Theo một thống kê về ung thư trong cộng đồng Việt Nam ở California, ung thư phổi là ung thư thường gặp nhất ở đàn ông Việt Nam. Ở Việt Nam, tỉ lệ hút thuốc rất cao, tỉ lệ ung thư phổi có lẽ còn cao hơn.
Để giảm nguy cơ bị ung thư phổi, ta nên:
Bỏ hút thuốc
Tránh việc bị hít khói thuốc. Nến trong nhà có người hút thuốc, nên khuyên bỏ hẳn, hoặc tối thiểu là khi hút, cần đi ra khỏi nhà, nhất là khi trong nhà có trẻ em.
Tránh các yếu tố có thể gây ra ung thư phổi như đã kể trên.
Chẩn đoán ung thư phổi bằng cách nào? Có cách nào phát hiện sớm bệnh ung thư phổi hay không?
Bác sĩ có thể nghi ung thư phổi dựa trên các triệu chứng và bệnh sử, cũng như tiền sử hút thuốc. Cạnh đó, có nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán ung thư phổi, như là:
- Thử đàm
- Sinh thiết phổi
- Soi phổi (bronchoscopy)
- Soi trung thất, tức là phần nằm giữa hai lá phổi
- Chọc lấy nước màng phổi
- Chụp quang tuyến cắt lớp, hoặc/và các phương pháp để phát hiện di căn khi nghi ngờ
Khác với một số loại ung thư khác như ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn và ruột già, có các phương pháp rất hiệu quả để phát hiện ung thư lúc còn sớm khiến cho tỉ lệ chữa khỏi bệnh rất cao; cho tới nay, các chuyên gia vẫn chưa thống nhất được một cách phát hiện ung thư phổi sớm khi mà tỉ lệ chữa khỏi vẫn còn cao. Do đó, điều quan trọng nhất trong bệnh ung thư phổi là phòng ngừa.
Bệnh ung thư phổi được điều trị như thế nào?
Sau khi được chẩn đoán, cách điều trị sẽ tùy thuộc vào loại và giai đoạn của ung thư. Rất tóm tắt, có ba phương pháp chính có thể được dùng là hoá trị bằng thuốc, xạ trị bằng tia phóng xạ và phẩu trị cắt bỏ khối u. Ba cách này có thể được kết hợp với nhau tùy theo từng trường hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét