Các yếu tố nguy cơ gây ung thư âm đạo

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Các yếu tố nguy cơ gây ung thư âm đạo

Ung thư âm đạo dùng để chỉ một khối u ác tính xảy ra ở vùng âm đạo. Ung thư âm đạo nguyên phát tương đối hiếm, và ung thư âm đạo do di căn đến phổ biến hơn, có thể lây lan trực tiếp từ ung thư cổ tử cung, hoặc từ ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng và ung thư nhau thai di dăn đến. Ngoài ra các tế bào ung thư từ bàng quang, niệu đạo hoặc trực tràng cũng thường di căn đến âm đạo.
Các yếu tố nguy cơ của ung thư âm đạo
Ung thư biểu mô tế bào tuyến là hiếm gặp và xuất hiện nhiều nhất ở những bệnh nhân dưới 30 tuổi có tiền sử tiếp xúc DES trong bụng mẹ. Tần suất mắc bệnh, cao nhất đối với những người bị tiếp xúc ở ba tháng đầu thai kỳ, đạt con số tối đa vào giữa những năm 70, điều này phản ảnh xu hướng sử dụng DES trong những năm 50. Những phụ nữ trẻ có tiền sử tiếp xúc DES trong bụng mẹ cần được theo dõi chặt chẽ để được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. Bệnh có khả năng chữa khỏi cao ở những phụ nữ đã được theo dõi chặt chẽ và điều trị tốt.
Bệnh hạch âm đạo thường gặp nhất ở những phụ nữ trẻ có tiếp xúc DES trong bụng mẹ và có thể cùng tồn tại với ung thư biểu mô tế bào tuyến, mặc dù bệnh hiếm khi phát triển thành ung thư biểu mô tuyến. Bệnh hạch chuyển thành dị sản vẩy một cách tự nhiên và đòi hỏi phải được theo dõi nhưng không cần cắt bỏ.
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư âm đạo:
- Tuổi cao: Bệnh ung thư âm đạo là loại ung thư ít gặp, chiếm từ 3-5% các dạng ung thư phụ khoa. Hầu hết các ca được chẩn đoán mắc bệnh thường rơi vào đối tượng từ 65-75 tuổi.
- Chứa tổn thương tiền ung thư: Thông thường bệnh phát sinh từ tổn thương tiền ung thư gọi là tân sinh nội biểu mô âm đạo (vaginal intraepithelial neoplasia - VAIN). Do VAIN có nguy cơ trở thành ung thư âm đạo cao nên việc phát hiện và điều trị kịp thời các tổn thương này có ý nghĩa rất quan trọng.
- Sự xuất hiện của VAIN bắt nguồn từ việc nhiễm virus HPV: Virus này lây lan qua đường tình dục và có thể gây nên các dạng ung thư khác như ung thư cổ tử cung, âm đạo và âm hộ.
- Sử dụng thuốc: Những đối tượng có mẹ từng uống loại thuốc diethylstilbestrol (DES) trong khi mang thai – loại thuốc phổ biến những năm 1950, nên cảnh giác cao độ. Các nhà khoa học từng chứng minh thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở thế hệ tiếp theo.
- Bên cạnh đó, những yếu tố như: có nhiều bạn tình; Quan hệ tình dục sớm; Thường xuyên hút thuốc lá; Nhiễm HIV cũng khiến phụ nữ dễ đối diện với nguy cơ mắc bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét