Ung thư phổi bắt nguồn từ các mô của phổi, thường là từ các tế bào trong những đường dẫn khí. Có hai loại ung thư phổi là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ
(NCSLC). Các loại này được chẩn đoán dựa trên việc các tế bào trông như
thế nào dưới kính hiển vi. Hơn 80% các ca ung thư phổi thuộc loại không
phải tế bào nhỏ. Trong đó có 3 loại chính của ung thư phổi không phải
tế bào nhỏ là ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung
thư biểu mô tế bào lớn.
Thông thường, bác sĩ khó có thể giải thích được nguyên nhân tại sao một người có thể mắc bệnh ung thư phổi
còn người khác thì không. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng một người có
một số yếu tố nguy cơ nhất định có thể dễ phát triển thành ung thư phổi
so với người khác.
Thuốc lá: Hút thuốc lá
là nguyên nhân gây ung thư phổi hàng đầu. Các chất độc hại, được gọi là
những tác nhân gây ung thư, có trong thuốc lá làm tổn hại tới các tế bào
ở trong phổi. Dần dần, những tế bào này có thể trở thành ung thư. Xác
suất một người hút thuốc bị ung thư phổi phụ thuộc vào độ tuổi bắt đầu
hút thuốc, thời gian hút thuốc, lượng thuốc lá hút trong một ngày và mức
độ hít khói thuốc. Ngừng hút thuốc lá có thể làm giảm đáng kể nguy cơ
ung thư phổi.
Khói thuốc lá đến nay là yếu tố nguy cơ
chính và quan trọng nhất đối với bệnh ung thư phổi. Nó gây ra hơn 80%
của tất cả các ca ung thư phổi trên toàn thế giới. Các chất độc hại
trong khói thuốc làm hư hại các tế bào phổi. Theo thời gian, các tế bào
bị hư hỏng có thể trở thành ung thư. Đây là lý do tại sao hút thuốc lá,
tẩu thuốc, hoặc xì gà có thể gây ung thư phổi. Hít phải khói thuốc lá
cũng có thể gây ung thư phổi ở những người không hút thuốc. Một người
tiếp xúc càng nhiều với khói thuốc lá, nguy cơ bị ung thư phổi càng cao.
Xì gà và thuốc lá tẩu: Những
người hút xì gà và hút thuốc lá tẩu có nguy cơ mắc ung thư cao hơn
những người không hút thuốc. Số năm hút thuốc, số lượng xì gà và thuốc
lá tẩu hút mối ngày, mức độ hít khói thuốc đều ảnh hưởng đến nguy cơ bị
ung thư phổi. Thậm chí những người hút xì gà và thuốc lá tẩu không hít
khói thuốc cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư miệng và các loại
ung thư khác cao hơn.
Khói thuốc lá trong môi trường. Nguy cơ bị ung thư phổi tăng lên khi có tiếp xúc với khói thuốc trong môi trường. Tiếp xúc với khói thuốc trong môi trường, hay khói thuốc gián tiếp được gợi là hút thuốc không tự nguyện hay hút thuốc lá thụ động. Radon: Radon là một chất khí phóng xạ không màu, không mùi vị và không nhìn thấy bằng mắt thường trong tự nhiên có trong sỏi và đá. Nó có thể làm tổn hại tới phổi và từ đó có thể dần đến ung thư phổi. Những người làm việc trong hầm mỏ có thể tiếp xúc với khí radon và ở một số vùng ở Mỹ người ta còn tìm thấy khí radon ở trong các ngôi nhà. Hút thuốc lá còn làm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tăng lên cao hơn ờ những người đã có nguy cơ mắc căn bệnh này do tiếp xúc với khí radon. Một bộ dụng cụ có bán ở các cửa hàng kim khí cho phép những người chủ gia đình đo mức độ khí radon trong nhà họ. Kiểm tra mức độ khí radon trong nhà là một công việc tương đối dễ dàng và ít tốn kém. Một khi vấn đề về khí radon đã được xử lý thì sự đe dọa của nó sẽ biến mất mãi mãi.
Khói thuốc lá trong môi trường. Nguy cơ bị ung thư phổi tăng lên khi có tiếp xúc với khói thuốc trong môi trường. Tiếp xúc với khói thuốc trong môi trường, hay khói thuốc gián tiếp được gợi là hút thuốc không tự nguyện hay hút thuốc lá thụ động. Radon: Radon là một chất khí phóng xạ không màu, không mùi vị và không nhìn thấy bằng mắt thường trong tự nhiên có trong sỏi và đá. Nó có thể làm tổn hại tới phổi và từ đó có thể dần đến ung thư phổi. Những người làm việc trong hầm mỏ có thể tiếp xúc với khí radon và ở một số vùng ở Mỹ người ta còn tìm thấy khí radon ở trong các ngôi nhà. Hút thuốc lá còn làm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tăng lên cao hơn ờ những người đã có nguy cơ mắc căn bệnh này do tiếp xúc với khí radon. Một bộ dụng cụ có bán ở các cửa hàng kim khí cho phép những người chủ gia đình đo mức độ khí radon trong nhà họ. Kiểm tra mức độ khí radon trong nhà là một công việc tương đối dễ dàng và ít tốn kém. Một khi vấn đề về khí radon đã được xử lý thì sự đe dọa của nó sẽ biến mất mãi mãi.
Amiăng: Amiăng là tên
gọi của một nhóm các chất khoáng, có trong tự nhiên dưới dạng sợi và
được sử dụng trong một số ngành công nghiệp. Sợi amiăng có thể dễ dàng
bị đứt đoạn thành các hạt nhỏ bay lơ lửng trong không khí và dính vào
quần áo. Khi hít phải những hạt này chúng sẽ cư trú ở phổi, làm tổn hại
tới tế bào và tăng nguy cơ ung thư phổi. Theo kết quả của các nghiên cứu
những công nhân phải tiếp xúc với một lượng lớn chất amiăng có nguy cơ
mắc ung thư phổi cao hơn gấp 3-4 lần so với những công nhân không phải
tiếp xúc với chất này. Sự tiếp xúc này đã được thấy trong các ngành như
đóng tàu, khai thác và sản xuất amiăng, sản xuất vật liệu cách điện và
sửa chữa phanh. Nguy cơ mắc ung thư phổi ở những công nhân phải tiếp xúc
với chất amiăng và hút thuốc còn cao hơn nữa. Những công nhân phải tiếp
xúc với amiăng nên sử dụng những thiết bị bảo hộ lao động và tuân thủ
những quy định về thực hành và an toàn lao động.
Ô nhiễm: Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư phổi và sự tiếp xúc với một số chất gây ô nhiễm không khí nhất định, ví dụ như các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt dầu diesel và những nhiên liệu hóa thạch khác. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.
Các bệnh phổi: Một số bệnh phổi như bệnh lao làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Ung thư phổi có xu hướng phát triển ở những vùng phổi bị sẹo do bệnh lao gây ra.
Tiền sử bản thân: Một người đã mắc ung thư phổi một lần có nguy cơ mẳc ung thư phổi lần hai cao hơn so với một người chưa bao giờ mắc bệnh ung thư phổi. Bỏ hút thuốc sau khi được chẩn đoán ung thư phổi có thể ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư phổi lần hai.
Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi và tìm kiếm những cách thức để phòng chống căn bệnh này. Chúng ta đã biết rẳng cách tốt nhất đễ phòng chống ung thư phổi là bỏ hút thuốc lá (hoặc đừng bao giờ hút). Càng bỏ hút thuốc lá sớm thì càng tốt. Thậm chí nếu bạn đã hút thuốc lá trong nhiều năm thì việc bỏ hút thuốc cũng vẫn không bao giờ là quá muộn.
Ô nhiễm: Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư phổi và sự tiếp xúc với một số chất gây ô nhiễm không khí nhất định, ví dụ như các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt dầu diesel và những nhiên liệu hóa thạch khác. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.
Các bệnh phổi: Một số bệnh phổi như bệnh lao làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Ung thư phổi có xu hướng phát triển ở những vùng phổi bị sẹo do bệnh lao gây ra.
Tiền sử bản thân: Một người đã mắc ung thư phổi một lần có nguy cơ mẳc ung thư phổi lần hai cao hơn so với một người chưa bao giờ mắc bệnh ung thư phổi. Bỏ hút thuốc sau khi được chẩn đoán ung thư phổi có thể ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư phổi lần hai.
Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi và tìm kiếm những cách thức để phòng chống căn bệnh này. Chúng ta đã biết rẳng cách tốt nhất đễ phòng chống ung thư phổi là bỏ hút thuốc lá (hoặc đừng bao giờ hút). Càng bỏ hút thuốc lá sớm thì càng tốt. Thậm chí nếu bạn đã hút thuốc lá trong nhiều năm thì việc bỏ hút thuốc cũng vẫn không bao giờ là quá muộn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét