Để phòng bệnh cho bản thân, chị em cần nắm được các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Dưới đây là 10 hiểu lầm về ung thư cổ tử cung mà không ít chị em thường mắc phải.
Mặc dù ung thư cổ tử cung không phải là mối quan tâm và lo lắng hàng đầu của chị em phụ nữ, nhưng chị em cũng không thể lờ đi, bởi đây là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm với tính mạng chị em nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
1. Tôi không thể phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung
Nếu cứ nghĩ rằng ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm và chúng ta không thể phòng ttánh thì quả là một sai lầm lớn. Chị em có thể tin hoặc không tin nhưng chỉ có một con đường dẫn tới ung thư cổ tử cung là nhiễm HPV hoặc một loại siêu vi khuẩn human papillomarivus được lây truyền qua đường tình dục.
Tuy nhiên, chúng ta có thể phòng ngừa virus này bằng cách tiêm chủng ngừa HPV. Những người tiêm phòng HPV có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung thấp hơn đáng kể so với những chị em phụ nữ không chủng ngừa.
2. Ung thư cổ tử cung chỉ xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi
Theo thống kê thì những người bị ung thu co tu cung rơi vào các chị em có độ tuổi trung bình là 48. Nói như vậy không có nghĩa là phụ nữ trẻ không có nguy cơ bị bệnh này. Nhiều phụ nữ dù tuổi đời mới 20 nhưng đã phát triển bệnh. Đặc biệt là kể từ khi nhiễm HPV và chứng loạn sản ngày càng trở nên phổ biến ở phụ nữ trẻ thì khả năng bị ung thư cổ tử cung càng cao.
3. Vắc xin HPV chỉ dành cho những người có quan hệ tình dục?
Không phải chỉ có quan hệ tình dục thực sự mới có thể bị nhiễm HPV. Các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, giao hợp bằng miệng, động chạm cơ thể hay có nhiều đối tác tình dục… cũng hoàn toàn có thể phát tán nhiễm trùng này. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung là hạn chế tối đã các hoạt động liên quan kể trên.
Do đó, vắc-xin HPV là hữu ích cho tất cả phụ nữ có bất kì hành động nào liên quan đến tình dục. Ngoài ra, vắc-xin HPV chỉ bảo vệ được 4 loại HPV – có nhiều chủng HPV khác phản ứng và kháng thuốc với loại vắc-xin này.
4. Tôi không cần xét nghiệm PAP thường xuyên
PAP smear là một phương pháp có hiệu quả cao cho việc phát hiện tình trạng tiền ung thư như chứng loạn sản. Loạn sản là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của ung thư cổ tử cung. Nhưng nếu đều đặn kiểm tra Pap hàng năm, bạn có thể phát hiện bệnh sớm nhất và có thể ngăn ngừa ung thư cổ tử cung phát triển nặng hơn.
5. Có khi nào tôi bị ung thư cổ tử cung mà không có dấu hiệu gì không?
Trong thực tế, phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung có thể bị chảy máu sau khi giao hợp, giữa các kỳ kinh nguyệt, sau khi mãn kinh… tất cả đều có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Đau vùng chậu và tiết dịch âm đạo bất thường cũng có thể là hai triệu chứng khác của bệnh này.
6. Bị ung thư cổ tử cung sẽ dẫn tới cái chết
Ung thư cổ tử cung là một trong số những bệnh dễ “chiến đấu” nhất, với tỉ lệ điều trị thành công lên tới 92%. Nếu được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời thì khả năng thành công còn cao hơn nhiều.
7. Cắt tử cung là phương pháp điều trị duy nhất
Nhiều phụ nữ cho rằng để chữa khỏi ung thư cổ tử cung chỉ có một lựa chọn duy nhất là cắt tử cung. Thực ra không phải vậy, các phương pháp điều trị khác, bao gồm cả bức xạ, hóa trị liệu, sinh thiết côn… cũng có thể được sử dụng để điều trị căn bệnh này. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ tiến triển bệnh và tình trạng thể chất của bạn.
8. Liệu pháp thay thế hormon làm tăng nguy cơ ung thư tử cung
Bởi vì ung thư cổ tử cung không “hưởng ứng” với phương pháp điều trị hormone như các bệnh ung thư khác (ung thư vú, buồng trứng), vì vậy sẽ không có nguy cơ bệnh tăng lên khi dùng liệu pháp thay thế hormone.
Tìm hiểu thêm về ung thư cổ tử cung tại : http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-co-tu-cung.aspx.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét