Ung thư Hodgkin được điều trị như thế nào?
Các phương thức điều trị chính cho bệnh Hodgkin là hóa chất và chiếu xạ. Người ta sử dụng các hóa chất mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư và đo liều chiếu xạ rất kỹ càng. Trước khi điều trị bác sỹ sẽ thảo luận với bệnh nhân về tác dụng phụ đặc trưng của hóa chất, của chiếu xạ và phác đồ điều trị điển hình.
Quyết định sử dụng hóa chất hoặc chiếu xạ hoặc cả hai biện pháp điều trị phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn của bệnh. Nguyện vọng của bệnh nhân về nguy cơ và lợi ích của phương pháp điều trị cũng là một căn cứ quan trọng trong quyết định lựa chọn biện pháp điều trị.
Giai đoạn I hoặc II
Khi bệnh ở giai đoạn I hoặc II, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm bổ sung để xác định lựa chọn điều tri phù hợp nhất. Bệnh nhân có thể tiếp tục được phân loại thành các nhóm: có diễn biến rất thuận lợi, có diễn biến thuận lợi và có diễn biến không thuận lợi. Những bệnh nhân thuộc nhóm có diễn biến không thuận lợi có khả năng bị bệnh nặng hơn, nhưng vẫn còn ở giai đoạn bệnh sớm nhất. Việc chia nhóm như vậy giúp bác sĩ tìm ra lựa chọn điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân giai đoạn sớm.
Khi bệnh ở giai đoạn I hoặc II, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm bổ sung để xác định lựa chọn điều tri phù hợp nhất. Bệnh nhân có thể tiếp tục được phân loại thành các nhóm: có diễn biến rất thuận lợi, có diễn biến thuận lợi và có diễn biến không thuận lợi. Những bệnh nhân thuộc nhóm có diễn biến không thuận lợi có khả năng bị bệnh nặng hơn, nhưng vẫn còn ở giai đoạn bệnh sớm nhất. Việc chia nhóm như vậy giúp bác sĩ tìm ra lựa chọn điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân giai đoạn sớm.
Các tiêu chuẩn được sử dụng để xác định bệnh giai đoạn I hoặc II có diễn biến thuận lợi hoặc không thuận lợi bao gồm tình trạng có u lớn trong lồng ngực, số lượng vùng hạch tổn thương, độ tuổi của bệnh nhân, có triệu chứng lâm sàng hoặc bất thường về tốc độ lắng máu đặc hiệu. Quyết định điều trị ung thư hạch tuỳ thuộc vào diễn biến của bệnh là thuận lợi hay không.
Bệnh diễn biến thuận lợi
Có một số lựa chọn điều trị cho bệnh nhân giai đoạn I hoặc II có bệnh diễn biến thuận lợi hoặc rất thuận lợi. Như trên đã nêu, một số bệnh nhân có thể được chỉ định mở ổ bụng để phân giai đoạn giúp khẳng định chắc chắn là bệnh chưa lan. Nếu vậy, bệnh nhân có thể được chiếu xạ vào vùng tổn thương.
Bệnh diễn biến thuận lợi
Có một số lựa chọn điều trị cho bệnh nhân giai đoạn I hoặc II có bệnh diễn biến thuận lợi hoặc rất thuận lợi. Như trên đã nêu, một số bệnh nhân có thể được chỉ định mở ổ bụng để phân giai đoạn giúp khẳng định chắc chắn là bệnh chưa lan. Nếu vậy, bệnh nhân có thể được chiếu xạ vào vùng tổn thương.
Đối với bệnh nhân không được mở ổ bụng, các lựa chọn điều trị bao gồm hóa chất phối hợp với chiếu xạ hoặc chiếu xạ đơn độc. Điều trị phối hợp hóa chất với chiếu xạ cho tỷ lệ tái phát thấp hơn, nhưng thường có độc tính cao hơn. Nguy cơ tái phát cao hơn sau chiếu xạ đơn độc, nhưng bệnh nhân tái phát sau chiếu xạ đơn độc có thể dễ điều trị hơn so với bệnh nhân tái phát sau điều trị phối hợp hóa chất và chiếu xạ. Bệnh nhân và bác sĩ phải thảo luận thật kỹ càng các lựa chọn điều trị này, vì nguyện vọng của bệnh nhân đối với nguy cơ tái phát và tác dụng phụ của điều trị đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định.
Bệnh diễn biến không thuận lợi
Bệnh nhân giai đoạn I hoặc II có bệnh diễn biến không thuận lợi thường được điều trị ung thư hạch bằng cả hóa chất và chiếu xạ.
Giai đoạn IIỈA
Ở giai đoạn này tỷ lệ chữa khỏi bệnh ban đầu có thể đạt 60-80% chi bâng phương pháp chiếu xạ vào tất cả các hạch mà không dùng hóa chất. Tuy nhiên, do nguy cơ tái phát sau điều trị như vậy lên tới 50% nên hóa chất thường được sử dụng phối hợp. Trong một số trường hợp, các bệnh nhân này được điều trị bâng hóa chất đơn độc. Quyết định điều trị phụ thuộc vào nguyện vọng của bệnh nhân về thời gian điều trị, tác dụng mong đợi và các độc tính có thể gặp. Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy tỷ lệ tái phát giảm khi bệnh nhân điều trị bằng chiếu xạ phối hợp với hóa chất so với bệnh nhân được điều trị bằng hóa chất đơn độc, nhưng không một thử nghiệm nào trong số này cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ sống sót.
Bệnh nhân giai đoạn I hoặc II có bệnh diễn biến không thuận lợi thường được điều trị ung thư hạch bằng cả hóa chất và chiếu xạ.
Giai đoạn IIỈA
Ở giai đoạn này tỷ lệ chữa khỏi bệnh ban đầu có thể đạt 60-80% chi bâng phương pháp chiếu xạ vào tất cả các hạch mà không dùng hóa chất. Tuy nhiên, do nguy cơ tái phát sau điều trị như vậy lên tới 50% nên hóa chất thường được sử dụng phối hợp. Trong một số trường hợp, các bệnh nhân này được điều trị bâng hóa chất đơn độc. Quyết định điều trị phụ thuộc vào nguyện vọng của bệnh nhân về thời gian điều trị, tác dụng mong đợi và các độc tính có thể gặp. Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy tỷ lệ tái phát giảm khi bệnh nhân điều trị bằng chiếu xạ phối hợp với hóa chất so với bệnh nhân được điều trị bằng hóa chất đơn độc, nhưng không một thử nghiệm nào trong số này cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ sống sót.
Giai đoạn IIIB
Thông thường những bệnh nhân này được điều trị bằng hóa chất đơn độc. Trong một số trường hợp có thể chiếu xạ vào vùng có khối u lớn hoặc vào những vùng không đáp ứng hoàn toàn với hóa chất.
Giai đoạn IV
Điều trị tương tự như giai đoạn IIIB, chủ yếu là bằng hóa chất đơn độc. Một số trường hợp nhất định có thể chiếu xạ.
Ghép tuỷ xương
Truyền tế bào mầm tự thân sau khi dùng hóa chất liều cao là phương thức điều trị hiệu quả cho bệnh nhân tái phát sau điều trị hóa chất hoặc hóa chất phối hợp với chiếu xạ ban dâu. Ghép tủy xương (còn gọi là cấy tế bào tạo máu) là biện pháp điều trị trong đó người ta sử dụng hóa chất hoặc chiếu xạ liều rất cao để diệt các tế bào ung thư, nhưng cũng huỷ hoại các tế bào máu còn rất non (tế bào mầm) hình thành trong tuỷ xương. Điều này khiến cho cơ thể tạm thời không thể sản xuất được hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu đủ số lượng cần thiết. Các tế bào mầm mới được cấy vào bệnh nhân để khôi phục chức năng tạo máu của tuỷ xương.
Truyền tế bào mầm tự thân sau khi dùng hóa chất liều cao là phương thức điều trị hiệu quả cho bệnh nhân tái phát sau điều trị hóa chất hoặc hóa chất phối hợp với chiếu xạ ban dâu. Ghép tủy xương (còn gọi là cấy tế bào tạo máu) là biện pháp điều trị trong đó người ta sử dụng hóa chất hoặc chiếu xạ liều rất cao để diệt các tế bào ung thư, nhưng cũng huỷ hoại các tế bào máu còn rất non (tế bào mầm) hình thành trong tuỷ xương. Điều này khiến cho cơ thể tạm thời không thể sản xuất được hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu đủ số lượng cần thiết. Các tế bào mầm mới được cấy vào bệnh nhân để khôi phục chức năng tạo máu của tuỷ xương.
Khám định kỳ theo dõi gồm những gì?
Bệnh nhân u lymphô Hodgkin nên khám theo dõi định kỳ sau khi kết thúc điều trị. Theo dõi là một phần quan trọng trong phác đồ điều trị và bệnh nhân nên thảo luận ngay với bác sĩ. Khám theo dõi định kỳ đảm bảo việc bệnh nhân được giám sát cẩn thận và bất kỳ thay đổi nào về sức khỏe cũng được thảo luận, ung thư mới hoặc ung thư tái phát có thể được phát hiện và điều trị sớm nhất. Giữa các đợt khám theo dõi định kỳ, bệnh nhân u lymphô Hodgkin nên thông báo với bác sĩ về tất cả những vấn đề sức khỏe ngay khi chúng xuất hiện.
Ìm hiểu thêm về bệnh ung thư hach
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét