Ung thư dạ dày chẩn đoán sớm

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Ung thư dạ dày chẩn đoán sớm

Đối với ung thư dạ dày, việc phát hiện sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bệnh nhân mắc ung thư này ở giai đoạn khởi phát chỉ cần phẫu thuật hớt niêm mạc, vẫn giữ nguyên được dạ dày và cơ hội khỏi là 99%. Bệnh phát hiện càng muộn, việc điều trị càng khó khăn và cơ hội sống càng ít .
Ở giai đoạn sớm của ung thư dạ dày, người bệnh có thể thấy khó tiêu, nóng rát vùng thượng vị, ăn không thấy ngon miệng. Giai đoạn trung bình họ thường mệt mỏi, cảm giác đầy bụng sau khi ăn... Khi đã vào giai đoạn muộn, người bệnh sẽ thường xuyên đau bụng, nôn và buồn nôn, đi kèm với rối loạn tiêu hóa, sút cân, nuốt nghẹn, đại tiện ra phân đen (do xuất huyết tiêu hóa). Những triệu chứng sớm của bệnh khá mơ hồ và khó phân biệt với các loại viêm loét dạ dày thông thường khác nên khiến nhiều người nhầm tưởng và không đi kiểm tra cụ thể.

Hiện tại vẫn chưa tìm ra nguyên nhân trực tiếp gây bệnh ung thư dạ dày nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh: Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (chiếm khoảng 25-50% số ca mắc bệnh); do chế độ ăn: ăn mặn, các thức ăn có chứa nhiều nitrat, béo phì; do hút thuốc lá, uống rượu... do di truyền từ gia đình.
Ở Hàn Quốc, hơn một nửa số bệnh nhân ung thư dạ dày được chẩn đoán và phẫu thuật ngay từ giai đoạn 1 nên thời gian sống của bệnh nhân được kéo dài. Hàn Quốc áp dụng chương trình tầm soát bệnh toàn quốc cho tất cả mọi người từ 40 tuổi trở lên thực hiện soi dạ dày 2 năm một lần.
Ở Việt Nam cũng nên thực hiện chương trình tầm soát bệnh này. Tuy nhiên, nếu chưa có điều kiện thực hiện thì khuyến khích mọi người nên đi khám và nội soi dạ dày ngay khi có các triệu chứng như đau vùng mỏ ác, nôn và buồn nôn, khó tiêu, từng bị chẩn đoán viêm loét dạ dày hay bị các rối loạn tiêu hóa mà điều trị nội khoa lâu không đỡ.
Xem thêm cách phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét