Bệnh ung thư cổ tử cung phổ biến ở phụ nữ

Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015

Bệnh ung thư cổ tử cung phổ biến ở phụ nữ

Bệnh chỉ chừa… đàn ông
Bệnh ung thư cổ tử cung chỉ có đàn ông không có nguy cơ mắc phải còn tất cả phụ nữ đều có khả năng mắc bệnh. Ngày nay quan niệm "chưa sinh hoạt tình dục thì không bị ung thư cổ tử cung" là một quan niệm sai lầm. Nếu chưa quan hệ thì nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm chứ không có nghĩa là miễn nhiễm với ung thư cổ tử cung. Còn nếu đã có sinh hoạt thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn.
Nếu quan hệ lần đầu dưới 16 tuổi thì khả năng mắc bệnh cao hơn. Những yếu tố còn lại bao gồm quan hệ tình dục với nhiều người khác nhau, bị nhiễm trừng ở bộ phận sinh dục như : mụn cóc hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá của người khác.
Bệnh ung thư cổ tử cung phổ biến là thế, nhưng điều may mắn là ung thư cổ tử cung không phải dạng bệnh mắc phải là không có cách chữa trị. Căn bệnh này có thời gian tiến triển rất dài, thường là do quá trình viêm nhiễm kéo dàicó liên quan đến nhiễm Human Papilloma virus (HPV) type 16, 18, 31, 45. Vì thế, nếu được phát hiện sớm, bệnh cũng không đến nỗi đáng sợ lắm vì tổn thương chưa nhiều. Hiềm một nỗi, các dấu hiệu ung thư cổ tử cung lại khá âm thầm, không rõ ràng nên nếu không kiểm tra sức khoẻ định kỳ hay phát hiện một cách tình cờ, đa số người bệnh đều để bệnh ở giai đoạn muộn mới đến bệnh viện, việc chữa trị rất khó khăn vất vả mà chưa chắc đã thành công.
HPV và ung thư cổ tử cung
Nhiễm HPV là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ. Người ta ước tính có đến 60-80% phụ nữ trong độ tuổi quan hệ tình dục đã từng bị nhiếm HPV. Thật may mắn là đa số đều có khả năng miễn dịch tự tạo ra kháng thể chống virus hiệu quả. Các cuộc nghiên cứu cho thấy, sau 12 tháng, 70% số người bị nhiễm HPV thời kỳ đầu tiên không còn bị nhiễm nữa. Và sau 24 tháng, chỉ còn 9% tiếp tục bị nhiễm HPV. Đây là những người hệ miễn dịch không có khả năng nên virus vẫn tồn tại và phát triển gây bệnh ung thu co tu cung.
Tiến trình khiến một tế bào bình thường biến đổi thành ung thư được chia ra làm 4 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1Sau khi bị nhiễm HPV, một trong ba tình huống lâm sàng sẽ xảy ra, hoặc là virus chỉ thụ động (tức là chỉ có mặt trong tế bào nhưng không gây tác hại); hoặc là virus sẽ gây nên một vài bệnh liên quan đến cổ tử cung; hoặc virus sẽ tiến triển và làm hại tế bào gây tên tình trạng “tiền ung thư”.
Giai đoạn 2: Khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm HPV (giai đoạn 1) trở thành tiền ung thư (phần lớn nhiễm HPV đến tiền ung thư kéo dài từ 5 đến 10 năm). Khoảng 1 phần 3 trường hợp trong giai đoạn này sẽ không phát triển thành ung thư, nhưng khoảng 12% sẽ phát triển thành ung thư chưa di căn. Đây là giai đoạn lý tưởng để nhận bệnh và ngăn ngừa bệnh trước khi tế bào phát triển thành ung thư.
Giai đoạn 3: Ung thư chưa/không di căn (carcinoma in-situ). Tế bào có dấu hiệu  ung thư nhưng chỉ giới hạn trong cổ tử cung, điều trị có thể đem lại kết quả khả quan. Một số trường hợp ung thư cổ tử cung ở giai đoạn này cũng không phát triển thêm, và một số trường hợp thì bệnh tự nhiên biến mất!
Giai đoạn 4: Ung thư di căn, tế bào ung thư xâm lấn sang các cơ quan khác, và đây chính là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh.
Không phải bệnh nhân nào cũng tiến triển từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4. Trong thực tế, có nhiều trường hợp ung thư ở giai đoạn 2 và 3 tự nhiên… dừng lại và không còn biểu hiện ung thư nữa. Ngay cả quá trình hình thành và phát triển ung thư thường biến chuyển với tốc độ khác nhau, tùy thuộc vào hệ thống miễn dịch có đủ mạnh hay không.
Và như đã nói, một số người nhiễm HPV có thể có khả năng tự tạo kháng thể chống loại virus này, nhưng vì không thể biết được ai có khả năng miễn dịch tự nhiên nên tất cả mọi người đều được khuyến cáo tiêm ngừa ung thư cổ tử cung, cũng như thực hiện các cuộc thăm khám, xét nghiệm thường quy để phát hiện sớm căn bệnh này.
Tìm hiểu thêm về bệnh ung thư cổ tử cung tại: http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-co-tu-cung.aspx

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét