Bệnh Hodgkin có là ung thư hạch không?

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Bệnh Hodgkin có là ung thư hạch không?

1. Bệnh Hodgkin là gì?
Bệnh Hodgkin (HD) hay ung thư Hodgkin là một dạng u lymphô ác tính, là một loại ung thư hệ bạch huyết. Điển hình là u xuất hiện ở hạch bạch huyết rồi sau đó lan dần theo thứ tự đến các hạch khác, lách, gan và tuỷ xương. Bệnh Hodgkin còn được gọi là u lymphô Hodgkin là một loại ung thư hạch.
2. Các yêu tố nguy cơ cùa ung thư Hodgkin là gì?
Độ tuổi
Ung thư hạch bệnh hodgkinỞ Mỹ và các nước kinh tế phát triển khác, tuổi mắc bệnh Hodgin phân bổ theo đường cong có hai đỉnh, một ở độ tuổi 20 và một ở độ tuổi trên 50. Đa số bệnh nhân là thanh niên trẻ. Hàng năm ở Mỹ có gần 7500 trường hợp HD mới mắc và khoảng 1500 trường hợp tử vong do HD. Bệnh nhân trẻ hơn có tỷ lệ sống sót sau năm năm cao hơn so với bệnh nhân nhiều tuổi: 88% đối với bệnh nhân dưới 45 tuổi ở thời điểm chẩn đoán, 77% đối với bệnh nhân từ 45 đến 54 tuổi, 67% đối với bệnh nhân từ 65 đến 74 tuổi và 38% đối với bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên.
Vị trí địa lý và tình trạng kinh tế xã hội
Bệnh Hodgkin có các dưới loại đặc trưng ở các vùng khác nhau trên thế giới với tình trạng kinh tế xã hội khác nhau; các dưới loại này phản ánh điều kiện phát triển tế bào ung thư khác nhau. Một dưới loại là nhân xơ (NS) phổ biến ở các nước phát triển, xuất hiện ở trẻ em, ở tuổi vị thành niên và người trưởng thành. NS ở độ tuổi này chiếm phần chủ yếu ở đỉnh đâu tiên trên đường cong theo tuổi.
Ở các nước đang phát triển không có lợi thế về kinh tế, tần suất mắc bệnh HD cũng tăng vọt ở hai nhóm: ở trẻ em nam và ở người trưởng thành lớn tuổi; tỷ lệ mắc bệnh tương đối thấp ở thanh niên trẻ. Dưới loại HD phổ biến nhất ở các nước đang phát triển là dưới loại tế bào hỗn hợp (MC).
Sự khác biệt về địa lý trong tần suất mắc HD đặc hiệu theo tuổi dường như song song với mức độ phát triển công nghiệp. Ví dụ, ở các nước đang ở giai đoạn đầu công nghiệp hóa hoặc nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi, sẽ thấy kiểu phân bố trung gian với đinh ở tuổi trẻ em và thanh niên trẻ, tần suất mắc dưới loại MC và NS là tương đương nhau.
Vai trò của các tác nhân nhiễm trùng
Người ta đã từng cho rằng các tác nhân nhiễm trùng, ví dụ như virút, có thể kích thích quá trình phát triển bệnh Hodgkin. Người ta cho rằng mối liên quan giữa tình trạng kinh tế xã hội và nguy cơ mác HD phản ảnh sự tiếp xúc kéo dài với cùng một loại virút. Nói cách khác, những người sống trong cùng một vùng thì có sự tiếp xúc với cùng loại virút và sẽ có cùng nguy cơ bị HD. Hiện chưa xác định được loại virút đặc hiệu gây HD, nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy virút Epstein-Barr (EVB), virút gây bệnh bạch cầu đơn nhân có thể là nguyên nhân. Khoảng thời gian có nguy cơ bị HD cao nhất là năm đến chín năm sau chẩn đoán bệnh bạch cầu đơn nhân. Có 40% đến 50% trường hợp HD kinh điển có tế bào ung thư bị nhiễm EBV. Tần suất mắc HD ở thanh niên trẻ có lẽ liên quan với tình trạng nhiễm EBV hoặc các tình trạng nhiễm khuẩn khác khi ở độ tuổi trẻ em. Bệnh nhân ở các nước công nghiệp chưa phát triển, những người có điều kiện kinh tế xã hội thấp và trẻ em bị HD thường hay có EBV dương tính hơn so với bệnh nhân có điều kiện kinh tế xã hội cao hoặc thanh niên trẻ. Do đó, ngoài EBV thì có thể còn có các cơ chế hoặc tác nhân khác là nguyên nhân gây ra bệnh Hodgkin ở thanh niên trẻ.
Một số trường hợp HD phát triển từ EBV, nhưng còn các trường hợp không có EBV thì sao? Một khả năng là còn có một loại virút hoặc vi trùng khác tham gia vào. Khả năng thứ hai là có EBV nhưng không phát hiện ra. Khả năng thứ ba là EBV không liên quan đến quá trình phát triển HD và việc nó có mặt trong tế bào ung thư chi đơn thuần phản ánh tình trạng tế bào của một người nào đó có mang EBV.
Hiện tượng mắc bệnh thành nhóm
Mắc bệnh thành nhóm là hiện tượng trong đó các trường hợp mắc bệnh xẩy ra liền nhau về mặt thời gian và địa điểm khi được chẩn đoán. Mặc dù đã có thông báo về hiện tượng mắc bệnh thành nhóm, nhưng các nghiên cứu khác chưa khẳng định được các kết quả ban đầu này.
Yếu tố di truyền
Nhìn chung, nguy cơ bị HD ở những người có quan hệ họ hàng gần gũi với bệnh nhân HD tăng khoảng 3-5 lần so với tỷ lệ dự đoán, có thể là do tính nhạy cảm di truyền và sự tiếp xúc với cùng một môi trường. Nguy cơ tăng 7 lần ở những người là anh chị em của bệnh nhân HD còn trẻ tuổi và nguy cơ của anh chị em sinh đôi cùng trứng tăng 100 lần. Người ta không thấy nguy cơ mác bệnh tăng ở các thành viên trong gia đình của bệnh nhân trung niên bị HD.
Tìm hiểu về ung thư hạch.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét