Nam giới ít có nguy cơ bị ung thư vú hơn phụ nữ, nhưng khi đã được chẩn đoán bị bệnh thì tỉ lệ tử vong do ung thư vú ở nam giới lại cao hơn phụ nữ khá nhiều.
Quá trình diễn tiến của bệnh ung thư vú nam được các bác sỹ chuyên khoa ghi nhận cũng tương tự như phụ nữ. Ở giai đoạn đầu, bệnh rất âm thầm, không gây đau nhức nhưng do cơ ngực của nam giới mỏng nên rất dễ phát hiện cục u cứng nếu bệnh nhân quan tâm đến tình trạng sức khỏe của mình. Mặc dù ung thư vú xảy ra ở nam giới ít hơn so với phụ nữ nhưng mức độ nguy hiểm cao hơn do tuyến vú của nam giới không phát triển nên khi có ung thư dễ gây xâm lấn thành ngực, gan, phổi, xương...
Mặt khác, nam giới thường không quan tâm đến bộ phận này nên không phát hiện những bất thường ở giai đoạn sớm. Khi bệnh có những triệu chứng rõ ràng như đau nhức ở núm vú, lở loét, tiết dịch thì ung thư vú đã ở giai đoạn nặng.
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vú ở nam giới như tiền sử gia đình, tuổi tác, tình trạng béo phì, hút thuốc lá, ít vận động, chế độ ăn nhiều chất béo nhưng ít chất xơ...
Bên cạnh đó, yếu tố nội tiết cũng gây ảnh hưởng đến ung thư vú ở phái mạnh, đặc biệt là những trường hợp có điều trị estrogen như những người chuyển giới tính hoặc ung thư tiền liệt tuyến làm tăng nội tiết tố nữ và giảm lượng nội tiết tố nam trong cơ thể.
Vì sao đàn ông cũng bị ung thư vú?
Trong cơ thể của nam giới, cụ thể là ở vùng ngực, có những tế bào vú không chức năng, tức không thể tiết sữa. Việc không khống chế được các tế bào này có thể làm chúng phát triển thành chứng bệnh ung thư.Có nhiều nguyên nhân gây ung thư vú, chủ yếu là tác động của môi trường xung quanh, gene di truyền, chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, hay do hệ lụy của những chứng bệnh như gan mãn tính… Những quý ông thường xuyên hút thuốc lá hoặc lạm dụng đồ uống có cồn thuộc nhóm dễ bị ung thư vú nhất.Ung thư vú ở nam giới nguy hiểm hơn phụ nữ do tuyến vú của nam giới không phát triển nên khối u dễ xâm lấn, di căn vào gan, phổi, xương.
Trong cơ thể của nam giới, cụ thể là ở vùng ngực, có những tế bào vú không chức năng, tức không thể tiết sữa. Việc không khống chế được các tế bào này có thể làm chúng phát triển thành chứng bệnh ung thư.Có nhiều nguyên nhân gây ung thư vú, chủ yếu là tác động của môi trường xung quanh, gene di truyền, chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, hay do hệ lụy của những chứng bệnh như gan mãn tính… Những quý ông thường xuyên hút thuốc lá hoặc lạm dụng đồ uống có cồn thuộc nhóm dễ bị ung thư vú nhất.Ung thư vú ở nam giới nguy hiểm hơn phụ nữ do tuyến vú của nam giới không phát triển nên khối u dễ xâm lấn, di căn vào gan, phổi, xương.
Cách nhận biết ung thư vú
Để phát hiện sớm ung thư vú, các đấng mày râu cần căn cứ vào những biểu hiện bất thường như vú nổi cục, nổi hạch, sưng lớn, thay đổi màu da vú hoặc một bên vú bị lõm xuống nhiều so với bên kia. Ngoài ra, đầu núm vú có thể bị co rút lại, chảy dịch vàng.Những kỹ năng cơ bản để giúp các đấng mày râu tự kiểm tra vùng ngực gồm:
Để phát hiện sớm ung thư vú, các đấng mày râu cần căn cứ vào những biểu hiện bất thường như vú nổi cục, nổi hạch, sưng lớn, thay đổi màu da vú hoặc một bên vú bị lõm xuống nhiều so với bên kia. Ngoài ra, đầu núm vú có thể bị co rút lại, chảy dịch vàng.Những kỹ năng cơ bản để giúp các đấng mày râu tự kiểm tra vùng ngực gồm:
Thường xuyên kiểm tra vú định kỳ 1 – 2 tháng một lần. Bắt đầu kiểm tra vú bằng cách tay trái đặt sau gáy, tay còn lại thực hiện các động tác xoa, sờ, nắn vùng vú bên trái. Nên dùng lực của cả bàn tay ấn vào những vùng nhỏ trên vú xem có bất thường nào không, ví như sờ thấy cục cứng hoặc có cảm giác đau đớn.Khi thực hiện những thao tác này, bạn nên đứng trước gương. Tiếp theo đổi lại tay và tiến hành kiểm tra vùng vú phải. Bắt đầu kiểm tra vùng núm vú bằng cách kẹp núm vú giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa, quan sát xem có điều gì bất thường không.Thực hiện tương tự với bên vú còn lại. Sau khi đã kiểm tra xong hai bên vú hãy dùng khăn khô lau sạch vùng da vú.
Bệnh nhân sau khi được chữa trị ung thư vú cần được thăm khám và theo dõi thường xuyên để chắc chắn đã điều trị được tận gốc chứng bệnh này, tránh tình trạng ung thư di căn, tái phát hay lan sang vùng vú còn lại.Nếu điều trị ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể phải chấp nhận cắt cả hai tinh hoàn nhằm hạn chế tình trạng di căn vào xương.
Theo dõi sau khi điều trị ung thư vú ở nam giới là rất quan trọng. Kiểm tra định kỳ để đảm bảo phát hiện ra những thay đổi trong sức khỏe và nếu ung thư xuất hiện trở lại hay ung thư mới phát triển nó có thể được điều trị một cách sớm nhất. Kiểm tra bao gồm việc khám sức khỏe, chụp X quang, hay xét nghiệm cận lâm sàng. Giữa những cuộc hẹn khám định kỳ, bệnh nhân ung thư vú cần thông báo bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe của mình với bác sĩ càng sớm càng tốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét