổn thương ung thư hay không ung thư; và nếu chẩn đoán là ung thư thì có thể tư vấn cho bệnh nhân và chuẩn bị cho bác sĩ ngoại khoa tiến hành phẫu thuật triệt để hơn, tức có thể phải cắt dây thần kinh mặt hoặc vét hạch cổ.
Độ chính xác của sinh thiết bảng kim hút phụ thuộc vào kinh nghiệm của người làm thủ thuật và kĩ năng phân tích kết quả của bác sĩ tế bào bệnh học. Với những chuyên gia có kinh nghiệm, độ nhạy chung để phát hiện tế bào ung thư là 87- 94% và độ đặc hiệu là 75-98%. Nếu kết quả sinh thiết bầng kim hút của tuyến nước bọt nghi ngờ là âm tính thì cần tiến hành sinh thiết triệt để.
Nghiên cứu hình ảnh
Chụp cẳt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ là những công cụ tuyệt vời để đánh giá u tuyến nước bọt, cung cấp thông tin chẩn đoán quan trọng về kích thước chung, sự thâm nhiễm vào các mô lân cận và sự xâm lấn vào mạch hoặc xung quanh thần kinh. Nhu mô tuyến mang tai chứa tương đối nhiều mỡ, do vậy chúng ta có thể dê dàng làm hiện hình tuyến bâng chụp cát lớp hoặc chụp cộng hưởng từ có tiêm thuốc cản quang. Chụp cắt lớp là phương pháp tốt nhất để phát hiện ra huỷ hoại xương thái dương hoặc xương hàm dưới, còn chụp cộng hưởng từ cho phép đánh giá chi tiết hơn sự thâm nhiễm vào mô mềm, sự xâm lấn vào vùng xung quanh thần kinh và tổn thương lan vào nội sọ. Sự xâm lấn vào vùng xung quanh dây thần kinh là yếu tố báo trước tiên lượng xấu và tỷ lệ tái phát tại chỗ cao hơn.
Hình ảnh khối u tuyến dưới hàm hoặc tuyến mang tai di động, nông trên phim X quang không làm thay đổi phương thức phẫu thuật chung. Tuy nhiên, cần xem xét các chi định điều trị đặc biệt trong nhiều trường hợp, như:
- U ở thuỳ sâu tuyến mang tai hoặc u đã lan vào vùng quanh hầu họng
- U tái phát
- Xâm lấn trực tiếp vào dây thần kinh mặt, tổn thương da hoặc lan vào xương
- Tốn thương rộng tại chỗ
- Có hạch cổ bệnh Phân giai đoạn
- U ở thuỳ sâu tuyến mang tai hoặc u đã lan vào vùng quanh hầu họng
- U tái phát
- Xâm lấn trực tiếp vào dây thần kinh mặt, tổn thương da hoặc lan vào xương
- Tốn thương rộng tại chỗ
- Có hạch cổ bệnh Phân giai đoạn
Hệ thống phân giai đoạn TNM được sử dụng để phân giai đoạn ung thư tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi, u các tuyến nước bọt nhỏ được phân loại và phân giai đoạn theo cách khác, theo vị trí giải phẫu (ví dụ, môi). Hai biến số lâm sàng được sử dụng để phân loại khối u (T- Tumor): kích thước và mức lan rộng tại chỗ. Tình trạng hạch (N-Node) và di căn xa (M-Megastar) được phân giai đoạn tương tư như các loại ung thư vùng đầu cổ khác. Tất cả các nhóm được tiếp tục chia nhỏ, tuỳ theo việc đã có lan rộng tại chỗ hay chưa, đánh giá qua tình trạng xâm lấn đại thể vào da, mô mềm, xương hoặc thần kinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét