Báo cáo về ung thư trên toàn cầu 2014 của tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục đánh hồi chuông báo động về tốc độ tăng của con số ung thư, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.
Theo ghi nhận của WHO, mỗi năm có 14 triệu ca ung thư được phát hiện mới và 8,2 triệu người chết hằng năm vì nó. Riêng ở Việt Nam, mỗi năm nước ta có tới 150.000 trường hợp mới mắc ung thư và khoảng 75.000 ca tử vong do ung thư. Ước tính tới năm 2020 Việt Nam sẽ có 25.000 trường hợp mới mắc ung thư vú ở phụ nữ .
WHO thống kê 5 loại ung thư hàng đầu gặp ở nam giới là: ung thư phổi, gan, đại trực tràng, dạ dày, vòm hầu (chiếm 57.1% tất cả các vị trí ung thư). Còn ở nữ giới, 5 ung thư hàng đầu thường gặp là: ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, phổi, tuyến giáp chiếm 61.6% tất cả các vị trí ung thư.
Hiểm họa ung thư đẩy bệnh nhân đối mặt đồng thời với gánh nặng kép, song hành cùng nguy cơ tử vong cao là gánh nặng về chi phí điều trị đeo đuổi suốt cuộc đời.
Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, tính đến năm 2009, tổng chi phí cho ung thư lên tới 216,6 tỷ đôla một năm, trong đó 86,6 tỷ đô cho các chi phí y tế trực tiếp. Vẫn theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới, người chết vì căn bệnh ung thư phổi chiếm khoảng 2,9% trường hợp tử vong mỗi năm trên toàn cầu, ung thư phổi cũng được đánh giá gây nên lượng người tử vong lớn nhất trong các loại ung thư.
Cùng nằm trong nhóm bệnh mạn tính, tuy không gây ra những hậu quả tức thời về tính mạng như ung thư nhưng viêm loét dạ dày cũng được xếp vào “căn bệnh của thời đại” đang ngày đêm đe dọa và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Loét dạ dày – tá tràng rất phổ biến trong dân số Việt Nam, ước tính khoảng 10% dân số có viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình, chiếm 16% trong tổng số các ca phẫu thuật trong 1 năm và tỷ lệ mắc ở nam giới gấp 4 lần nữ giới.
Với đặc trưng là một bệnh mạn tính với nhiều triệu chứng không đặc hiệu, đợt tiến triển xen kẽ với những thời kỳ ổn định, rất nhiều bệnh nhân bị loét dạ dày mà không hề có triệu chứng đau (gặp ở 26% bệnh nhân), cũng như khoảng 30-40% có đau kiểu loét dạ dày tá tràng nhưng nội soi lại không tìm thấy ổ loét. Nguy hiểm hơn, trong đợt tiến triển của bệnh có thể có những biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng, hẹp … và dù có phẫu thuật cấp cứu, tỷ lệ tử vong vẫn cao khoảng 22%.
Trong khi các bệnh mạn tính như ung thư, dạ dày… ngày càng diễn biến phức tạp thì một điều đáng phấn khởi là đội ngũ y khoa trên khắp thế giới cũng đang nỗ lực từng ngày để cải thiện và khám phá ra các phương thức chữa trị mới hiệu quả hơn.
Với bệnh ung thư, ngoài các phương pháp phổ biến như hóa trị, xạ trị thì hiện cũng xuất hiện một số phương pháp chữa trị mới với hiệu quả cũng rất hứa hẹn. Gần đây phải kể đến kĩ thuật chiết xuất các khối u của bệnh nhân để cấy vào cơ thể chuột, sau đó, các con chuột này sẽ lần lượt được thử nghiệm để quyết định loại thuốc nào có hiệu quả chữa bệnh cao nhất rồi áp dụng ngược lại cho bệnh nhân. Phương pháp cấy tế bào mầm HSCT vào tủy xương để điều trị ung thư cũng được áp dụng ngày càng nhiều, phù hợp cho cả người lớn và trẻ em.
Sử dụng thuốc điều trị hay các phương pháp phẫu thuật, hóa trị xạ trị chữa ung thư, bệnh dạ dày đạt được nhiều bước tiến trong những năm gần đây.
“Nano hóa” các hoạt chất từ thảo dược dựa theo kinh nghiệm điều trị cổ phương, tích hợp với các phương pháp tiếp cận lâm sàng và dựa trên bằng chứng y học hiện đại; mang đến giải pháp an toàn hơn, ít tác dụng phụ hơn đang trở thành xu hướng y khoa thế giới trong những năm gần đây. Trong đó, đáng chú ý là chiết xuất Nano Curcumin từ củ Nghệ, với hơn 1000 nghiên cứu và 6000 bài báo khoa học khẳng định tác dụng trên bệnh nhân ung thư dạ dày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét