Sau khi được chẩn đoán ung thư hạch, thường thì bệnh nhân sẽ vội vàng đi điều trị mà không hề biết rằng, phương pháp điều trị tốt nhất thì cần phải đánh giá dựa trên bệnh tình, kết hợp với các biểu hiện lâm sàng như: ra mồ hôi trộm, sút cân, sốt... Sau khi tiến hành chẩn đoán bệnh lý, phân chia giai đoạn xong, mới đưa ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
Phương pháp phẫu thuật trong điều trị ung thư hạch hiệu quả không cao. Do tính chất của ung thư hạch mang tính toàn thân, phẫu thuật không thể loại bỏ triệt để. Thậm chí sử dụng phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư hạch cục bộ, vẫn còn có một số hạn chế đáng kể. Sau khi phẫu thuật vẫn dễ bị tái phát hoặc di căn. Đồng thời, hóa trị cũng có tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng, những phương pháp điều trị truyền thống còn tồn tại rất nhiều thiếu sót.
Các giai đoạn của ung thư hạch:
Cũng như các bệnh lý ung thư khác, xác định giai đoạn lâm sàng là yếu tố giúp tiên lượng bệnh.
Các xét nghiệm cần làm là CT scan, siêu âm, làm tủy đồ hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
Bệnh có 4 giai đoạn: 1, 2, 3, 4.
Giai đoạn 1, 2 là giai đoạn sớm, có tiên lượng tốt hơn.
Bên cạnh chữ số ghi giai đoạn còn có các ký hiệu A hoặc B. A là không có triệu chứng, còn B là có các triệu chứng bao gồm sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể.
Cũng như các bệnh lý ung thư khác, xác định giai đoạn lâm sàng là yếu tố giúp tiên lượng bệnh.
Các xét nghiệm cần làm là CT scan, siêu âm, làm tủy đồ hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
Bệnh có 4 giai đoạn: 1, 2, 3, 4.
Giai đoạn 1, 2 là giai đoạn sớm, có tiên lượng tốt hơn.
Bên cạnh chữ số ghi giai đoạn còn có các ký hiệu A hoặc B. A là không có triệu chứng, còn B là có các triệu chứng bao gồm sốt, đổ mồ hôi đêm, sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể.
Các phương pháp điều trị ung thư hạch:
Lymphôm không Hodgkin là một trong những loại ung thư có khả năng trị khỏi, ngay cả trong giai đoạn trễ 3, 4 vẫn còn đến 40% khả năng đáp ứng điều trị lâu dài.
Do có nhiều hình thái lâm sàng khác nhau nên phương pháp điều trị cũng có khác nhau. Trong một số trường hợp, thường không tiến hành điều trị ngay mà bắt đầu điều trị khi có triệu chứng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định điều trị, trong đó có 2 yếu tố chủ yếu cần xem xét là diễn biến và giai đoạn bệnh.
Lymphôm không Hodgkin là một trong những loại ung thư có khả năng trị khỏi, ngay cả trong giai đoạn trễ 3, 4 vẫn còn đến 40% khả năng đáp ứng điều trị lâu dài.
Do có nhiều hình thái lâm sàng khác nhau nên phương pháp điều trị cũng có khác nhau. Trong một số trường hợp, thường không tiến hành điều trị ngay mà bắt đầu điều trị khi có triệu chứng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định điều trị, trong đó có 2 yếu tố chủ yếu cần xem xét là diễn biến và giai đoạn bệnh.
Các phương pháp điều trị:
- Phẫu thuật: chỉ dùng để sinh thiết chẩn đoán và ít được sửdụng để điều trị, trừ một số trường hợp như liên quan đến đường tiêu hóa.
- Xạ trị có vai trò trong một số trường hợp ở vào giai đoạn 1, tuy nhiên, chủ yếu vẫn là hỗ trợ sau hóa trị.
- Ghép tế bào gốc (Ghép tủy) được dùng trong các trường hợp có tiên lượng rất xấu, hoặc tái phát, hoặc không đáp ứng với điều trị.
- Hóa trị là phương pháp điều trị chủ yếu trong bệnh lý này. Đó là cách dùng các thuốc chống ung thư đường uống hoặc đường tiêm chích để giết tế bào ung thư. Đây là phương pháp điều trị toàn thân do thuốc theo dòng máu đến các tế bào ung thư ở khắp cơ thể. Hiện nay, với sự gia tăng hiểu biết về ung thư và sự phát triển về khoa học kỹ thuật, các chuyên gia đã phát hiện thêm một phương pháp điều trị mới là phương pháp điều trị nhắm trúng đích. Đây là phương pháp tiên tiến với các sản phẩm thuốc mới nhằm loại bỏ tế bào ung thư nhiều nhất nhưng lại ít gây hiệu quả phụ cho người bệnh; Đây cũng là một hướng phát triển với hy vọng gia tăng hơn nữa hiệu quả của cuộc chiến chống bệnh ung thư. Phương pháp nhắm trúng đích đã được áp dụng vào bệnh lý này bằng cách sử dụng thuốc kháng thể đơn dòng Rituximab (Mab-Thera) bổ sung vào các thuốc hóa trị đang được sử dụng để làm tăng khả năng trị khỏi bệnh một cách có ý nghĩa.
- Phẫu thuật: chỉ dùng để sinh thiết chẩn đoán và ít được sửdụng để điều trị, trừ một số trường hợp như liên quan đến đường tiêu hóa.
- Xạ trị có vai trò trong một số trường hợp ở vào giai đoạn 1, tuy nhiên, chủ yếu vẫn là hỗ trợ sau hóa trị.
- Ghép tế bào gốc (Ghép tủy) được dùng trong các trường hợp có tiên lượng rất xấu, hoặc tái phát, hoặc không đáp ứng với điều trị.
- Hóa trị là phương pháp điều trị chủ yếu trong bệnh lý này. Đó là cách dùng các thuốc chống ung thư đường uống hoặc đường tiêm chích để giết tế bào ung thư. Đây là phương pháp điều trị toàn thân do thuốc theo dòng máu đến các tế bào ung thư ở khắp cơ thể. Hiện nay, với sự gia tăng hiểu biết về ung thư và sự phát triển về khoa học kỹ thuật, các chuyên gia đã phát hiện thêm một phương pháp điều trị mới là phương pháp điều trị nhắm trúng đích. Đây là phương pháp tiên tiến với các sản phẩm thuốc mới nhằm loại bỏ tế bào ung thư nhiều nhất nhưng lại ít gây hiệu quả phụ cho người bệnh; Đây cũng là một hướng phát triển với hy vọng gia tăng hơn nữa hiệu quả của cuộc chiến chống bệnh ung thư. Phương pháp nhắm trúng đích đã được áp dụng vào bệnh lý này bằng cách sử dụng thuốc kháng thể đơn dòng Rituximab (Mab-Thera) bổ sung vào các thuốc hóa trị đang được sử dụng để làm tăng khả năng trị khỏi bệnh một cách có ý nghĩa.
Tóm lại, Lymphôm không Hodghin là bệnh lý ung thư của hệ tạo huyết, xuất phát từ những rối loạn của dòng tế bào lymphô (tế bào bạch huyết). Bệnh này thường xuất phát đầu tiên tại hạch, tuy nhiên, cũng có thể xuất phát đầu tiên tại các vị trí ngoài hạch. Đây là một trong những loại bệnh ung thư có nhiều khả năng trị khỏi, có đáp ứng điều trị ngay trong những giai đoạn trễ. Hóa trị giữ vai trò chủ yếu trong điều trị và hiện nay với sự bổ sung thêm các thuốc nhắm trúng đích đã làm tăng thêm kết quả điều trị. Bên cạnh đó, chú ý điều trị nâng đỡ và dinh dưỡng đúng sẽ tăng thêm cơ hội điều trị thành công. Hiện nay, tại TPHCM, với sự phát triển các phương tiện điều trị ung thư như máy xạ trị mới, các thuốc chống ung thư, kể cả thuốc điều trị nhắm trúng đích, đã làm gia tăng hơn nữa kết quả điều trị bệnh lý này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét