Tùy vào tình trạng bệnh mà bệnh nhân sẽ được chữa trị bằng các phương pháp khác nhau. Cách điều trị ung thư bàng quang tốt nhất sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm loại và sự phát triển của ung thư bàng quang cũng như tuổi tác và sức khỏe chung của người bệnh. Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang bao gồm phẫu thuật, điều trị tia xạ, điều trị hóa chất, điều trị sinh học, phục hồi cấu trúc bàng quang…
Tác dụng phụ của phẫu thuật:
Trong một vài ngày sau khi tiến hành phẫu thuật qua niệu đạo, bệnh nhân có thể có đái máu, đái khó hoặc đái buốt. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật này thường gây ít triệu chứng khó chịu.
Trong một vài ngày sau khi tiến hành phẫu thuật qua niệu đạo, bệnh nhân có thể có đái máu, đái khó hoặc đái buốt. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật này thường gây ít triệu chứng khó chịu.
Sau khi cắt bỏ bàng quang, hầu hết bệnh nhân thường bị đau trong vài ngày đầu. Tuy nhiên, có thuốc làm giảm đau. Bệnh nhân được bác sĩ hoặc y tá thảo luận về cách làm giảm đau. Hơn nữa, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu trong một thời gian. Thời gian bình phục sau phẫu thuật ở mỗi một người là khác nhau.
Sau khi cắt bỏ bàng quang bán phần, bệnh nhân có thể không giữ được lượng nước tiểu trong bàng quang nhiều bằng lúc trước phẫu thuật và họ có thể cần phải đi tiểu thường xuyên hơn. Trong hầu hết các trường hợp, vấn đề này là tạm thời, nhưng một số bệnh nhân có thể có những thay đổi lâu dài về lượng nước tiểu mà họ có thể nhịn được.
Nếu bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ bàng quang, bệnh nhân cần một bộ phận mới để chứa đựng nước tiểu và đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể. Một phương pháp thường được bác sĩ sử dụng là lấy một đoạn ruột non để tạo một ống dản nước tiểu mới. Bác sĩ phẫu thuật gắn một đầu ống vào niệu quản và nối đầu kia vào một lỗ mở trên thành bụng. Người ta gán một túi dẹt bằng keo dính đặc biệt lên trên lỗ mở thông để hứng nước tiểu. Phương pháp phẫu thuật này được gọi là thủ thuật mở thông đường tiết niệu và phải thường xuyên giữ sạch lỗ mở thông. Đối với một số bệnh nhân, bác sĩ có thể sử dụng một phần ruột non để tạo thành một túi chứa trong cơ thể. Nước tiểu được tích lại trong túi chứa này thay vì đi vào túi nhựa. Bác sĩ nối túi này với niệu đạo hoặc với một lỗ mở thông. Nếu bác sĩ phẫu thuật nối túi với lỗ mở thông thì bệnh nhân phải sử dụng một Ống thông để dẫn lưu nước tiểu ra ngoài.
Phẫu thuật ung thư bàng quang có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh dục của người bệnh. Do bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ tử cung và buồng trứng trong phẫu thuật cắt bỏ bàng quang triệt để nên bệnh nhân nữ không thể mang thai được nữa. Hơn nữa, hiện tượng mãn kinh sẽ xuất hiện ngay lập tức. Bốc hoả và các triệu chứng khác của thời kỳ mãn kinh do phẫu thuật gây ra có thể nghiêm trọng hơn các triệu chứng do mãn kinh tự nhiên gây ra. Nhiều phụ nữ được chỉ định liệu pháp hoóc-môn thay thế để làm giảm những triệu chứng này. Nếu bác sĩ phẫu thuật cắt bò một phần âm đạo trong phẫu thuật cắt bỏ bàng quang triệt để thì quan hệ tình dục có thể trở nên khó khăn.
Trước kia, hầu như tất cả nam giới đều bị liệt dương sau phẫu thuật cắt bỏ bàng quang triệt để, nhưng những tiến bộ trong phẫu thuật ngày nay đã giúp nam giới có thể tránh được vấn đề này. Bệnh nhân ung thư bị cắt tuyến tiền liệt và túi tinh không còn sản xuất được tinh dịch, nên họ đạt cực khoái "khô". Bệnh nhân nam muốn có con có thể xem xét việc dự trữ tinh trùng bằng phương pháp lạnh trước khi phẫu thuật hoặc phục hồi tinh trùng sau đó.
Bệnh nhân thường lo lắng về ảnh hưởng của phẫu thuật ung thư bàng quang đối với đời sống tình dục. Bệnh nhân thường được thảo luận với bác sĩ về tác dụng phụ có thể xảy ra và thời gian kéo dài cùa các tác dụng phụ này. Cho dù triển vọng như thế nào thì bệnh nhân và bạn đời của họ nên trao đổi với nhau về những suy nghĩ của mình và giúp nhau tìm ra cách chia sẻ đời sống riêng tư trong và sau khi điều trị.
Tác dụng phụ của xạ trị:
Tác dụng phụ của xạ trị phụ thuộc chủ yếu vào liều chiếu xạ và bộ phận được chiếu xạ. Bệnh nhân có thể rất mệt mỏi trong khi chiếu xạ, đặc biệt là các tuần điều trị cuối. Nghỉ ngơi là rất quan trọng, nhưng bác sĩ thường khuyên bệnh nhân cố gắng hoạt động khi có thể.
Tác dụng phụ của xạ trị phụ thuộc chủ yếu vào liều chiếu xạ và bộ phận được chiếu xạ. Bệnh nhân có thể rất mệt mỏi trong khi chiếu xạ, đặc biệt là các tuần điều trị cuối. Nghỉ ngơi là rất quan trọng, nhưng bác sĩ thường khuyên bệnh nhân cố gắng hoạt động khi có thể.
Chiếu xạ ngoài có thể làm da vùng chiếu xạ bị đen hoặc như bị cháy nắng vĩnh viễn. Bệnh nhân thường bị rụng lông ở vùng được chiếu xạ và da có thể trở nên đỏ, khô, nhạy cảm và ngứa. Những vấn đề này thường chỉ tạm thời và bác sĩ sẽ gợi ý các cách để giảm nhẹ chúng.
Xạ trị ở vùng bụng có thể gây buồn nôn, nôn, ỉa lỏng hoặc đái buốt. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc để làm giảm những triệu chứng này. Xạ trị cũng có thể làm giảm lượng bạch cầu là những tế bào giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm khuẩn. Khi số lượng bạch cầu thấp, bác sĩ hoặc y tá sẽ gợi ý các cách phòng tránh nhiễm khuẩn. Nếu thấp hơn nữa thì bệnh nhân có thể được ngừng chiếu xạ cho đến khi bạch cầu tăng lên. Bác sĩ sẽ kiểm tra công thức máu của bệnh nhân định kỳ và thay đổi phác đồ điều trị nếu cần thiết.
Đối với cả nam và nữ giới, xạ trị bàng quang có thể ảnh hưởng tới đời sống tình dục. Bệnh nhân nữ có thể bị khô âm đạo, còn bệnh nhân nam có thể bị khó cương dương.
Xạ trị ở vùng bụng có thể gây buồn nôn, nôn, ỉa lỏng hoặc đái buốt. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc để làm giảm những triệu chứng này. Xạ trị cũng có thể làm giảm lượng bạch cầu là những tế bào giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm khuẩn. Khi số lượng bạch cầu thấp, bác sĩ hoặc y tá sẽ gợi ý các cách phòng tránh nhiễm khuẩn. Nếu thấp hơn nữa thì bệnh nhân có thể được ngừng chiếu xạ cho đến khi bạch cầu tăng lên. Bác sĩ sẽ kiểm tra công thức máu của bệnh nhân định kỳ và thay đổi phác đồ điều trị nếu cần thiết.
Đối với cả nam và nữ giới, xạ trị bàng quang có thể ảnh hưởng tới đời sống tình dục. Bệnh nhân nữ có thể bị khô âm đạo, còn bệnh nhân nam có thể bị khó cương dương.
Mặc dù tác dụng phụ của xạ trị có thể rất khó chịu nhưng bác sĩ thường có thể điều trị hoặc giúp người bệnh kiểm soát chúng. Trong hầu hết các trường hợp, tác dụng phụ không kéo dài vĩnh viễn.
Tác dụng phụ của hóa trị liệu:
Tác dụng phụ của hóa chất phụ thuộc chủ yếu vào loại thuốc, liều lượng cũng như đường dùng thuốc. Bên cạnh đó, giống như các phương pháp điều trị khác, tác dụng phụ là khác nhau ở mỗi bệnh nhân.
Thuốc chống ung thư được đặt trong bàng quang có thể gây kích thích, làm bệnh nhân thấy đau hoặc bị chảy máu trong vài ngày sau khi điều trị. Một số loại thuốc có thể gây phát ban khi chúng tiếp xúc với da hoặc cơ quan sinh dục.
Hóa trị liệu toàn thân ảnh hưởng tới các tế bào phân chia nhanh trong cơ thể, bao gồm cả tế bào máu. Tế bào máu giúp cơ thể chống lại nhiễm khuẩn, làm cho máu đông và vận chuyển ôxy tới tất cả các bộ phận của cơ thể. Khi thuốc điều trị ung thư phá huỷ các tế bào máu, bệnh nhân có thể dề bị nhiễm khuẩn, có thể bị chảy máu và dễ dàng bầm tím và có thể có ít năng lượng hơn. Tế bào ở chân tóc và tế bào lót niêm mạc ống tiêu hóa cũng phân chia nhanh. Kết quả là, bệnh nhân có thể bị rụng tóc và có các tác dụng phụ khác như chán ăn, buồn nôn và nôn hoặc đau miệng. Thông thường, những tác dụng phụ này sẽ dần dần biến mất trong các giai đoạn nghi hồi phục giữa các đợt điều trị hoặc sau khi kết thúc điều tri.
Một số loại thuốc sử dụng trong điều trị ung thư bàng quang cũng có thể gây tổn thương thận. Để bảo vệ thận, bệnh nhân cần rất nhiều dịch. Bệnh nhân được truyền dịch trước và sau khi điều trị. Đồng thời phải uống nhiều nước trong khi điều trị bằng những loại thuốc này. Một số loại thuốc điều trị ung thư còn có thể gây đau buốt ở các ngón tay, ù tai hoặc giảm thính lực. Những vấn đề này có thể dần mất đi sau khi điều trị kết thúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét