Bệnh ung thư tuyến tụy
là một trong những bệnh ác tính có tốc độ di căn nhanh nhất,
sớm chẩn đoán và điều trị sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị
và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân lâu hơn.
Hiện nay chụp cắt lớp thường quy hoặc chụp cắt lớp xoắn ốc một pha là xét nghiệm ban đầu để chẩn đoán ung thư tuyến tụy.
Tuy nhiên, chụp cắt lớp xoắn ốc hai pha là xét nghiệm tốt nhất để chẩn
đoán và phân giai đoạn u tuyến tụy và trở thành phương pháp chuẩn. Siêu
âm nội soi là phương pháp tốt nhất để tìm các khối u nhỏ có thể cắt bỏ
nhưng không phát hiện được bằng chụp cắt lớp. Phân tích kết quả xét
nghiệm hình ảnh thường thiên về khả năng cho rằng khối u có thể cắt bỏ,
vì có thể tiến hành phẫu thuật xâm lấn một cách an toàn nếu bác sĩ có
kinh nghiệm.
Soi ổ bụng được chi định khi khối u có
thể không cắt bỏ được nhưng điều này chưa được xác nhận bằng các thăm dò
hình ảnh. Ví dụ khi chụp cắt lớp thấy có di căn gan hoặc tới các bộ
phận khác nhưng kết quả chọc hút tế bào âm tính, ung thư ở thân hoặc
đuôi tụy và cổ trướng.
Nếu bạn xuất hiện những triệu
chứng nghi ngờ ung thư tuyến tụy, bác sỹ sẽ căn cứ vào tình
trạng bệnh của bạn, lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp kiểm
tra dưới đây để giúp bạn phát hiện ung thư tụy. Nếu ung thư tuyến tụy
đã bị di căn, những phương pháp chẩn đoán dưới đây sẽ giúp
bệnh nhân lựa chọn được phương án điều trị phù hợp nhất.
Phương pháp chẩn đoán ung thư tuyến tụy:
- Siêu âm: Kiểm tra sàng lọc ung thư tụy thông thường, có tác dụng đối với bước đầu kiểm tra khối u. Đồng thời có thể phát hiện khối u ở gan, trong gan và khối u ngoài ống mật. Khi xuất hiện triệu chứng đau bụng, vàng da, cân nặng giảm sút, chướng bụng,…nên đi nội soi sớm để sớm phát hiện bệnh.
- Chụp CT: chụp CT cắt lớp từng tầng mỏng ở tuyến tụy và quét tăng cường là phương pháp hàng đầu để chẩn đoán ung thư tụy, phương pháp này có ưu điểm không gây tổn thương, tính chính xác cao. Một khi siêu âm phát hiện hoặc nghi ngờ có bất thường ở tuyến tụy, đều phải tiến hành chụp CT. Nếu CT phát hiện khối u ở tuyến tụy, ống tụy bị phình hoặc ổ bệnh di căn ung thư tụy, cần điều trị ngay, như vậy sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kiểm tra MRI có thể phát hiện khối u tuyến tụy, vị trí bệnh di căn đến và phán đoán được hoạt tính của khối u, điều này giúp cho việc lựa chọn phương án được phù hợp hơn.
- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERTC): có tác dụng quan trọng đối với chẩn đoán ung thư tuyến tụy sớm. Có thể trực tiếp quan sát sự thay đổi của đầu nhú ngoài hành tá tràng.
- Nội soi siêu âm (EUS): Giúp cải thiện độ phân giải hình ảnh, tìm thấy tổn thương nhỏ, có thể nâng cao đáng kể tỷ lệ phát hiện ung thư tuyến tụy sớm.
- Kim nhỏ chọc hút tế bào (FNA): hiệu quả đặc biệt cao trong chẩn đoán ung thư tuyến tụy. Thường kết hợp với kiểm tra kháng nguyên khối u (CA19-9), kiểm tra phát hiện đột biến gen k-ras, giúp nâng cao độ nhạy bén trong chẩn đoán ung thư tuyến tụy.
- Siêu âm: Kiểm tra sàng lọc ung thư tụy thông thường, có tác dụng đối với bước đầu kiểm tra khối u. Đồng thời có thể phát hiện khối u ở gan, trong gan và khối u ngoài ống mật. Khi xuất hiện triệu chứng đau bụng, vàng da, cân nặng giảm sút, chướng bụng,…nên đi nội soi sớm để sớm phát hiện bệnh.
- Chụp CT: chụp CT cắt lớp từng tầng mỏng ở tuyến tụy và quét tăng cường là phương pháp hàng đầu để chẩn đoán ung thư tụy, phương pháp này có ưu điểm không gây tổn thương, tính chính xác cao. Một khi siêu âm phát hiện hoặc nghi ngờ có bất thường ở tuyến tụy, đều phải tiến hành chụp CT. Nếu CT phát hiện khối u ở tuyến tụy, ống tụy bị phình hoặc ổ bệnh di căn ung thư tụy, cần điều trị ngay, như vậy sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kiểm tra MRI có thể phát hiện khối u tuyến tụy, vị trí bệnh di căn đến và phán đoán được hoạt tính của khối u, điều này giúp cho việc lựa chọn phương án được phù hợp hơn.
- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERTC): có tác dụng quan trọng đối với chẩn đoán ung thư tuyến tụy sớm. Có thể trực tiếp quan sát sự thay đổi của đầu nhú ngoài hành tá tràng.
- Nội soi siêu âm (EUS): Giúp cải thiện độ phân giải hình ảnh, tìm thấy tổn thương nhỏ, có thể nâng cao đáng kể tỷ lệ phát hiện ung thư tuyến tụy sớm.
- Kim nhỏ chọc hút tế bào (FNA): hiệu quả đặc biệt cao trong chẩn đoán ung thư tuyến tụy. Thường kết hợp với kiểm tra kháng nguyên khối u (CA19-9), kiểm tra phát hiện đột biến gen k-ras, giúp nâng cao độ nhạy bén trong chẩn đoán ung thư tuyến tụy.
Một khi chẩn đoán chính xác là ung
thư tụy, việc điều trị sớm sẽ giúp cho việc nâng cao tỷ lệ
thành công của điều trị và cải thiện tiên lượng sống về sau.
Tìm hiểu thêm tại : http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-tuyen-tuy/ung-thu-tuyen-tuy-duoc-chan-doan-nhu-the-nao.aspx
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét