Những dấu hiệu cần biết về ung thư máu

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Những dấu hiệu cần biết về ung thư máu

Ung thư máu gần đây đang trở thành một mối quan tâm lớn bởi nó đã lấy đi sinh mạng của nhiều người khi tuổi đời của họ còn rất trẻ.
Ung thư máu bắt nguồn từ sự phát triển bất thường của tế bào nằm trong máu hoặc tủy xương
Những trường hợp cụ thể được nhiều người biết đến như nữ sinh Trương Huỳnh Ngân (Vĩnh Long) với nghị lực và nụ cười luôn thường trực trên môi nhưng vẫn không vượt qua được số phận, ca sĩ Tố Như với tấm lòng hiếu thảo đã ngừng hơi thở khi mới 38 tuổi và người mẫu Duy Nhân cũng vừa qua đời cách đây không lâu.
1. Ung thư máu là gì?
Ung thư máu bắt nguồn từ sự phát triển bất thường của tế bào nằm trong máu hoặc tủy xương. Theo thời gian, tế bào này không tuân theo quy luật: phát triển rồi mất đi mà ngày càng tích tụ, tăng đột biến. Là một phần của bệnh ung thư máu, các tế bào ung thư tăng lên nhanh chóng và tấn công các khía cạnh khác nhau của hệ thống tuần hoàn. Bên cạnh đó, máu và hệ bạch huyết; tủy xương cũng có thể là tâm điểm của cuộc tấn công.
Tuy có nhiều biến thể nhưng nhìn chung bệnh ung thư máu được phân thành ba loại:
Bệnh bạch cầu: Là một loại bệnh ung thư máu và tủy xương, mô xốp bên trong xương, nơi các tế bào máu được hình thành.
Ung thư hạch: Sự hình thành ung thư ảnh hưởng đến các tế bào bạch huyết được gọi là ung thư hạch.
U tủy: Là một phần của u tủy, huyết tương bị ảnh hưởng bởi sự hình thành ung thư.
2. Dấu hiệu nhận biết của ung thư máu
Ung thư bạch cầu
Những biểu hiện ung thư máu bao gồm các triệu chứng thiếu máu, suy nhược và mệt mỏi cùng cực. Những ảnh hưởng khác là đổ mồ hôi, kèm theo những cơn khó thở trong quá trình thực hiện những hoạt động thông thường hằng ngày. Ngoài ra, cơ thể dễ bị tổn thương, dẫn đến nhiễm trùng và sưng các hạch bạch huyết. Xét nghiệm máu có khả năng sẽ thấy số lượng cao hơn các tế bào máu trắng.
Bệnh bạch cầu có thể là mãn tính hoặc cấp tính để mô tả về sự phát triển nhanh hay chậm của bệnh. Nếu bệnh ung thư máu cấp tính phát triển với tốc độ nhanh, bệnh ung thư máu mãn tính có xu hướng phát triển chậm và từ từ.
Ung thư hạch
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ung thư hạch bạch huyết là nút bạch huyết sưng lên vì ung thư hạch chủ yếu xoay quanh các tế bào bạch huyết. Những chỗ sưng này sẽ tạo ra những cơn đau bình thường. Một số dấu hiệu khác bao gồm giảm cân, chán ăn, sốt, những cơn lạnh đột ngột và đổ mồ hôi vào ban đêm.
Một số loại bệnh ung thư bạch cầu cũng liên quan đến ho, mệt mỏi, nặng bụng dưới… Ngứa, buồn nôn và chán ghét thực phẩm cũng có thể là một trong những dấu hiệu của bệnh.
U tủy
Giai đoạn đầu tiên cũng có thể là các triệu chứng ung thư máu chưa rõ ràng. Nhưng với sự tiên lượng dần dần của bệnh, những triệu chứng chung là mệt mỏi, đau đớn, nhạy cảm với nhiễm trùng, khó thở, những cơn tê và đau ngực. Ngoài ra, u tủy có thể sẽ tác động không tốt đến thận.
3. Có thể chữa được bệnh ung thư máu?
Theo thông tin mới nhất, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một giải pháp chữa bệnh ung thư máu. Đó là loại thuốc có tác dụng ngăn chặn việc phát hành các enzyme bất thường – chịu trách nhiệm về tính di căn của bệnh ung thư máu. Tình trạng quá nhiều protein thúc đẩy việc mở rộng và tăng tế bào ung thư có khả năng bị chặn cũng bởi loại thuốc này.
Mặc dù vài năm gần đây, loại thuốc này chưa được khẳng định chắc chắn là có thể chữa được bệnh ung thư máu. Tuy nhiên, theo các học viên và giảng viên tham gia vào nghiên cứu, loại thuốc này đáp ứng tốt hơn và có khả năng chữa khỏi bệnh với những bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư máu.
Loại thuốc mới cũng đang mở ra một hy vọng có thể chữa bệnh ung thư máu ngay cả trong giai đoạn thứ hai và thứ ba của nó.
4. Điều trị tự nhiên của bệnh ung thư máu
Một vài cách điều trị thông thường. Khác với hóa trị và xạ trị, các phương thức thông thường của điều trị ung thư máu bao gồm những nỗ lực tại các tế bào gốc và cấy ghép tủy xương.
Thảo dược trong chữa bệnh ung thư bạch cầu/máu. Một số loại thảo mộc, cụ thể, hai loại thảo dược được biết đến với tên “Garcinia Mangostana” và “xanothenes” đã được chứng minh là có hiệu quả đối với bệnh bạch cầu. Các loại thảo mộc và hợp chất cơ bản của chúng có tác dụng ức chế hoạt động của các tế bào ung thư máu.
Tầm quan trọng của chất chống ôxy hóa. Trong những quan sát với những bệnh nhân điều trị ung thư, đặc biệt là trẻ em, việc chữa trị được đáp ứng tốt hơn với những cơ thể có chứa nồng độ cao chất chống ôxy hóa. Vì vậy, ngay cả với các tùy chọn khắc phục hậu quả điều trị, điều quan trọng là bạn hãy duy trì chế độ ăn giàu rau xanh và chất chống ôxy hóa.
5. Những ai dễ mắc bệnh ung thư máu?
Cho đến nay, lý do khiến tế bào khỏe mạnh bỗng dưng đột biến, phát triển bất thường vẫn chưa được làm rõ. Thế nhưng, người ta cũng đã tìm ra được những yếu tố nguy cơ sau:
Do di truyền: Lịch sử gia đình có người mắc bệnh ung thư máu là một trong những yếu tố nguy cơ khiến một ai đó dễ bị ung thư máu hơn so với những người không có tiền sử gia đình bị bệnh này.
Tiếp xúc với bức xạ và hóa chất gây ung thư: Những chùm tia năng lượng cao có khả năng gây ra đột biến ở tế bào máu. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng khi thực hiện xạ trị hay chụp X – quang. Bởi khi thực hiện điều này, các chuyên gia đã nỗ lực giảm thiểu lượng bức xạ trong chúng nhằm bảo vệ sức khỏe cơ thể bệnh nhân.
Tiếp xúc với thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, sử dụng nước ô nhiễm cùng các hóa chất chứa nitrat được xem là mầm mống gây ung thư máu. Đặc biệt, các nhà khoa học tiết lộ việc tiếp xúc với benzen chứa nhiều trong xăng và thuốc lá có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bạch cầu lymphocytic cấp tính và bạch cầu dòng tủy mãn tính.
Hệ miễn dịch kém: Các chuyên gia tin rằng rất có thể bệnh bắt nguồn từ các vấn đề trong hệ miễn dịch. Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể sẽ có nguy cơ mắc bệnh, di căn mạnh hơn.
Không chỉ giảm khả năng chống chọi với các yếu tố gây bệnh bên ngoài, hệ miễn dịch suy yếu còn khiến mạng lưới phòng vệ của cơ thể dễ bị nhầm lẫn giữa yếu tố gây hại với tế bào khỏe mạnh, từ đó quên lãng đối thủ một cách dễ dàng.
Nhiễm trùng HIV: Người bị nhiễm HIV được xem là có nguy cơ cao mắc ung thư máu cao hơn 50 – 100 lần so với người bình thường.
6. Phòng ngừa ung thư máu
- Lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống cân bằng là điều đầu tiên bạn cần quan tâm trong việc phòng chống bệnh ung thư máu ghé thăm. Thực tế cho thấy, dinh dưỡng và sinh hoạt chính là hai nhân tố cơ bản nhất để chống bệnh ung thư máu. Thay vì ăn nhiều những loại thực phẩm ngọt ngào như đường và thịt đỏ, bạn hãy chú ý đến một chế độ ăn nhiều thực vật. Hàm lượng thịt không nên vượt quá 10% các nguồn năng lượng cung cấp mỗi ngày. Trong việc dùng thịt, ưu tiên dùng thịt trắng (gia cầm như gà, vịt) hoặc cá.
- Tránh sử dụng nhiều đồ ăn vặt, thay vào đó là một đĩa thức ăn bổ dưỡng với sự phong phú của màu xanh lá cây để có thêm rào chắn bảo vệ bạn tránh mắc phải bệnh ung thư máu.
- Giảm thiểu việc sử dụng chất béo, thay thế chất béo từ động vật bằng chất béo thực vật cũng là điều bạn nên làm.
- Ăn, uống và hít thở không khí trong lành.
- Tăng thêm sức mạnh cho hệ thống miễn dịch…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét