Chuẩn đoán ung thư tinh hoàn

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Chuẩn đoán ung thư tinh hoàn


Ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào trong tinh hoàn bị thay đổi tính chất, không còn phát triển và phân chia một cách trật tự nữa. Những tế bào ung thư này tăng trưởng không kiểm soát và tích tụ thành một khối u trong tinh hoàn.
Trong hầu hết trường hợp, ung thư tinh hoàn bắt đầu từ các tế bào mầm là các tế bào sản xuất tinh trùng chưa trưởng thành nằm trong tinh hoàn. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa rõ yếu tố nào gây nên sự bất thường ở các tế bào mầm và vì vậy, nguyên nhân gây ra ung thư tinh hoàn thường là không rõ ràng trong hầu hết các trường hợp.
Các phương pháp chẩn đoán ung thư tinh hoàn:
Chuẩn đoán câm sàng:
- Bệnh nhân thường thấy tăng kích thước của bìu, có thể co kéo thừng tinh hoặc có cảm giác nặng bìu.
- Sờ thấy khối u tinh hoàn, không đau
- Đau bụng đối với những trường hợp có tinh hoàn ẩn
- Nổi hạch bất thường vùng bẹn, hạch cổ..
- Thăm khám tinh hoàn, so sánh hai bên
Chuẩn đoán cận lâm sàng:
- Siêu âm bìu có thể phát hiện 75% các trường hợp khối u hoặc tràn dịch màng tinh hoàn.
- Siêu âm ổ bụng phát hiện tinh hoàn lạc chỗ, các tổn thương bất thương khác trong ổ bụng
- Chụp XQ phổi phát hiện di căn phổi
- Xét nghiệm tế bào học: chọc hút khối u
- Xét nghiệm chất chỉ điểm khối u
Hầu hết đàn ông tự phát hiện ra ung thư tinh hoàn một cách vô tình hoặc tìm thấy khối u trong khi tự kiểm tra tinh hoàn. Trong một số trường hợp khác, bác sĩ có thể phát hiện khối u qua thăm khám lâm sàng.
Để xem liệu một khối u có phải là ung thư tinh hoàn, bác sĩ thường khuyên bạn nên:
Siêu âm: Thăm dò siêu âm tinh hoàn sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của bìu và tinh hoàn. Trong quá trình chẩn đoán này, bạn sẽ nằm ngửa với hai chân mở rộng. Bác sĩ sẽ cho một ít gel trong suốt lên bìu của bạn, sau đó di chuyển đầu dò trên đó để hiển thị hình ảnh siêu âm của tinh hoàn.
Thăm dò siêu âm có thể giúp bác sĩ xác định bản chất của khối u tinh hoàn, ví dụ như xem đó là khối u rắn hay có chứa chất lỏng. Siêu âm cũng giúp bác sĩ biết khối u là ở bên trong hay bên ngoài tinh hoàn. Bác sĩ sẽ dựa vào những thông tin này để xem khối u có phải là ung thư tinh hoàn hay không.
Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm để xác định nồng độ các chất chỉ thị ung thư (tumor markers) trong máu của bạn. Chất chỉ thị ung thư là những chất hiện diện trong máu với nồng độ tăng cao trong những tình huống nhất định, bao gồm ung thư tinh hoàn. Tuy việc có chất chỉ thị ung thư với mức độ cao trong máu không có nghĩa là bạn bị ung thư, những xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ trong quá trình chẩn đoán.
Các xét nghiệm máu được thực hiện để đo nồng độ các chất chỉ điểm khối u là các chất thường có nồng độ cao hơn bình thường khi có ung thư. Các chất chỉ điểm khối u như alpha-fetoprotein (AFP), chất hướng sinh dục màng đệm người (HCG) và lactat dehydrogenase (LDH) có thể gìúp phát hiện những khối u quá nhỏ không thể phát hiện được trên lâm sàng hoặc chẩn đoán hình ảnh. Siêu âm là một xét nghiệm chẩn đoán sử dụng sóng âm tần số cao đập vào các mô và các cơ quan nội tạng. Sóng âm dội lại tạo nên hình ảnh siêu âm. Siêu âm bìu có thể thấy được khối u và đo được kích thước u trong tinh hoàn.
Chẩn đoán ung thư tinh hoàn
Siêu âm cũng giúp loại trừ các bệnh khác ở tinh hoàn như sưng nề do nhiễm khuẩn. Sinh thiết. Xét nghiệm vi thể mô tinh hoàn là cách chắc chắn duy nhất để xác định có ung thư hay không. Đối với hầu hết các trường hợp nghi ngờ, người ta lấy đi toàn bộ tinh hoàn bị tổn thường qua đường rạch ở bẹn. Thủ thuật này được gọi là cắt tinh hoàn đường bẹn. Trong một số trường hợp hiếm gặp (ví dụ, khi người nam giới chỉ có một tinh hoàn), bác sĩ phẫu thuật tiến hành sinh thiết qua đường bẹn, lấy một mẫu mô ở tinh hoàn qua một vết rạch ở bẹn và tiếp tục cắt tinh hoàn nếu bác sĩ giải phẫu bệnh tìm thấy tế bào ung thư. (Bác sĩ phẫu thuật không mở bìu để lấy mô, vì nếu có ung thư thì thủ thuật này có thể làm bệnh lan đi)
Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn: Nếu khối u trên tinh hoàn của bạn là bệnh ung thư tinh hoàn, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật để cắt bỏ tinh hoàn đó. Tinh hoàn bỏ đi sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm để xác định xem đó có phải là ung thư hay không, và nếu có, đó là loại ung thư gì.
Bác sĩ cũng phải khám và chỉ định một số xét nghiệm thăm dò. Nếu nghi bệnh nhân bị ung thư, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết khi phẫu thuật cắt tinh hoàn.
Nếu có ung thư tinh hoàn, cần tiếp tục tiến hành các xét nghiệm để xác định ung thư đã lan chưa. Xác định giai đoạn bệnh giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị phù hợp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét