Phát hiện sớm, cơ hội lành bệnh 99%
Ung thư dạ dày là dạng ung thư nguy hiểm và phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam có tới 75% bệnh nhân ung thư dạ dày đến khám ở bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn. Trong khi đó, tại Hàn Quốc có tới hơn 50% bệnh nhân đến bệnh viện khám mới chỉ ở giai đoạn một.
Ung thư dạ dày nếu phát hiện giai đoạn sớm thì cơ hội lành bệnh lên đến 99%. Tỷ lệ sống còn sau 5 năm là lớn hơn 90%. Trong khi đó tỷ lệ này ở giai đoạn muộn chỉ là 5%.
Dấu hiệu nhận biết ung thư dạ dày
Ở giai đoạn đầu, 80% thường không có triệu chứng ung thư dạ dày, 20% còn lại có triệu chứng loét, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, tiêu chảy hay táo bón, khó tiêu, ợ chua, chán ăn, ăn không ngon miệng, đầy bụng sau khi ăn, giảm cân, gầy yếu, mệt mỏi, xuất huyết dạ dày.
Ở giai đoạn tiến triển, các triệu chứng trên càng rõ rệt, khiến bệnh nhân ngày một đau đớn. Trong đó, dấu hiệu sụt cân là nổi bật nhất, bên cạnh đó, chảy máu nhẹ và rỉ rả cũng là triều chứng thường gặp. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở người bệnh là thiếu máu nhược sắc, đau bụng, nôn, mất nước.
Để chẩn đoán ung thư dạ dày chính xác có thể sử dụng phương pháp nội soi, ngoài ra, có thể chụp X-quang ống tiêu hoá trên, chụp cắt lớp hay CT bụng để đánh giá mức độ di căn. Ung thư dạ dày có thể di căn đến phúc mạc, buồng trứng, xương, phổi, gan, tuỷ, não…
Bảo vệ và ngăn ngừa biến chứng
Trước đây, ngay khi ở giai đoạn bị viêm loét dạ dày, ưu tiên hàng đầu của các chuyên gia y tế là cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh diệt H.Pylori và thuốc ức chế tiết acid.
Tuy nhiên, các thuốc ức chế tiết acid thường gặp tác dụng phụ là rối loạn tiêu hoá, thần kinh trung ương, pH dạ dày có thể tăng lên, làm cho 1 số vi khuẩn phát triển gây ung thư. Dùng liều cao hoặc kéo dài trên 1 năm sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương chậu, xương cổ tay, xương cột sống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét